Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm (tiết 67)

Kiến thức:

 Học sinh được ôn lại các kiến thức đã được học ở lớp 8 về: Chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất. các bài tập định tính và định lượng: Tính theo công thức hoá học và theo phương trình hoá học.

* Kĩ năng:

 Ôn lại cho học sinh một số kĩ năng: Quan sát, phán đoán, tư duy lo gic.

* Thái độ:

 Các em say mê hứng thú có ý thức xây dựng bài

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm (tiết 67), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/8/2011
Ngày giảng:23/8/2011
Tiết 1: ôn tập đầu năm
I/ Mục tiêu bài dạy.
*Kiến thức:
 Học sinh được ôn lại các kiến thức đã được học ở lớp 8 về: Chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất. các bài tập định tính và định lượng: Tính theo công thức hoá học và theo phương trình hoá học.
* Kĩ năng:
 Ôn lại cho học sinh một số kĩ năng: Quan sát, phán đoán, tư duy lo gic.
* Thái độ:
 Các em say mê hứng thú có ý thức xây dựng bài.
II/ Chuẩn bị.
* Chuẩn bị của giáo viên:
 + Phương tiện: Bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ.
 + Phương pháp: Vấn đáp, tổ chức hoạt động nhóm.
* Chuẩn bị của học sinh:
 + Bút dạ, bảng nhóm, ôn tập lại chương trình hoá học lớp 8.
III/ Tiến trình bài giảng.
1/ ổn định lớp
2/ Kiểm tra, 
 ? Em hãy nêu khái quát về chương trình hoá học lớp 8.
Đáp án: Chương trình hoá học lớp 8 gồm 6 chương:
 Chương I, II, III chủ yếu là các khái niệm, định luật
 Chương IV, V nghiên cứu tính chất của một số chất cụ thể: oxi, hiđro, nứơc
 Chương VI Dung dịch.
3/ Bài mới
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
ở lớp 8 chúng ta đã được học những gì?
Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại.
Hoạt động 2:
- GV: Chia lớp làm 6 nhóm.
Phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm
Nội dung của phiếu:
?1 Chất có ở đâu?
?2 Nguyên tử là gì? Có cấu tạo như thế nào?
?3 Phân tử là gì? Đơn chất hợp chất khác nhau như thế nào?
HS: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời câu hỏi, nhận xét trao đổi chéo.
GV: Nhận xét chung.
Phiếu học tập số 2.
?1 Điều kiện để phản ứng hoá học xảy ra là gì?
?2 Dấu hiệu để nhận biết phản ứng hoá học xảy ra?
?3 Hãy phát biểu quy tắc hoá trị và cho biết quy tắc hoá trị có thể vân dụng để làm gì?
VD Lập công thức hoá học của các chất được tạo bởi:
a/ Al (III) và O
b/ S (VI) và O
c/ NH4 (I) và SO4 (II)
?4 Để lập phương trình hoá học ta trải qua những bước nào.
áp dụng lập các phương trình hoá học sau:
a/ Na + O ---> Na2O
b/ Al + O ---> Al2O3
c/ Zn + HCl ---> ZnCl + H2
d/ Fe3O4 + H2 ---> Fe + H2O
e/ NaOH + H2SO4 ---> Na2SO4 + H2O
f/ P + O2 ---> P2O5
GV: Yêu cầu đại diện 6 nhóm lên bảng làm.
Gọi 1 học sinh lên bảng viết các công thức chuyển đổi.
(g) 
 (g) 
Với chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn( 00C và 1 atm).
GV: Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ phát biểu
GV: Dung dịch là gì?
HS: Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.
GV: Nồng độ phần trăm là gì? Viết công thức tính?
 Nồng độ mol là gì? viết công thức tính?
HS: Phát biểu và lên bảng viết
Hoạt động 3:
GV: dùng bảng phụ thông báo nội dung bài tập.
 Cho 6,5 gam kẽm tác dụng hết với 500 ml dung dịch axit HCl.
a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b/ Tính khối lượng muối thu được.
c/ Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
d/ Tính CM của dung dịch axit HCl tham gia phản ứng.
GV: HD học sinh làm.
HS:nêu các công thức tính có liên quan khi giải bài toán
 Làm lần lượt từng phần.
A/ Lý thuyết
I/ Chất, nguyên tử, phân tử
II/ Phản ứng hoá học.
1/ Điều kiên xảy ra phản ứng, dấu hiệu nhận biết phản ứng xảy ra.
2/ Hoá trị, côbg thức hoá học.
Cho hợp chất có công thức tổng quát
AxaByb 
Trong đó: - A,B là kí hiệu hoá học của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử
 - x,y lần lượt là chỉ số nguyên tử của A, B
 - a,b lần lượt là hoá trị của A,B
Theo quy tắc hoá trị ta có:
 a.x = b.y
3/ Phương trình hoá học.
III/ Mol, thể rtích mol chất khí, công thức chuyển đổi giữa khối lượng với lượng chất, lượng chất và thể tích chất khí.
IV/ Phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ,phảnứng oxi hoá - khử, phản ứng thế
V/ Khái niệm oxit, axit, ba zơ, muối
VI/ Dung dịch.
1/ Nồng độ phần trăm.
2/ Nồng độ mol.
B/ Bài tập.
Theo bài ra ta có:
a/ Phương trình phản ứng
 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
PT 1(mol) 2(mol) 1(mol) 1(mol)
BR 0,1(mol) ? ? ?
b/ Theo phương trình và bài ra ta có:
c/ Tương tự ta có:
d/ Đổi 500 ml = 0,5 lit
= 
4/ Luyện tập ( trong bài).
5/ Củng cố. 
GV: Nhắc lại các kiến thức trọng tâm.
IV/ Kiểm tra đánh giá, kết thúc bài học, hướng dẫn học tập ở nhà. 
 - GV đánh giá, HD học sinh tự đánh giá
 - HD học tập ở nhà: Ôn tập lại các kiến thức lớp 8.
 - Học trước bài: “ Oxit, tính chất hoá học của oxit, khái quát về sự phân loại oxit”

File đính kèm:

  • docTiet 01.doc