Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm- Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa, tài liệu và phương pháp học tập bộ môn

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức ở lớp 8 làm cở sở để tiếp thu những kiến thức mới ở chương trình lớp 9

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH

- rèn luyện kỹ năng tính toán theo PTHH

3. Thái độ:

- Rèn luyện lòng yêu thích say mê môn học

II. CHUẨN BỊ:

 

doc183 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm- Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa, tài liệu và phương pháp học tập bộ môn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tổ chức dạy-học:
1. Ổn định tổ chức lớp
 9/..Vắng.............................................................
2. Kiểm tra bài cũ: ( kiểm tra đan xen trong giờ học)
3. Bài mới:
*Hoạt động 1 Kiến thức cần nhớ:
GV: Nêu mục tiêu của tiết ôn tập
GV: Chia nhóm học sinh (4 nhóm)
HS thảo luận nhóm: 6’
1. Từ kim loại có thể chuyển hóa thành những loại hợp chất vô cơ nào? 
2. Viết sơ đồ chuyển hóa?
3. Viết PTHH thực hiện sự chuyển hóa đó?
HS Thảo luận theo nhóm:
Các nhóm báo cáo 
GV: Nhận xét bài của các nhóm. 
Kết luận thành sơ đồ. 
GV: Phát phiếu học tập số 2:
Hãy điền vào ô trống sau:
Lấy VD minh họa, Viết PTHH
1: Kiến thức cần nhớ:
1. Sự chuyển đổi kim loại thành các hợp chất vô cơ: 
 Muối
 Bazơ muối 1 muối 2
KL Oxit bazơ bazơ M1 M2
 Axit bazơ Muối 1 bazơ
 Muối 3 muối 2
2. Sự chuyển đổi các loại hợp chất vô cơ thành kim loại:
Kim loại
Muối
HS: Các nhóm nhận xét bổ xung
GV: Yêu cầu đại diện nhóm viết PTPU
Kim loại
Muối
Bazơ
Oxit bazơ
*Hoạt động 2: Bài tập:
GV: Đưa đề bài tập 3 lên bảng
HS: Làm bài tập vào vở
GV: Gọi đại diện 1 học sinh lên bảng làm bài tập 
GV: Thu vở 1 vài học sinh chấm điểm
GV: Đưa đầu bài tập 5 lên bảng
Học sinh : lên bảng làm bài tập 
GV: Yêu cầu học sinh giải thích
HS khác nhận xét bổ xung
GV: Đưa bài tập 6 lên bảng
GV: Chia nhóm học sinh (4 nhóm)
HS: Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập
GV: Yêu cầu đại diện nhóm lên bảng làm các nhóm khác nhận xét bổ xung
GV: Chữa bài (nếu cần)
 2: Bài tập:
1. Bài tập3: Nhận biết Al, Ag, Fe
- Lấy mỗi kim loại một ít làm mẩu thử
- Cho các mẩu thử tác dụng vơia NaOH. Mẩu thử nào có bọt khí bay ra là Al
Al+ NaOH + H2O NaAlO2 + H2 (k)
- Hai mẩu thử còn lại cho tác dụng với HCl . Chất thử nào tan ra và có khí thoát ra là Fe
 Fe(r) + 2HCl (dd) FeCl2 (dd) + H2 (k)
- Chất còn lại là Ag
2. Bài tập 5: 
- Dùng AgNO3 dư cho vào hỗn hợp. Đồng và nhôm hoạt động hóa học mạnh hơn nên đẩy bạc ra khỏi dd AgNO3 . Thu được bạc . Lọc dd thu được bạc nguyên chất.
3. Bài tập 6: 
a. PTHH
Zn(r) + 2HCl(dd) ZnCl2 (dd) + H2 (k)(1)
ZnO(r) + 2HCl(dd) ZnCl2 (dd) + H2O(l)(2)
nH2 = 0,448 : 22,4 = 0,02mol
Theo PT 1 : 
nZn = nH2 = 0,02mol
mZn = 0,02 . 65 = 1,3g
m ZnO = 4,54 – 1,3 = 3,24 g
 1,3
 % Zn = . 100% = 28,6%
 4,54
 3,24
 % ZnO = . 100% = 71,4%
 4,54
4. củng cố: 
GV: Hệ thống lại bài giảng , những kiến thức trong bài ôn tập
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
 Ôn tập , học kỹ để chuẩn bị kiểm tra.
Tuần 18: Giảng ngày: ../ .../ 2011
Tiết 36
KIỂM TRA HỌC KỲ I
A.TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 
* Khoanh tròn vào một chữ cái A,B,C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng ( Từ câu 1 đến câu 8)
1. Cặp Bazơ nào dưới đây bị nhiệt phân huỷ?
A. NaOH, Ca(OH)2
B. KOH, Ca(OH)2
C. Cu(OH)2, Fe(OH)3
D. NaOH, KOH
2. Nhóm chất tác dụng được với dung dịch axit H2SO4 loãng là:
A. ZnO, NaOH, Na2CO3 
B. CO2, NaOH, Fe2O3
C. SO2, Cu(OH)2, MgO 
D. CuO, CO2, Al(OH)3
3. Dung dịch NaOH tác dụng được với nhóm chất nào dưới đây?
A. Ca(OH)2 , H2SO4 , FeO 
B. SO2 , ZnO, Ba(OH)2 
C. H2SO4 , SO3 , FeCl3
D. CuSO4 , CuO , FeCl3
4. Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm?
A. HCl 
B. Al
C. Zn 
D. AgNO3
5. Chất dùng để nhận biết các dung dịch KOH, H2SO4, K2SO4 là:
A. Dung dịch BaCl2 
B. Quỳ tím
C. Dung dịch phenolphtalein 
D. Dung dịch nước vôi trong
6. Cặp chất nào dưới đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. BaCO3 và HCl 
B. FeCl3 và Ba(OH)2 
C. Na2CO3 và KNO3 
D. CuCl2 và KOH
7. Cho 9,2 g một kim loại A có hóa trị (I) phản ứng với khí clo dư tạo thành 23,4 g muối. Kim loại A là: 
A. Ca 
B. Fe
C. K 
D. Na
8. Nhóm kim loại được sắp xếp đúng thứ tự hoạt động hóa học giảm dần từ trái qua phải là:
A. Cu, K, Na, Mg 
B. Mg, Fe, Na, Ag
C. Na, Fe, Cu, Ag
D. Ag, Fe, Zn, Al
Câu 9: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp rồi điền kết quả vào cột C.
A.
C. Kết quả
B. Hợp chất vô cơ
1) Oxit 
2) Axit
3) Bazơ 
4) Muối
1-
2-
3-
4-
a) NaOH, Ba(OH)2, SO2, P2O5, H2SO4,
b) NaOH, Ba(OH)2, KOH, Al(OH)3
c) NaNO3, Ca(HCO3)2, CuCl2, NaCl
d) HCl, H2SO4, H2S, HNO3, H2SO3
e) CO2, SO2, P2O5, SO3 Fe2O3, K2O
B. TỰ LUẬN ( 7đ)
Câu 10 :(1,5đ) Nêu tính chất hoá học của oxit bazơ. Viết PTPU minh họa.
Câu 11 (2,5đ ) Thực hiện dãy chuyển hóa sau.
CaCO3 CaO Ca(OH)2 CaSO3 SO2 H2SO3
Câu 12 :(3đ) Cho 28 g kim loại sắt phản ứng vừa đủ với 100g dung dịch axit HCl.
Tính thể tích khí hiđro thoát ra ở đktc?
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng?
(Biết Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5 )
------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày giảng: ./01/2012
Tiết 1(HĐNGLL Hóa 9): HỆ THỐNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
I. OXIT
1. Định nghĩa: Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác. 
 - 	Công thức tổng quát: RxOy
2. Phân loại:
 a. Oxit bazơ: Là oxit của kim loại, tương ứng với một bazơ.
 Ví dụ: 	Na2O, CaO, MgO, Fe2O3...
 b. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim, tương ứng với một axit.
 Ví dụ: 	CO2, SO2, SO3, P2O5...
 c. Oxit lưỡng tính: Là oxit của các kim loại tạo thành muối khi tác dụng với cả axit và bazơ (hoặc với oxit axit và oxit bazơ).
 Ví dụ: 	ZnO, Al2O3, SnO...
 d. Oxit không tạo muối (oxit trung tính): CO, NO
 e. Oxit hỗn tạp (oxit kép): 
 Ví dụ: Fe3O4, Mn3O4, Pb2O3...
 Chúng cũng có thể coi là các muối:
	Fe3O4 = Fe(FeO2)2	sắt (II) ferit
	Pb2O3 = PbPbO3	chì (II) metaplombat
II. AXIT
 1. Định nghĩa
 Là hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit.
 - 	Công thức tổng quát: HnR (n: bằng hoá trị của gốc axit, R: gốc axit).
 - 	Ví dụ:	 HCl, H2S, H2SO4, H2SO3, HNO3...
2. Phân loại
 - 	Axit không có oxi:	HCl, HBr, H2S, HI...
 - 	Axit có oxi:	H2CO3, H2SO3, H2SO4, HNO2, HNO3...
III. BAZƠ (HIDROXIT)
 1. Định nghĩa
 Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại (hay nhóm NH4) liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
 2. Phân loại
 - 	Bazơ tan (kiềm): NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2...
 - 	Bazơ không tan: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Al(OH)3...
 3. Tên gọi
IV.	 MUỐI
 1. Định nghĩa
 Muối là hợp chất mà phân tử gồm nguyên tử kim loại (hoặc nhóm - NH4) liên kết với gốc axit.
 - 	Công thức tổng quát: MnRm (n: hoá trị gốc axit, m: hoá trị kim loại).
 - 	Ví dụ:	 Na2SO4, NaHSO4, CaCl2, KNO3, KNO2...
 2. Phân loại
 Theo thành phần muối được phân thành hai loại:
 - 	Muối trung hoà: là muối mà trong thành phần gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
 Ví dụ: Na2SO4, K2CO3, Ca3(PO4)2...
 - Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
 Ví dụ:	 NaHSO4, KHCO3, CaHPO4, Ca(H2PO4)2...
--------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày giảng: ./01/2012
Tiết 2(HĐNGLL Hóa 9): HỆ THỐNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
KIM LOẠI VÀ PHI KIM
A. KIM LOẠI
 I. Đặc điểm của kim loại
	Có ánh kim, tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt tốt.
 II. Dãy hoạt động hoá của các kim loại
	Căn cứ vào mức độ hoạt động hoá của các kim loại ta có thể xếp các kim loại trong một dãy gọi là "Dãy hoạt động hoá của kim loại”:
	K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
 * 	Ý nghĩa dãy hoạt động hoá của các kim loại:
 - 	Theo chiều từ K đến Au: Mức độ hoạt động của các kim loại giảm dần.
 - 	Kim loại đứng trước H đẩy được H2 ra khỏi dung dịch axit.
 -	Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối (trừ kim loại có khả năng phản ứng với nước ở điều kiện thường,sẽ phản ứng với nước của dung dịch).
 - 	Theo mức độ hoạt động của kim loại có thể chia kim loại thành 3 loại:
 + 	Kim loại mạnh: từ K đến Al.
 +	Kim loại trung bình: từ Zn đến Pb.
 + 	Kim loại yếu: những kim loại xếp sau H.
III. Tính chất hoá học
 1. Tác dụng với phi kim
 a.	 Với oxi: Hầu hết các kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit (trừ Ag, Pt, Au).
 b. Với phi kim khác:
 - Tác dụng với lưu huỳnh: Hầu hết các KL đều tác dụng với S tạo thành sunfua kim loại (trừ Ag, Pt, Au).
 - Tác dụng với H2 (Na, Ca, K, Ba):
 - Tác dụng với C:
 Ca + C CaC2
 - Tác dụng với halogen (Cl2, Br2, I2):
Hầu hết các KL đều tác dụng với halogen tạo thành muối của kim loại có hoá trị cao nhất (nếu kim loại đó có nhiều hoá trị, trừ Pt, Au).
 2. Tác dụng với dung dịch axit:
 a. Axit thường: HCl, H2SO4 loãng.
Các Kl đứng trước hidro trong dãy hoạt động hoá học tác dụng với các axit thường tạo thành muối có hoá trị trung gian (nếu kim loại đó có nhiều hoá trị) và giải phóng khí H2.
	* Chú ý: Cu không tác dụng với axit thường nhưng khi có lẫn O2 thì phản ứng lại xảy ra:
	Cu + HCl + O2 CuCl2 + H2O
 b. Axit mạnh: HNO3, H2SO4 đặc, nóng.
Hầu hết các KL đều tác dụng với các axit mạnh tạo thành muối có hoá trị cao nhất và không giải phóng khí H2.
-	Với HNO3: sản phẩm tạo thành muối có hoá trị cao + nước + một trong số các chất sau: NH4NO3, N2, N2O, NO, NO2.
 NH4NO3, N2, N2O, NO, NO2
 Nồng độ axit tăng, độ hoạt động của kim loại giảm
 Ví dụ: Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + H2O + NH4NO3
	Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + H2O + N2
	Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + H2O + N2O
	Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + H2O + NO
	Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + H2O + NO2
 -	Với H2SO4 đặc, nóng: tạo thành muối có hoá trị cao nhất + nước + một trong số các chất sau: H2S, S, SO2.
 H2S, S, SO2
 Nồng độ axit tăng, độ hoạt động của kim loại giảm
Ví dụ:	Fe + H2SO4(đặc, nóng) Fe2(SO4)3 + H2O + H2S
	Fe + H2SO4(đặc, nóng) Fe2(SO4)3 + H2O + S
	Fe + H2SO4(đặc, nóng) Fe2(SO4)3 + H2O + SO2
	Ag + H2SO4(đặc, nóng) Ag2SO4 + H2O + SO2
	* Chú ý:
	- Khi cho kim loại tác dụng với HNO3:
	+ Phản ứng không sinh ra khí thì sản phảm tạo ra phải là NH4NO3
	+ Phản ứng tạo ra khí không màu, sau hoá màu nâu thì sản phẩm tạo ra là NO và axit phản ứng là axit loãng.
	+ Phản ứng tạo ra khí màu nâu thì sản phẩm tạo ra là NO2 và axit phản ứng là axit đặc.
	- Khi cho kim loại tác dụng với H2SO4:
	+ Khí H2S có mùi trứng thối.
	+ Lưu huỳnh có màu vàng ở trạng thái rắn.
	+ SO2 là khí có mùi sốc.
 3. Tác dụng với bazơ tan ( Al, Zn):
	Al + NaOH + H2O NaAlO2 + H2
	Al + Ba(OH)2 + 

File đính kèm:

  • docHÓA 9 TRỌN BỘ ĐÃ GIẢM TẢI HOT.doc