Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 52)

Kiến thức

Ôn tập kiến thức cơ bản về:

- Hiđrocacbon

- Dẫn xuất của hiđrocacbon

2. Kỹ năng

 - Xác định công thức hợp chất hữu cơ

 - Giải các bài tập hoá hữu cơ cơ bản.

 

doc101 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 880 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 52), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự điện phân dung dịch CuSO4: 
Sơ đồ điện phân
Catot CuSO4 Anot
Cu2+, H2O H2O H2O, SO42-
Cu2+ + 2e Cu 2H2O O2 + 4H+ + 4e
Pt điện phân :
2CuSO4 + H2O 2Cu + O2 + 2H2SO4.
III. Ứng dụng của sự điện phân:
1. Điều chế các kim loại
2. Điều chế một số phi kim: H2, O2, F2, Cl2..
3. Điều chế một số hợp chất: KMnO4n NaOH...
4. Tinh chế một số kim loại.
5. Mạ điện.
 3. Củng cố:
	- Sử dụng bài tập 1,2,5/ 85- SGK.
 4. Dặn dò:
	- BTVN – 5, 6, 8, 9/86 – SGK.
	- Tìm hiểu tại sao chúng ta phải sơn các thanh sắt ở cửa sổ, bàn ghế.
VI. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NGÀY SOẠN:27/11/2007 	 	 TUẦN:14 	 
NGÀY DẠY:2/12/2007 	 TIẾT PHÂN PHỐI: 28,29
BÀI 17: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
	HS hiểu
	- Thế nào là ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá.
	- Điều kiện và cơ chế và bản chất của ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá.
	- Nguyên tắc và biện pháp chống ăn mòn kim loại.
 2. Kĩ năng:
	- Phân biệt hiện tượng ăn mòn điện hoá và ăn mòn hoá học.
	- Biết sử các biện pháp bảo vệ đồ dùng và công cụ lao động bằng kim loai chống 	sự ăn mòn. 
 3. Thái độ:
	- Có ý thức vận dụng các biện pháp bảo vệ kim loại trong đời sống và trong lao 	động cá nhân và cộng đồng xã hội.
II. Kiến thức trọng tâm:
	- Sự ăn mòn kim loại.
III. Phương pháp:
	- Phương pháp đàm thoại, suy diễn kết hợp phương pháp trực quan.
IV. Chuẩn bị:
	- GV : - Một số tranh vẽ về ăn mòn điện hoá.
	 - Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm
	- HS : Sự oxi hoá và sự khử
	 Ôn tập sự điện phân, pin điện hoá. 
V. Tiến trình bài dạy:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung.
Hoạt động 1: Sự ăn mòn kim loại.
GV: Thế nào là sự ăn mòn kim loại?
HS: Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.
GV: Bản chất của sự ăn mòn kim loại là gì?
HS: là quá trình nhường e của kim loại.
GV: Nhận xét cho vd minh hoạ.
Hoạt động 2: Sự ăn mòn hoá học.
GV: Bản chất của sự ăn mòn hoá học là gì?
HS: Là quá trình oxi hoá khử., trong đó electron của kim loại chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
GV: Sự ăn mòn hoá học thường xảy ra ở đâu? Dẫn ra phản ứng minh hoạ
HS: Sự ăn mòn hoá học thường xảy ra trên bề mặt của kim loại khi nó tiếp xúc trực tiếp với các chất oxi hoá mạnh
Vd: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
 3Fe + 2O2 Fe3O4
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm ăn mòn điện hoá.
GV: Thực hiện thí nghiệm về ăn mòn điện hoá. Hãy cho biết các hiện tượng xảy ra ?
HS: Tại cực dương có bọt khí xuất hiện, cực âm bị ăn mòn, kim vôn kế bị lệch.
GV: Bằng kiến thức hiểu biết của mình về pin điện hoá hãy giải thích các hiện tượng quan sát được?
HS: - Giải thích hiện tượng.
+ Tại cực Zn: Zn Zn2+ + 2e.
2e sinh ra đi qua dây dẫn làm vôn kế bị lệch.
+ Tại lá đồng: 2H+ + 2e H2
GV: Nhận xét và kết luận.
GV: Vậy ăn mòn điện hoá là gì?
HS: Sự ăn mòn điện hoá là sự ăn mòn kim loại do tác dụng của dung dịch điện li và tạo nên dòng điện
GV: Kết luận.
Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên nhân xảy ra ăn mòn điện hoá.
GV: Sử dụng thiết bị thí nghiệm ở trên và thực hiện các thí nghiệm tiếp theo. Yêu cầu HS quan sát và cho biết các hiện tượng xảy ra:
- Ngắt dây dẫn nối hai điện cực
HS: Không có bọt khí thoát ra tử lá đồng, kim vôn kế không bị lệch, lá Zn không bị ăn mòn.
GV: Thay lá Cu bằng lá Zn
HS: Không có bọt khí thoát ra tử lá đồng, kim vôn kế không bị lệch, lá Zn không bị ăn mòn.
GV: Không cho các điện cực tiếp xúc với dung dịch H2SO4.
HS: Không có bọt khí thoát ra tử lá đồng, kim vôn kế không bị lệch, lá Zn không bị ăn mòn.
GV: Hãy cho biết các yếu tố gây ra sự ăn mòn điện hoá?
HS: 
GV: Chính xác hoá về các yếu tố cần và đủ để xảy ra ăn mòn điện hoá:
- Các điện cực phải khác nhau.
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
Hoạt Động 5: Tìm hiểu cơ chế của ăn mòn điện hoá.
GV: sử dụng tranh vẽ 4.11- SGK và yêu cầu HS
- Xác định điện cực âm và dương?
HS: Cực dương C, cực âm Fe.
GV: Viết các phản ứng xảy ra tại các điện cực?
HS: Ở cực dương: 2H+ + 2e H2 
 O2 + 2H2O + 4e 4OH-.
Ở cực âm : Fe Fe2+ + 2e.
GV: Viết phản ứng ăn mòn điện hoá?
HS: Fe + 2H+ Fe2+ + H2 
GV: Nhận xét và bổ xung.
GV: hãy cho biết bản chất của ăn mòn điện hoá?
HS: 
Hoạt động 6: Chống ăn mòn kim loại.
GV: Cung cấp cho HS một số thông tin tổn thất về ăn mòn kim loại
GV: Mục đích của phương pháp bảo vệ bề mặt là gì?
HS: Cách li kim loại cần bảo vệ với môi trường.
GV: Hãy cho biết một số chất dùng làm chất bảo vệ bề mặt? Những chất này có những đặc tính nào?
HS: Sơn, dầu, Au ....
GV: Thế nào gọi là bảo vệ điện hoá
HS :
GV : tiến hành thí nghiệm Fe – Al trong dd H2SO4 loãng.
HS: Quan sát và nhận xét các hiện tượng xảy ra.
I. Sự ăn mòn kim loại:
- Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.
 M Mn+ + ne.
1. Sự ăn mòn hoá học:
Vd: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
 3Fe + 2O2 Fe3O4
- Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá khử., electron của kim loại chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
2. Sự ăn mòn điện hoá:
a. Thí nghiệm về ăn mòn điện hoá:
- Thí nghiệm: SGK.
- Hiện tượng: + Lá kẽm bị ăn mòn.
 + Kim vôn kế bị lệch.
 + Có khí H2 thoát ra từ lá đồng.
- Giải thích hiện tượng.
+ Tại cực Zn: Zn Zn2+ + 2e.
2e sinh ra đi qua dây dẫn làm vôn kế bị lệch.
+ Tại lá đồng: 2H+ + 2e H2
* Sự ăn mòn điện hoá là sự ăn mòn kim loại do tác dụng của dung dịch điện li và tạo nên dòng điện.
b. Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hoá:
- Các điện cực phải khác nhau.
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
c. Cơ chế của ăn mòn điện hoá:
VD: sự ăn mòn vật bằng gang trong không khí ẩm.
- Gang Fe – C 
- Không khí ẩm: CO2, O2, H2O.
- Cực dương C, cực âm Fe
Ở cực dương: 2H+ + 2e H2 
 O2 + 2H2O + 4e 4OH-.
Ở cực âm : Fe Fe2+ + 2e.
Fe2+ tan vào dd và Fe bị ăn mòn.
II. Chống ăn mòn kim loại:
1. Bảo vệ bề mặt:
- Sơn, mạ, tráng .....
2. Bảo vệ điện hoá:
- Sử dụng kim loại hoạt động gắn vào kim loại kém hoạt động hơn
 3. Củng cố:
	- Sử dụng bài tập 1,2/ 90- SGK.
 4. Dặn dò:
	- BTVN – 3, 4, 5/90 – SGK.
	- Tìm hiểu tại sao chúng ta phải sơn các thanh sắt ở cửa sổ, bàn ghế.
VI. Rút kinh nghiệm: 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NGÀY SOẠN:05/12/2007 	 	 TUẦN:15 	 
NGÀY DẠY:13/12/2007 	 TIẾT PHÂN PHỐI: 30
BÀI 18: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
	HS biết 	- Nguyên tắc chung về điều chế kim loại
	HS hiểu	- Các phương pháp vận dụng để điều chế kim loại. Mỗi phương pháp thích 	hợp để điều chế một số kim loại nhất định.
 2. Kĩ năng:
	- Giải bài toán điều chế kim loại
	- Viết PTHH của phản ứng và điều kiện của phản ứng điều chế kim loại. 
 3. Thái độ: 	
	- Nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.
II. Kiến thức trọng tâm:
	- Các phương pháp điều chế kim loại.
III. Phương pháp:
	- Thảo luận nhóm kết hợp với diễn giảng.
IV. Chuẩn bị:
	- GV: Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV
	- HS : Nắm chắc kiến thức về sự hoạt động của pin điện hoá.
V. Tiến trình bài dạy:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1. Nguyên tắc điều chế kim loại.
GV Thông báo: Trong tự nhiên hầu hết các kim loại đều dưới dạng hợp chất hoá học. Trong những hợp chất đó kim loại tồn tại ở dạng ion dương.
GV: Nguyên tắc điều chế kim loại là gì? Bằng cách nào có thể chuyển kim loại từ dạng ion thành dạng tự do?
HS: Sử dụng các chất khử để khử các ion kim loại.
GV: hãy viết PTTQ?
HS: Mn+ + ne M.
Hoạt động 2. Phương pháp thuỷ luyện .
GV: Cơ sở của việc điều chế các kim loại bằng phương pháp thuỷ luyện là gì ?
HS: Dùng các hoá chất thích hợp tách hợp chất của kim loại ra khỏi quặng, sau đó dùng chất khử để khử ion kim loại thành kim loại tự do.
GV: Cho các Vd minh hoạ, viết PTHH ?
HS: 
GV: Phương pháp thuỷ luyện được dùng để điều chế những kim loại nào ?
HS: Điều chế các kim loại hoạt động trung bình trong 

File đính kèm:

  • docGiao an hoa 12 nang cao tron bo.doc