Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 62)

Kiến thức:

-Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức hóa học cơ bản đã được học ở cấp THCS có liên qua trực tiếp đến chương trình lớp 10.

-Phân biệt các khái niệm: Nguyên tử, nguyên tố, phân tử, đơn chất, hợp chất, nguyên chất và hỗn hợp.

- Các khái niệm cơ bản về dung dịch và sử dụng thành thạo các công thức tính tan, nồng độ %, nồng độ mol, khối lượng riêng dung dịch.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 62), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 electron chứa tối đa 2 electron
- Yêu cầu HS xác định số electron tối đa trong mỗi phân lớp s, p,d,f
3. Số electron tối đa trong obitan nguyên tử
- Mỗi electron chứa tối đa 2 electron
- Phân lớp s có 1 obitan s chứa tối đa 2 electron
- Phân lớp p có 3 obitan p nên chứa tối đa 6 electron
- Phân lớp d có 5 obitan d nên chứa tối đa 10 electron 
 4. Dặn dò:
 Về nhà chuẩn bị bài học hôm sau: các nguyên lí và quy tắc phân bố elelctron 
 Ngày soạn: 03 tháng 10 năm 2010
 Ngày dạy: 09 tháng 10 năm 2010
Tiết 4 CÁC NGUYÊN LÍ VÀ QUY TẮC PHÂN BỐ ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Kiến thức:
 Học sinh biết:
 Các nguyên lí và quy tắc phân bố electron 
 Học sinh vận dụng:
 Các nguyên lí và quy tắc phân bố vào sắp xếp các eletron trong nguyên tắc.
II. TRỌNG TÂM
 - Các nguyên lí và quy tắc phân bố elelctron.
III. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Giáo án.
 2. Học sinh: Tìm hiểu trước phần kiến thức về các nguyên lí và quy tắc phân bố electron.
IV. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, đàm thoại.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp:
 2. Bài cũ: Cho biết hình dạng của các obitan nguyên tử s, obitan nguyên tử px, py, pz
 3. Bài mới
 CÁC NGUYÊN LÍ VÀ QUY TẮC PHÂN BỐ ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết:
- Ô lượng tử là gì?
- Cách biểu diễn ô lượng tử
- Nội dung nguyên lí Pau – li
1. Nguyên lí Pau – li
a. Ô lượng tử
- Để biểu diễn obitan nguyên tử một cách đơn giản, người ta dùng ô vuông nhỏ được gọi là ô lượng tử.
- Một ô lượng tử ứng với một AO
b. Nguyên lí Pau - li
- Nội dung nguyên lí Pau – li:
 Trên một obiatn chỉ có thể có nhiều nhất là hai electron và hai electron này chuyển động tự quay khác nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.
- Người ta biểu thị chiều tự quanh khác nhau quanh trục riêng của hai electron bằng hai mũi nhỏ: Một mũi tên có chiều đi lên và một mũi tên có chiều đi xuống.
- Cách kí hiệu electron trong một ô lượng tử?
- Cách tính số electron tối đa trong một phân lớp và trong một lớp?
c. Số elelctrron tối đa trong một lớp và trong một phân lớp
- Số electron tối đa trong một phân lớp electron:
Lớp n có n2 obitan. Mỗi obitan theo nguyên lí Pau li có 2 electron. Do đó lớp n có tối đa 2n2 electron.
- Số electron tối đa trên một phân lớp: 
Phân lớp s có tối đa 2 electron
Phân lớp p có tối đa 6 electron
Phân lớp d có tối đa 10 electron
Phân lớp f có tối đa 14electron
Hoạt động 2
- Nội dung nguyên lí vững bền?
- Vận dụng nguyên lí vững bền để phân bố electron của nguyên tử vào các ô lượng tử của các nguyên tố Z= 2; Z = 3
2. Nguyên lí vững bền
- Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao.
Hoạt động 3
- Nghiên cứu quy tắc Hund và nêu ra nội dung?
- Vận dụng quy tắc Hun để phân bố electron trong các phân lớp của nguyên tử Be(Z = 4)
3. Quy tắc Hund
Trong cùng một phân lớp các electron sẽ phân bố trên các obitan sao cho số elelctron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau.
- Các electron độc thân trong một nguyên tử được kí hiệu bằng các mũi tên cùng chiều thường được viết hướng lên trên 
4. Củng cố:
Yêu cầu HS nhắc lại các quy tắc phân bố electron 
5. Dặn dò và BTVN
 Chuẩn bị bài học hôm sau: Cấu hình electron của nguyên tử
 Ngày soạn: 10 tháng 10 năm 2010
 Ngày dạy: 16 tháng 10 năm 2010
Tiết 5 CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
 Học sinh biết:
 - Sự sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử .
 - Cấu hình electron nguyên tử là gì? Cách viết cấu hình electron nguyên tử.
 - Đặc điểm của lớp electron lớp ngoài cùng.
2. Kỹ năng:
 Viết cấu hình electron của nguyên tử
II. TRỌNG TÂM
 Rèn luyện kĩ năng viết cấu hình electron của nguyên tử
III. CHUẨN BỊ 
 1. Giáo viên: Giáo án.
 2. Học sinh: - Kiến thức bài trước.
 - Sách giáo khoa, đọc trước bài học.
IV. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp:
 2. Bài mới: 
 CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1
Yêu cầu HS nhắc lại quy luật phân bố mức năng lượng của các lớp và các phân lớp:
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 
I - THỨ TỰ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG NGUYÊN TỬ
- Thứ tự sắp xếp các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s..
Hoạt động 2
- Yêu cầu HS viết cấu hình electron của các nguyên tử: Na (Z = 11), K (Z = 19). 
II - CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
1. Cấu hình electron của nguyên tử
- Cấu hình e của Na 1s22s22p63s1
- Cấu hình e của K 1s22s22p63s23p64s1
Hoạt động 3
- Yêu cầu HS cho biết từng đặc điểm của electron lớp ngoài cùng?
2. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
Nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng " KL
Nguyên tử có 5,6,7 electron lớp ngoài cùng " PK
Nguyên tử có 4 eletcron lớp ngoài cùng " KL hoặc PK
Hoạt động 4
Bài tập 1
Hãy viết cấu hình e của nguyên tử trong các trường hợp sau :
a. Có tổng số e trong phân lớp p là 7.
b. Có tổng số e trong phân lớp p là 5
c. Là nguyên tố p, có 4 lớp, 3 e lớp ngoài cùng.
d. Là nguyên tố s, có 4 lớp, 1 e lớp ngoài cùng.
B. BÀI TẬP
Bài tập 1
a. Vì tổng số e ở phân lớp p là 7 nên nguyên tử có phân lớp 2p6 và phân lớp 3p1.
Vậy cấu hình electron của nguyên tử là: 1s22s22p63s23p1
b. Vì tổng số e ở phân lớp p là 5 nên nguyên tử có phân lớp ngoài cùng là 2p5.
Vậy cấu hình elelctron cuả nguyên tử là: 1s22s22p5
c. Cấu hình electron của nguyên tử là: 1s22s22p63s23p63d104s24p1
d. Cấu hình electron của nguyên tử là: 1s22s22p63s23p64s1
Hoạt động 5
Bài tập 2
Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p4. Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X.
Bài tập 2
Cấu hình electron của nguyên tử là: 1s22s22p63s23p63d104s24p4
Hoạt động 6
Bài tập 3
Nguyên tử R nhường 1 electron tạo ra cation R+ cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6 . Viết cấu hình electron nguyên tử R.
Bài tập 3
Cấu hình electron của cation R+ là: 1s22s22p6
Cấu hình electron của nguyên tử là: 1s22s22p63s1
Hoạt động 7
Bài tập 4
Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt là mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 8. 
 Xác định A, B. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố A, B.
Bài tập 4
- Tổng số electron trong phân lớp p là 7 nên nguyên tử A có phân lớp 2p6 và phân lớp 3p1.
Vậy cấu hình electron của nguyên tử A là: 1s22s22p63s23p1
- Nguyên tử B: 
Cấu hình e của nguyên tử B là: 1s22s22p4
4. Dặn dò: 
 - Bài tập trong SBT
 - Chuẩn bị bài học hôm sau
Ngày soạn: tháng 10 năm 2010
Ngày dạy: tháng 10 năm 2010
Tiết 6 LUYỆN TẬP CHƯƠNG 1
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
 Học sinh nắm vững các kiến thức:
 Cấu tạo thành phần nguyên tử; Hạt nhân nguyên tử. Đồng vị; Vỏ nguyên tử gồm các lớp và phân lớp electron; Thứ tự các phân lớp electron theo chiều tăng của mức năng lượng trong nguyên tử. Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp. Cấu hình electron của nguyên tử.
2. Kỹ năng:
 - Xác định số electron của các lớp và số electron lớp ngoài cùng của 20 nguyên tố đầu trong bảng hệ thống tuần hoàn, từ đó suy ra tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố.
II. TRỌNG TÂM
Cách tính nguyên tử khối trung bình. Đồng vị 
Cấu hình electron của nguyên tử.
III. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Giáo án: Soạn bài từ SGK, SBT và sách tham khảo
 2. Học sinh: Ôn lại toàn bộ kiến thức của chương 1.
IV. PHƯƠNG PHÁP: Tổ chức hoạt động nhóm.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp:
 2. Bài cũ: Viết cấu hình e của nguyên tử nguyên tố Na, Cl , Fe.Từ đó nêu tính chất hoá học đặc trưng của nguyên tử các nguyên tố đó?
 3. Bài mới: Tiết 6 LUYỆN TẬP 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1
Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về thành phần của nguyên tử? 
A - KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Thành phần nguyên tử
Bảng 1
Hoạt động 2
- Thế nào là đồng vị?
- Biểu thức tính nguyên tử khối trung bình?
2. Đồng vị. Nguyên tử khối trung bình
-Đồng vị của cùng 1 nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số Proton nhưng khác nhau về số nơtron,do đó số khối A của chúng khác nhau.
= ;a,b :Số % của đồng vị X,Y
-X: Nguyên tử khối của đồng vị X
-Y: Nguyên tử khối của đồng vị Y
Hoạt động 3
- Cách viết cấu hình electron của nguyên tử?
- Viết cấu hình electron của các nguyên tử có Z = 11, Z = 21
3. Cấu hình electron của nguyên tử
Viết cấu hình electron của nguyên tử gồm 3 bước: 
+ Xác định số electron của nguyên tủ
+ Các electron phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng và tuân theo quy tắc phân lớp s chứa tối đa 2e, phân lớp p chứa tối đa 6e, phân lớp d chứa tối đa 10e và phân lớp f chứa tối đa 14e.
- Cấu hình e của nguyên tử có Z = 11 là 1s22s22p63s1
- Cấu hình e của nguyên tử có Z = 21 là 1s22s22p63s23p6 3d14s1
Hoạt động 4
Yêu cầu học sinh làm và lên bảng trình bày.
B – Bài tập
BT1 Clo có 2 đồng vị: 35Cl (chiếm 75,77%) và 37 Cl (chjếm 24,23%). Hãy tìm Cl =?
Cl == 35,5
BT2: Cho Cu = 63,54 . Tìm % 65Cu ? 65Cu ?
 - Gọi% 65Cu29 là x thì %63Cu29 là 100-x
 =63,54
 " x = 27% =% 65Cu29 ; %63Cu29 = 100-27 = 73%
 BT3
Khối lượng của 7p: 
7 x 1,6726.10-27kg = 11,7082.10-27
Khối lượng của 7n:
7 x 1,6748.10-27kg = 11,7236.10-27
Khối lượng của 7e:
7 x 9,1094.10-31kg = 0,0064.10-27
Khối lượng của nguyên tử nitơ là: 23,4383.10-27
 BT4 
Cấu hình electron của nguyên tử:
1s22s22p63s23p64s2
a. Có 4 lớp electron
b. Lớp ngoài cùng có 2e
c. Đó là kim loại
4. BTVN: 
 - Làm các bài tập còn lại trong SGK
 - Bài tập trong SBT 
Nguyên tử
Nơtron: mn 1u
 qn = 0
Proton: mp 1u
 qp= 1+ (đvđt)
Vỏ nguyên tử gồm các electron 
me 0,00055u
qe = 1- (đvđt)
Hạt nhân nguyên tử
Bảng 1
Ngày soạn: tháng 10 năm 2010
Ngày dạy: tháng 10 năm 2010
Tiết 7 BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
 * Học sinh nắm vững: - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hoá học vào BTH
 - Cấu tạo của BTH
2. Kĩ năng:
 *Học sinh vận dụng : Dựa vào các dữ liệu ghi trong ô và vị trí của ô trong BTH.Suy ra được các thông tin về thành phần nguyên tử của nguyên

File đính kèm:

  • docgiao an 10(1).doc
Giáo án liên quan