Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 63)

1. Kiến thức:

 - Ôn tập lại một số kiến thức cơ bản của chương trình lớp 11.

- Giúp học sinh ôn luyện và khắc sâu kiến thức, vận dụng vào làm bài tập định tính và định lượng.

2. Kĩ năng:

- Học sinh rèn luyện cách suy luận logic, viết phương trình phản ứng,

- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập định tính và định lượng.

 

doc95 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 63), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cấu trúc phân tử
3. Danh pháp:
Tên polime = poli + tên monome hoặc loại hợp chất 
polietylen
nilon-6
II. Cấu trúc phân tử:	
 Các dạng cấu trúc polime
- Mạch không nhánh: amilozơ
- Mạch phân nhánh: glycogen
- Mạch mạng lưới: nhựa bakelit
4. Củng cố:
Bài tập 1+2 SGK
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
Đọc trước tớnh chất húa học và điều chế.
Bài tập làm tong sỏch BT.
Ngày giảng : C5 C6 C7
 C8 C9 C10 
 Tiết 20: Đại cương về Polime ( Tiếp theo) 
 I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
Biết được:
- Polime: Khỏi niệm, đặc điểm cấu tạo, tớnh chất vật lớ (trạng thỏi, nhiệt độ núng chảy, cơ tớnh), tớnh chất húa học (cắt mạch, giữ nguyờn mạch, tăng mạch), ứng dụng , một số phương phỏp tổng hợp polime (trựng hợp, trựng ngưng)
2. Kỹ năng:
- Từ monome viết được cụng thức cấu tạo của polime và ngược lại.
- Viết được PTHH tổng hợp một số polime thụng dụng.
- Phõn biệt được polime thiờn nhiờn với polime tổng hợp hoặc nhõn tạo.
3. Tình cảm, thái độ:
 - Các hợp chất polime là những loại vật liệu gần gũi với cuộc sống, việc trang bị cho HS cách nhìn tổng thể về các hợp chất polime sẽ tạo cho HS hứng thú khi học bài này.
II. Chuẩn bị:
Học sinh: Các bảng tổng kết, sơ đồ, tranh ảnh liên quan.
GV: Hệ thống câu hỏi của bài
IV. Tiến trình bài giảng :
1.Ổn định lớp :
C5..............................................C6..................................C7.........................................
C8..............................................C9..................................C10......................................
2.Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp bài mới)
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hoạt động 1:
 Tìm hiểu tính chất vật lý của polime
GV cho HS quan sát các mẫu polime (PE, PVC, cao su, nilon) kết hợp sgk cho biết tính chất vật lý của polime? 
HS quan sát các mẫu polime (PE, PVC, cao su, nilon) kết hợp sgk nêu tính chất vật lý của polime 
Hoạt động 2:
 Polime có những tính chất hoá học đặc trưng nào? cho VD?
Cho biết đặc điểm của phản úng phân cách mạch polime ? Viết PTHH của pư phân cách mạch tơ nilon-6, PS ? Điều kiện của pư cụ thể ?
Cho biết đặc điểm của phản úng giữ nguyên mạch polime ? Cho ví dụ ?
 Với polime có liên kết đôi trong mạch hay nhóm chức ngoài mạch có thể tham gia phản ứng của liên kết đôi hay nhóm chức đó.
Cho biết đặc điểm của phản úng tăng mạch polime ? Cho ví dụ ?
Khi có điều kiện thích hợp (t0, xúc tác) các mạch polime có thể nối với nhau thành mạch dài hơn hoặc thành mạng lưới ( lưu hoá cao su, chuyển rezol ž rezit)
Hoạt động 3 :
 Điều chế polime
Nêu các phương pháp điều chế polime? Định nghĩa phản ứng trùng hợp, điều kiện xảy ra phản ứng trùng hợp?
Hs nêu định nghĩa phản ứng trùng hợp, điều kiện xảy ra phản ứng trùng hợp 
Định nghĩa phản ứng trùng ngưng? điều kiện xảy ra phản ứng trùng ngưng?
Cần phân biệt chất pư và monome, trong một số trường hợp, các chất pư tác dụng với nhau cho monome để trùng ngưng.
III. Tính chất:
1. Tính chất vật lý:
- Hầu hết là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định
- Khi nóng chảy chất lỏng nhớt rắn lại gọi là chất nhiệt dẻo 
- Một số khi đun " phân huỷ : chất nhiệt rắn 
- Polime có nhiều tính chất riêng: tính đàn hồi, tính dẻo, cách điện, cách nhiệt
- Không tan trong các dung môi thông thường.
2. Tính chất hoá học:
Polime có các phản ứng:
Phân cắt mạch polime
Giữ nguyên mạch polime
Tăng mạch polime
a. Phân cắt mạch polime;
Tinh bột, xenlulozơ, protein, nilon bị thuỷ phân trong môi trường axit. PS bị nhiệt phân cho stiren, cao su bị nhiệt phân cho isopren.
 nilon-6 axit –aminocaproic 
polime trùng hợp " phản ứng giải trùng (đepolime hoá) 
b. Giữ nguyên mạch polime
 Cao su Buna
c. Tăng mạch polime: 
Hấp nóng cao su với lưu huỳnh được cao su lưu hoá, đun nóng nhựa rezol được nhựa rezit.
HS viết PTHH
IV. Điều chế polime:
Theo 2 cách: Phản ứng trùng hợp
 Phản ứng trùng ngưng
1. Phản ứng trùng hợp:
- Là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ không bão hoà (monome) giống hoặc tương tự nhau thành phân tử lớn (polime)
Điều kiện: phân tử có liên kết bội hoặc vòng không bền.
VD:
 2. Phản ứng trùng ngưng:
- Là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (H2O)
- Điều kiện: monome phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng trở lên.
VD:
chất pư monome
ancol o-hiđroxibenzylic nhựa novolac
4. Củng cố:
Bài tập 1+2 SGK
Nghiên cứu trước phần điều chế polime
Chuẩn bị bảng so sánh phản ứng trùng hợp và trùng ngưng.
Trùng hợp
Trùng ngưng
VD
Định nghĩa
Điều kiện monome
Phân loại
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
So sánh điểm khác nhau của 2 loại phản ứng trùng hợp và trùng ngưng.
Bài tập SBT.
Ngày giảng : C5 C6 C7
 C8 C9 C10 
 Tiết : 21 Vật liệu polime ( Tiết 1)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
Biết được:
- Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng. Chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su, keo dán tổng hợp.
2. Kỹ năng:
- Viết các PTHH cụ thể điều chế một số chất dẻo, cao su, tơ, keo dán thông dụng.
- Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.
3. Tình cảm, thái độ:
 Truyền đạt để HS thấy được những ưu điểm và tầm quan trọng của các vật liệu polime trong đời sống và sản xuất, từ đó tạo hứng thú và say mê học bài này.
II. Chuẩn bị :
HS: Các mẫu polime, cao su, tơ, keo dán
GV: Các tranh ảnh, hình vẽ, tư liệu liên quan đến bài giảng.
 Hệ thống câu hỏi của bài
III. Tiến trình bài giảng:
 1. ổn định lớp:
C5.................................................C6.......................................C7......................................C8.................................................C9........................................C9.....................................
2. Kiểm tra bài cũ : 
Câu hỏi hãy nêu định nghĩa và điều kiện của phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng ?
 3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 :
GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk cho biết những định nghĩa chất dẻo, vật liệu compozit. Thế nào là tính dẻo? Thành phần cơ bản của chất dẻo, thành phần phụ của chất dẻo ?
GV : Vật liệu compozit là vật liệu thu được khi trộn polime với chất độn vật liêu đó vẫn giữ được tính chất của polime và chất độn nhưng độ bền và độ chịu nhiệt cao hơn.
Hoạt động 2 :
Yêu cầu HS lấy VD 1 số hợp chất polime được dùng làm chất dẻo?
Viết phương trình phản ứng trùng hợp tạo PE?
PE có những đặc điểm gì? Được sử dụng như thế nào?
HS; Viết phương trình phản ứng trùng hợp tạo PVC, đặc điểm PVC, ứng dụng của PVC?
HS: Viết phương trình phản ứng trùng hợp tạo Poli (metyl metacrylat), đặc điểm Poli (metyl metacrylat), ứng dụng?
HS: Viết phương trình phản ứng trùng hợp tạo PPF, đặc điểm PPF, ứng dụng của PPF?
Hoạt động 3:
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu định nghĩa, đặc điểm, các yêu cầu kỹ thuật của tơ.
Kể tên các loại tơ? đặc điểm cơ bản của mỗi loại?
Viết pt điều chế tơ nilon -6,6; đặc điểm của loại tơ này? Và cho biết ứng dụng của nó
Cho biết phương pháp điều chế tơ nitron, đặc điểm và ứng dụng của loại tơ này?
I. Chất dẻo:
1. Khái niệm về chất dẻo và vật liệu compozit
– Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo 
Tính dẻo là khả năng biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, của áp lực bên ngoài và vẫn giữ nguyên sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.
_ Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau
- Thành phần: chất nền , có thể là nhựa nhiệt dẻo hoặc nhựa nhiệt rắn. Chất độn có thể là sợi bông, đay, amiăng, hoặc bột silicat..
2. Một số polime dùng làm chất dẻo
- Một số hợp chất polime được dùng làm chất dẻo: PE, PVC, PPF
a. Polietylen(PE)
- PE: chất dẻo mềm, t0nc > 1100C khá trơ về mặt hoá học. Dùng làm vật liệu điện, màng mỏng, bình chứa.
b. Poli (vinyl clorua) PVC
- PVC: chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, dùng làm vật liệu cách điện, vải che mưa, ống dẫn nước
c. Poli (metyl metacrylat)
- Là chất nhiệt dẻo, rất bền, trong suốt còn được gọi là thuỷ tinh hữu cơ.
- ứng dụng: dùng làm kính máy bay, ô tô, kính xây dựng, đồ dùng gia đình
d. Poli (phenol fomanđehit) PPF hay baketit
PPF có 3 dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit.
Sơ đồ điều chế nhựa novolac:
 ancol o-hidroxibenzylic nhựa novolac
- Nhựa novolac: là chất rắn, dễ nóng chảy, dễ tan trong một số dung môi hữu cơ, dùng SX bột sơn.
- Nhựa rezol: đun nóng phenol và fomanđehit theo tỷ lệ 1:1,2 có kiềm làm xúc tác được nhựa rezol.
- Nhựa rezit: trộn rezol với chất độn và phụ gia khác, ép khuôn ở 1500C tạo mạng lưới gọi là rezit, rezit không nóng chảy, không tan trong nhiều dung môi hữu cơ, khi chuyển từ rezol sang rezit là lúc tạo hình cho đồ điện.
II. Tơ 
1. Khái niệm
Tơ là những polime với hình sợi dài và mảnh có độ bền nhất định.
Trong tơ, các polime mạch không nhánh xếp song song với nhau.
Tơ thường mềm, dai, không độc và có khả năng nhuộm màu.
2. Phân loại:
- Tơ thiên nhiên: bông, len, tơ tằm
- Tơ hoá học: tơ tổng hợp (poliamt : nilon, capron) và tơ bán tổng hợp (tơ visco, xenlulozơ axetat).
3. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp:
a. Tơ nilon-6,6
Được điều chế từ hexametylenđiamin và axit ađipic
 poli(hexametylen ađipamit) (nilon -6,6)
Tơ nilon – 6,6 dai, mềm, óng mượt, ít thấm nước, giặt nhanh khô, kém bền với nhiệt, axit, dùng đệt vải, vải lót săm lốp, bi tất, dây cáp, dây dù, đan lưới ....
b. Tơ nitron: hay olon
Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt nên dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bện thành sợi đan áo rét.
4 .Củng cố: 
- So sánh các loại vật liệu chất dẻo, tơ, cao su và keo dán.
5. Hướng dẫn học sinh học:
 - Làm các bài tập tronh SGK
Ngày giảng : C5 C6 C7
 C8 C9 C10 
 Tiết : 22 Vật liệu polime
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
Biết được:
- Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng. Chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su, keo dán tổng hợp.
2. Kỹ năng:
- Viết các PTHH cụ thể điều chế một số chất dẻo, cao su, tơ, keo dán thông dụng.
- Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.
3. Tình cảm, thái độ:
 Truyền đạt để HS thấy được những

File đính kèm:

  • docgiao an cktkn12.doc
Giáo án liên quan