Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 9)

- Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức các chương hóa học đại cương và vô cơ (Sự điện li, Nitơ - Photpho, Cacbon - Silic) và các chương về hóa học hữu cơ (Đại cương về hóa hữu cơ, hidrocacbon, dẫn xuất halogen - ancol - phenol, andehit - xeton - axit cacboxylic).

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của chất. Ngược lại, dựa vào tính chất của chất để dự đoán cấu tạo của chất.

- Kỹ năng giải bài tập xác định CTPT của hợp chất.

 

doc68 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 9), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của aminoaxit.
II. Phương pháp:
Đàm thoại.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Khái niệm
* GV viết một vài công thức aminoaxit thường gặp sau đó cho học sinh nhận xét nhóm chức. Từ đó nêu định nghĩa về aminoaxit.
* VD: H2N -CH(CH3)- COOH (alanin)
* Cho HS tham khảo sgk xem các ví dụ từ đó nêu cách gọi tên amino axit.
I. Khái niệm:
- Aminoaxit là những HCHC tạp chức vừa chứa nhóm chức amin (-NH2) vừa chứa nhóm chức cacboxyl (-COOH)
- Tên gọi của các amino axit xuất phát từ tên của axit cacboxilic tương ứng (tên thay thế, tên thông thường), có thêm tiếp đầu ngữ amino và chữ số (2,3,...) hoặc chữ cái Hi Lạp (a, b,...) chỉ vị trí của nhóm NH2 trong mạch.
Hoạt động 2
Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học
* Cho HS nghiên cứu SGK từ đó đua ra cấu tạo phân tử của aminoaxit và tính chất vật lí đặc trưng của nó.
II. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học:
1. Cấu tạo phân tử:
- Vì nhóm COOH có tính axit, nhóm NH2 có tính bazơ nên ở trạng thái kết tinh amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực. Trong dung dịch, dạng ion lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử: 
 dạng ion lưỡng cực dạng phân tử 
- ở điều kiện thường chúng là chất rắn kết tinh, tương đối dể tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.
Hoạt động 3
Tính chất hóa học
* Dựa vào cấu tạo aminoaxit hãy cho biết các aminoaxit tham gia phản ứng hóa học nào?
* Hãy viết PTHH 2 phản ứng sau:
 NH2CH2COOH + HCl đ ?
 NH2CH2COOH + NaOH đ ?
* GV: Trong phân tử Aminoaxit vừa chứa nhóm - NH2 vừa chứa nhóm -COOH vậy giữa các phân tử aminoaxit có thể tác dụng với nhau được không? Yêu cầu HS viết PTHH minh họa.
2. Tính chất hóa học:
- Phân tích cấu tạo biết được aminoaxit vừa có tính chất axit vừa có tính bazơ (lưỡng tính).
a- Tính bazơ: Tác dụng axit mạnh
HOOC-CH2-NH2 + HCl đ HOOC-CH2-NH3Cl
b- Tính axit: Tác dụng với bazơ mạnh 
H2N-CH2COOH + NaOH đ H2N-CH2COONa + H2O
c. Phản ứng trùng ngưng:
Khi đun nóng: Nhóm - COOH của phân tử này tác dụng với nhóm -NH2 của phân tử kia cho sản phẩm có khối lượng phân tử lớn, đồng thời giải phóng H2O 
 nH2N[CH2]5COOH ( HN[CH2]5CO )n + nH2O
d. Phản ứng este hóa của nhóm COOH
- Tương tự axit cacboxylic, amino axit phản ứng được với ancol (có axít vôcơ mạnh xúc tác) cho este.
- Thí dụ:
 H2NCH2COOH + C2H5OH 
 H2NCH2COOC2H5 + H2O 
Hoạt động 4
ứng dụng
* Cho HS đọc SGK và rút ra ứng dụng của amino axit.
III. ứng dụng:
- Là hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống.
- Dùng làm gia vị thức ăn, thuốc hổ trợ thần kinh, thuốc bổ gan.
- Là nguyên liệu để sản xuất một số loại tơ . . .
Hoạt động 5
Củng cố
Cho HS làm các bài tập 2 trong SGK
Câu 2: D 
IV. Rút kinh nghiệm:
Tiết 16, 17: peptit và protein
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
HS biết: 
Peptit, protein, enzim, axit nucleic là gì và vai trò của chúng trong cơ thể sinh vật.
Biết sơ lược về cấu trúc và tính chất của protein.
2. Kỹ năng:
Nhận dạng mạch peptit.
Viết các PTHH của peptit và protein.
Giải các bài tập hóa học liên quan đến bài học.
II. Phương pháp:
Đàm thoại.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Peptit
* Các em hãy nghiên cứu SGK và cho biết khái niệm của peptit?
* Yêu cầu các em học sinh nghiên cứu SGK và cho biết cách phân loại peptit.
* GV: Các em hãy nghiên cứu SGK và cho biết qui luật của phản ứng thuỷ phân của peptit trong môi trường axit, bazơ hoặc nhờ xúc tác enzim? Viết pthh minh họa.
* GV làm thí nghiệm về phản ứng màu biure. Yêu cầu HS nêu hiện tượng. Kết luận.
I. Peptit:
1. Khái niệm:
- Peptit là loại chất chứa từ 2 đến 50 gốc a - ainoaxit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.
- Liên kết peptit: -CO-NH-
- VD: 
 – NH – CH – CO – NH – CH – CO – .
 R1 R2 
- Liên kết peptit -CO-NH- giữa hai đơn vị α-aminoaxit. Nhóm -CO-NH- giữa hai đơn vị α-aminoaxit được gọi là nhóm peptit.
- Những phân tử chứa 2, 3, 4 . . . gốc α-aminoaxit được gọi là đi-, tri-, tetra-, . . .polipeptit.
2. Tính chất hóa học:
a. Phản ứng thủy phân:
- Khi đun nóng với dung dịch axit bazơ hay nhờ xúc tác của enzim peptit bị thuỷ phân thành hỗn hợp các a - aminoaxit.
- PTHH minh họa: 
H2N-CH-CO-NH-CH-CO-NH-CHCO-..NH-CHCOOH
H+ hoặc OH-
 R1 R2 R3 Rn 
 + (n-1)H2O 	
H2NCHCOOH + H2NCHCOOH + H2NCHCOOH + 
 R1 R1 R2
H2NCHCOOH 
 Rn
b. Phản ứng màu biure:
- Hiện tượng: Xuất hiện màu tím.
- Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. Đó là màu của hợp chất phức giữa peptit có từ hai liên kết peptit trở lên.
Hoạt động 2
Protein
* Các em hãy nghiên cứu SGK cho biết định nghĩa về protein và phân loại.
* Cho HS nghiên cứu SGK cho biết cấu tạo phân tử protein.
* Em hãy nêu tính chất vật lí của protein.
* Các em hãy nghiên cứu SGK và cho biết những tính chất đặc trưng của protein?
* Em hãy cho biết vai trò của protein đối với sự sống.
II. Protein:
1. Khái niệm:
- Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục ngàn đến vài triệu đvC.
- Protein được chia làm 2 loại: 
+ Protein đơn giản: VD: lòng trắng trứng. . .
+ Protein phức tạp: VD: axit nucleic . . .
2. Cấu tạo phân tử:
- Phân tử protein được cấu tạo từ một hay nhiều chuỗi polipeptit kết hợp với nhau có CT chung là:
 NH-CH-CO
3. Tính chất:
a. Tính chất vật lí:
- Tan được trong nước tạo thành dd keo.
- Bị đông tụ lại khi đun nóng.
b. Tính chất hóa học:
- Khi đun nóng protein với dung dịch axit, dung dịch bazơ hoặc nhờ xúc tác của enzim, các liên kết peptit trong phân tử protein bị phân cắt dần, tạo thành cá chuỗi polipetit và cuối cùng thành hỗn hợp các a - amino axit. 
4. Vai trò của protein đối với sự sống:
- Protein là cơ sở tạo nên sự sống, có protein mới có sự sống.
Hoạt động 3
Khái niệm về enzim và axit nucleic
* Các em hãy nghiên cứu SGK và cho biết:
- Định nghĩa về enzim
- Các đặc điểm của enzim.
* Các em hãy nghiên cứu SGK và cho biết đặc điểm chính của axit nucleic. Cho biết sự khác nhau của phân tử AND và ARN khi nghiên cứu SGK?
III. Khái niệm về enzim và axit nucleic:
1. Enzim:
- Enzim là những chất hầu hết có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hoá học, đặc biệt trong cơ thể sinh vật.
- Xúc tác enzim có 2 đặc điểm:
 + Có tính chọn lọc cao, mỗi enzim chỉ xúc tác cho một sự chuyển hoá nhất định.
 + Tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim rất lớn gấp 109 – 1011 tốc độ phản ứng nhờ xúc tác hoá học.
2. Axit nucleic:
- Axit nucleic là polieste của axit phôtphoric và pentozơ (monosaccarit có 5 C)mỗi pentozơ lại có một nhóm thế là một bazơ nitơ.
 + Nếu pentozơ là ribozơ: tạo axit ARN.
 + Nếu pentozơ là đeoxiribozơ: tạo axit ADN.
 + Khối lượng ADN từ 4 - 8 triệu đvC, thường tồn tại ở dạng xoắn kép. Khối lượng phân tử ARD nhỏ hơn ADN, thường tồn tại ở dạng xoắn đơn.
Hoạt động 4
Củng cố
HD cho HS làm các bài tập 1 và 2 SGK.
1. B
2. C
IV. Rút kinh nghiệm:
Tiết 18: Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, 
aminoaxit và protein
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
So sánh, củng cố kiến thức về cấu tạo củng như tính chất của amin, aminoaxit và protein.
2. Kỹ năng:
Làm bảng tổng kết các hợp chất trong chương.
Viết các PTHH của các phản ứng dưới dạng tổng quát cho các hợp chất amin và aminoaxit.
Giải các bài tập phần amin, aminoaxit và protein.
II. Phương pháp:
Đàm thoại.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 
a. kiến thức cần nắm
Hoạt động 1: GV sử dụng bảng phụ, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm cặp đôi: thảo luận rồi điền vào bảng:
Loại hợp chất
Amin bậc I
Aminoaxit
Protein
CTCT
Nhóm chức đặc trưng
Tính chất hoá học
Thông tin:
Loại hợp chất
Amin bậc I
Aminoaxit
Protein
CTCT
R - NH2 
 H2N R COOH
Nhóm chức đặc trưng
- NH2
 2 loại: -NH2 và 
- COOH
 - HN - CO -
Tính chất hoá học
- Tính bazơ.
- anilin có phản ứng thế Br2.
- Có tính lưỡng tính.
- Trùng ngưng. 
- Phản ứng thủy phân
- Phản ứng màu.
b. bài tập
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 2
Phương trình hóa học
* Cho HS thảo luận và hoàn thành các PTHH của các phản ứng sau:
a. C2H5NH2 và HCl
b. dung dịch C2H5NH2 và AlCl3
c. H2N-CH2-COOH và NaOH
* HS thảo luận và cử người lên hoàn thành các PTHH của các phản ứng xãy ra.
a. C2H5NH2 + HCl 
b. 3C2H5NH2 + 3H2O + AlCl3
 3 + Al(OH)3 
c. H2N-CH2-COOH + NaOH 
 H2N-CH2-COONa + H2O
Hoạt động 3
Bài tập về nhận biết
* Cho HS thảo luận và nhận biết các dung dịch mất nhãn:
CH3NH2, H2NCH2COOH, CH3COONH4
* HS thảo luận và đưa ra phương án nhận biết:
- Trích hoá chất.
- Quỳ tím: CH3NH2.
- NaOH nhận biết được CH3COONH4.
- Viết các PTTHH minh hoạ các phản ứng xãy ra.
Hoạt động 4
Bài tập về aminoaxit
* GV hướng dẫn HS cách giải bài 5- SGK.
* GV hướng dẫn, yêu cầu HS viết các đồng phân còn lại của A.
* Bài 5 - SGK. HS thảo luận và trình bày cách giải dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Tính số mol HCl: 
- Từ phản ứng với HCl suy ra M = 145.
- A có 1 nhóm - NH2 (vị trí a) và 1 nhóm - COOH.
Vậy CTCT của A:
HS tự viết các đồng phân còn lại của A.
Hoạt động 5: Củng cố
1.Cho X là một Aminoaxit (Có 1 nhóm chức -NH2 và một nhóm chức -COOH) điều khẳng định nào sau đây không đúng.
A. X không làm đổi màu quỳ tím; 	B. Khối lượng phân tử của X là một số lẻ 
C. Khối lượng phân tử của X là một số chẳn 	D. Hợp chất X phải có tính lưỡng tính 
2. Axit -amino propionic phản ứng được với chất:
A. HCl 	B. C2H5OH 	 	C. NaCl 	D. a&b đúng
3. Một amino axit A có 40,4% C; 7,9% H; 15,7 % N; 36%O và MA = 89. Công thức phân tử của A là: 
A. C3H5O2N 	B. C3H7O2N 	C. C2H5O2N 	D. C4H9O2N 
IV. Rút kinh nghiệm:
Tiết 19, 20: đại cương về polime
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
HS biết: Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo của polime.
HS hiểu: Phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng.
2. Kỹ năng:
Phân loại, gọi tên polime
So sánh phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng.
Viết các PTHH của các phản ứng tổng hợp tạo ra polime.
II. Phương pháp:
Đàm thoại.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Khái niệm
* Em hãy tìm hiểu SGK và cho biết

File đính kèm:

  • docgiao an 12 co ban phan huu co.doc