Bài giảng Tiết: 1: Ôn tập đầu năm (tiết 22)

I. Mục tiêu:

1.Kĩ năng:

 - GV ôn lại cho HS những kiến thức trọng tâm đã học ở lớp 8. Đặc biệt là chương 6 về dung dịch và nồng độ dung dịch.

 - Hệ thống hoá cho các em lại các dạng BT căn bản: cân bằng PTHH, hoàn thành các PTPƯ, nắm lại các bước giải toán hoá.

2.Kĩ năng: rèn kĩ năng viết Pt,cân bằng và tính toán

3.Thái độ: Yêu thích môn học

 

doc48 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết: 1: Ôn tập đầu năm (tiết 22), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - Những t/c h2 của muối. Viết đúng PTHH cho mỗi t/c.
 - Thế nào là phản ứng trao đổi và những điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi.
2. Kĩ năng: 
 - HS vận dụng những hiểu biết về t/c h2 của muối để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời 
sống , sản xuất, học tập hoá học.
- Biết giải những BT hoá học liên quan đến t/c của muối.
3.Thái độ: Cẩn thận và chính xác khi viết PT minh họa cho TCHH của muối
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1. Hoá chất: dd AgNO3, CuSO4, BaCl2, NaCl, H2SO4, HCl, đinh sắt sạch.
2. Dụng cụ TN: Khay nhựa, giá ống nghiệm, ống nghiệm cỡ nhỏ,Công tơ hút.
C. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu t/c h2 của NaOH và Ca(OH)2. Viết các PTHH để minh hoạ.
3. Vào bài mới: Muối có những tính chất hóa học nào? 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV hướng dẫn HS làm TN: nhỏ vài giọt dd H2SO4 vào ống nghiệm chứa sẵn 1ml dd BaCl2.
GV cho HS nêu HT của TN và nhận xét.
GV cho HS viết PTHH.
Sau đó GV yêu cầu HS rút ra kết luận
HĐ2: GV hướng dẫn HS làm TN: nhỏ vài giọt dd AgNO3 vào ống nghiệm có sẵn 1ml dd NaCl.
GV yêu cầu HS nêu HT của TN và nhận xét
GV cho HS viết PTHH.
Sau đó GV cho HS rút ra kết luận.
HĐ3: GV hướng dẫn HS làm TN: nhỏ vài giọt dd CuSO4 vào ống nghiệm đựng 1ml dd NaOH.
GV cho HS nêu HT của TN và nhận xét.
GV yêu cầu HS viết PTHH.
Sau đó GV cho HS rút ra kết luận.
HĐ4: GV hướng dẫn HS làm TN: ngâm 1 cây đinh sắt vào dd CuSO4.
GV yêu cầu HS nêu HT của TN và nhận xét.
GV cho HS viết PTHH.
Sau đó GV cho HS rút ra kết luận.
HĐ5: GV nêu câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho vd về một số phản ứng phân hủy muối.
GV yêu cầu HS viết PTHH
HĐ 6:
**Chuyển ý: Qua t/c h2 1,2,3 của muối, các em có nhận xét gì về T/P CTCT của các chất tham gia khi phản ứng hoá học xảy ra?
GV sử dụng bảng phụ ghi các phản ứng hoá học và cho HS nắm được về phản ứng trao đổi.
GV nêu câu hỏi: thế nào là phản ứng trao đổi?
GV nêu câu hỏi: em hãy cho biết đ/k xảy ra phản ứng trao đổi?
GV cung cấp thêm cho HS: p ứ T. hoà cũng thuộc loại pứ trao đổi và luôn xảy ra.
I. Tính chất hoá học của muối:
1. Muối tác dụng với axit:
- HS làm TN theo nhóm.
- HS nêu HT của TN: có chất kết tủa màu trắng đục xuất hiện ( BaSO4).
- HS viết PTHH:
BaCl2 (dd)+H2SO4 (dd) BaSO4 (dd) + 2HCl (dd)
-6	HS nêu kết luận:
* Muối + Axit Muối mới + Axit mới.
2. Muối tác dụng với muối:
- HS làm TN theo nhóm.
- HS nêu HT của TN: Xuất hiện kết tủa trắng lắng xuống đáy ống nghiệm.
- HS nhận xét: phản ứng tạo thành AgCl không tan.
- HS viết PTHH:
AgNO3 (dd) + NaCl (dd) NaNO3 (dd) + AgCl(r)
-7	HS nêu kết luận:
* dd muối + dd muối Hai muối mới.
3. Muối tác dụng với bazơ:
- HS làm TN theo nhóm.
- HS nêu HT của TN: xuất hiện chất không tan màu xanh lơ.
- HS nhận xét: Muối CuSO4 t/d với dd NaOH tạo thành Cu(OH)2 .
- HS viết PTHH:
CuSO4 (d)+2NaOH (dd) Na2SO4 (dd) +2Cu(OH)2 (r)
-8	HS nêu kết luận:
*dd muối + dd bazơ muối mới + bazơ mới
4. Muối tác dụng với kim loại:
- HS làm TN theo nhóm.
- HS nêu HT của TN: có kim loại màu đỏ bám vào đinh sắt, dd màu xanh nhạt dần.
- HS nhận xét: Sắt đẩy đồng ra khỏi dd CuSO4.
- HS viết PTHH:
 Fe (r ) + CuSO4 (dd) FeSO4 (dd) + Cu (r ).
-9	HS nêu kết luận:
* Muối + kim loại Muối mới + KL mới.
5. Phản ứng phân huỷ:
- HS thảo luận trả lời.
- HS viết PTHH:
CaCO3 (r ) t0 CaO (r ) + CO2 (k).
2KClO3 (r ) t0 2KCl (r ) + 3O2 (k)
II. Phản ứng trao đổi trong dd:
1. Nhận xét về các phản ứng hoá học của muối:gsk
- HS thảo luận trả lời.
2. Phản ứng trao đổi:sgk
- HS thảo luận trả lời.
3. Đ/k xảy ra phản ứng trao đổi:sgk
- HS thảo luận trả lời: pứ trao đổi trong dd xảy ra khi sản phẩm có chất không tan hoặc chất khí.
4.Củng cố: GV cho HS làm BT sau: Hoàn thành các PTPỨ sau(nếu có)
 Pb(NO3)2 + Na2CO3
 Pb(NO3)2 + KCl
 Pb(NO3)2 + CuSO4
 HCl + Na2CO3
 HCl + KCl
 HCl + CuSO4
 NaOH + KCl
 NaOH + CuSO4
 Zn + KCl
 Zn + CuSO4
5.Dặn dò: - GV yêu cầu HS học bài cũ.
Nghiên cứu bài mới: Một số muối quan trọng.
BT về nhà: bài 1,3,4,5,6/ SGK. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 26 /9/2011
Tiết 15 Bài 10: MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
Tuần 8
A. Mục tiêu: 
1.Kiến thức:
HS biết:
- Muối NaCl có trong dạng hoà tan trong nước biển và dạng kết tinh trong mỏ muối. 
- Những ứng dụng của NaCl trong đời sống và trong công nghiệp.
2.Kĩ năng:
- Vận dụng những t/c của NaCl trong thực hành và BT.
3.Thái độ: Liên hệ với thực tiễn về ứng dụng của muối NaCl
B. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các t/c h2 của muối. Viết PTHH minh hoạ.
3. Vào bài mới: Chúng ta đã biết những tính chất hóa học của muối.Trong bài học này các em sẽ tìm hiểu về hai muối quan trọng là natriclorua và kalinitrat.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: Em hãy cho biết muối NaCl có nhiều ở các nơi nào trong tự nhiên?
- Em hãy cho biết cách khai thác muối từ nước biển và từ mỏ muối như thế nào?
-GV cho HS quan sát sơ đồ về ứng dụng quan trọng của muối NaCl và trả lời: Em hãy nêu các ứng dụng quan trọng của muối NaCl.
HĐ2: GV cho HS tự nghiên cứu SGK
I. Muối Natri clorua ( NaCl): 
1. Trạng thái thiên nhiên:Sgk
- HS thảo luận nhóm trả lời.
2. Cách khai thác:Sgk
- HS thảo luận trả lời.
 3.Cách khai thác: Sgk 
 - HS quan sát sơ đồ trả lời.
 II. Muối Kali clorat ( KNO3):
 HS tự nghiên cứu SGK
4.Củng cố: Gv giúp HS giải những bài tập Sgk đã học mà Hs không giải được hoặc không hiểu
 5. Dặn dò: - GV yêu cầu HS học bài cũ.
- Nghiên cứu bài mới: Phân bón hoá học.
 - BT về nhà: 1,2,3,4,5 / SGK.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 28 /9/2011
Tiết 16. Bài 11: PHÂN BÓN HOÁ HỌC
Tuần 8
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS biết: 
- Một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng và CTHH của mỗi loại phân bón. Phân bón vi lượng là gì? Một số nguyên tố vi lượng cần cho thực vật.
2. Kĩ năng:
- Biết tính toán để tìm T/p % theo khối lượng của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón và ngược lại .
3.Thái độ: liên hệ thực tiễn chính xác về các phân bón hóa học
B. Chuẩn bị:
 - Cho HS sưu tầm 1 số mẫu các loại phân bón. CTHH chúng được dungd ở địa phương và gia đình.
 - GV chuẩn bị 1 số mẫu phân bón có trong SGK và phân loại.
C. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu trạng thái tự nhiên, cách khai thác và sử dụng muối NaCl. Nêu T/c và ứng dụng của muối KNO3?
3. Vào bài mới: Một số phân bón ,CTHH của một số phân bón ,tính chất của một số phân bón hóa học như thế nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV yêu cầu HS tự nghiên cứu thông tin SGK 
HĐ2: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK nêu đặc điểm phân bón đơn? Cho biết phân bón đơn gồm các loại phân bón nào? Nêu các loại phân đạm, phân lân và phân ka li thường dùng?
HĐ3: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK nêu đặc điểm phân bón kép? Người ta tạo ra phân bón kép như thế nào? Hãy lấy ví dụ đ/v phân NPK, KNO3 và (NH4)2HPO4.
HĐ4: GV yêu cầu HS nêu đặc điểm của phân bón vi lượng? Nêu tác dụng của phân bón vi lượng?
I.Những nhu cầu cây trồng:
HS tự nghiên cứu
II. Những phân bón hoá học thường dùng:
1. Phân bón đơn:
- HS thảo luận trả lời.
a. Phân đạm: - Ure CO(NH2)2.
- Amoni nitrat NH4NO3.
- Amoni sunfat (NH4)2SO4.
b. Phân lân: - Photphat tự nhiên Ca3(PO4)2.
- Supe photphat Ca(H2PO4)2.
c. Phân kali: - KCl và K2SO4.
2. Phân bón kép:
- HS thảo luận trả lời:
- Gồm phân NPK, KNO3 và (NH4)2HPO4.
3. Phân bón vi lượng:
- HS thảo luận trả lời: 
- Chứa các nguyên tố hoá học: Bo, Zn, Mn, 
4.Củng cố: Gv giúp HS giải bài tập.
5.Dặn dò: - GV yêu cầu HS học bài cũ.
- Nghiên cứu bài mới: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- BT về nhà: bài 1, 2, 3/ SGK.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 6/10/ 2011
Tiết 17. Bài 12: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI CHẤT VƠ CƠ
Tuần 9
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS biết được mối quan hệ về t/c h2 giữa các loại hợp chất vô cơ với nhau. Viết được PTHH biểu diễn chuyển hoá.
2. Kĩ năng: - Vận dụng những hiểu biết trên giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, áp dụng trong đời sống và sản xuất.
- Vận dụng làm BT hoá học.
3.Thái độ: yêu thích môn học
B. Chuẩn bị: 
- GV chuẩn bị sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vơ cơ ở bảng phụ.
 - HS chuẩn bị bảng phụ học nhóm và phiếu BT.
C. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu 1 số loại phân bón thường gặp. Ghi CTHH của các loại phân bón đó?
3. Vào bài mới: Giữa các loại hợp chất vô cơ oxit,axit,bazo,muối có sự chuyển đổi hóa học qua lại với nhau thế nào ,điều kiện cho sự chuyển đổi đó là gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1:
- Qua t/c h2 các loại hợp chất vô cơ ta có thể thực hiện được điều gì?
GV giới thiệu HS sơ đồ câm về mối quan hệ các loại hợp chất vô cơ. Yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành các mũi tên biểu diển trên sơ đồ.
HĐ2: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để viết các PTHH thực hiện chuyển đổi hoá học trên.
I. Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ:
- HS thảo luận nhóm trả lời.
Sau đó thực hiện hoàn thành các mũi tên biểu diễn trên sơ đồ.
II. Những phản ứng hoá học minh hoạ:
- HS thực hiện viết các PTHH:
1. Na2O( r ) + H2O(l) 2NaOH(dd)
2. Cu(OH)2(r) to CuO(r) + H2O(l)
3. SO3(k) + H2O(l) H2SO4 (dd)
4. CuO(r) + 2HCl (dd) CuCl2 (dd) + H2O(l)
5. CO2(k) + 2NaOH (dd) Na2CO3 (dd) + H2O(l)
6. Mg(OH)2(r) + H2SO4 (dd) MgSO4 (dd) + 2H2O(l)
7. CuSO4 (dd) + 2NaOH(dd) Na2SO4 (dd) + Cu(OH)2(r)
8. BaCl2(dd) + H2SO4 (dd) BaSO4 (r) + 2HCl (dd)
9. H2SO4 (dd) + ZnO(r ) ZnSO4 (dd) + H2O(l)
4. Củng cố: GV yêu cầu HS làm BT: Cho các dd sau đây lần lượt phản ứng với nhau từng đôi một. Hãy ghi dấu (*) nếu có phản ứng hoá học xảy ra, dấu (o) nếu không có phản ứng.
NaOH
HCl
H2SO4
CuSO4
HCl
Ba(OH)2
Viết các PTHH xảy ra( nếu có).
5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: Luyện tập chương I( các loại hợp chất vô cơ). BT về nhà: bài 1, 2, 3, 4/ SGK.
--------------------

File đính kèm:

  • docGAHOA912.doc