Bài giảng Tiết 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 75)

Học sinh biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn học rất quan trọng và bổ ích.

Bước đầu HS biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần thiết phải có kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.

Bước đầu HS biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hoá học, trước hết là phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm, ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.

 

doc53 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 75), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu sau:
“Chất được chia thành hai loại là: ......(1)...... và .....(2)...... Đơn chất được tạo ra từ ...(3)..... nguyên tố hoá học, còn hợp chất là chất được tạo ra từ....(4).......nguyên tố hoá học.”
Câu 2: (2 điểm)Hãy chỉ ra và giải thích trong các chất có công thức hoá học sau chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất?
a/Khí metan được tạo ra từ nguyên tố C và H
b/Axit nitric được tạo ra từ nguyên tố H, N và O
c/Khí ozon có phân tử được tạo ra từ 3 nguyên tử nguyên tố oxi
d/Kim loại magie được tạo ra từ nguyên tố magie
Câu 3: (2 điểm) chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
1)Công thức của Kalioxit gồm K( hoá trị I) và O ( hoá trị II) là: 
 a/KO b/ K2O c/KO2 d/ K2O2
2/Công thức của Sắt (III) Sunphát gồm Fe (III) và nhóm SO4 (II) là:
 a/FeSO4 b/Fe3(SO4)2 c/Fe2(SO4)2 d/Fe2(SO4)3
Câu 4: (2 điểm) Tính phân tử khối của chất có công thức hoá học là C6H12O6
Câu 5:(1 điểm) trong các công thức hoá học sau, hãy chỉ ra công thức nào viết sai?
 a/CaO b/Mg2O c/Na(OH)2 d/CuSO4
(Biết hoá trị của các nguyên tố, nhóm nguyên tử : Ca (II), O (II), Na(I), Mg(II), OH (I), Cu (II), SO4 (II) )
Câu 6: (1 điểm)Trong các chất có công thức hoá học sau, chất nào có phân tử khối nhỏ nhất? Lớn nhất?
SO, H2O, CaO, MgO, CuO, Na2O, CO
(Bíêt: C =12 , H = 1. O = 16, S = 32, Ca = 40, Mg = 24, Cu = 64, Na = 23 )
Đáp án:
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1:
(1) đơn chất
(2) hợp chất
(3) Một
(4) Hai hay nhiều
( 2 điểm )
Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm
Câu 2:
-Mêtan, axit nitric là hợp chất vì được tạo ra từ 2, 3 nguyên tố
-Ozon, Magie là hợp chất vì được tạo ra từ một nguyên tố hoá học
(2 điểm)
1 điểm
h1 điểm
Câu 3:
1-b
2-d
(2 điểm)
1 điểm
1 điểm
Câu 4:
=6.12 + 12.1 + 6.16 = 180 đvC
2 điểm
Câu 5:
Công thức viết sai: b, c
1 điểm
Câu 6:
Chất có PTK nhỏ nhất: H2O
Chất có PTK lớn nhất: CuO
1 điểm
	3/Thu bài, rút kinh nghiệm: 
-Tổng số bài:
-Số học sinh vắng:
4/Đánh giá:
Số điểm 10:............ Số điểm 9:................. Số điểm 8:...............
Số điểm 7: ............. Số điểm 6: ................ Số điểm5: .............
Số điểm 3, 4: ........ Số điểm 1, 2: ............
Ngày soạn : 
Ngày giảng: 
Chương II: phản ứng hoá học
Tiết 17: Sự biến đổi chất
I - Mục tiêu bài học:
1/Kiến thức:
HS phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học.
Biết phân biệt được các hiện tương xung quanh ta là hiện tượng vật lý hay là hiện tượng hoa học.
2/Kĩ năng:
HS tiếp tục được rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm và quan sát và giải thích hiện tượng thí nghiệm.
3/Thái độ: giáo dục tính cẩn thận tỉ mỉ cho học sinh
II - Chuẩn bị:
Hoá chất: Muối NaCl, đường ăn, bột sắt, lưu huỳnh, đường, nước.
Dụng cụ: Đèn cồn, nam châm, kẹp gỗ, kiềng đun, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh.
Hình vẽ 2.1 (SGK T45)
III – tiến trình bài giảng;
1/Tổ chức lớp:
2/Kiểm tra bài cũ: không
3/Bài mới:
Các hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: 
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 2.1 (SGK – Trang 45).
?Hình vẽ đó diễn tả quá trình nào?
?trong các quá trình đó nước có bị biến đổi thành các chất khác không?
- HS: trả lời
- GV: Hỏi học sinh về cách biến đổi từng giai đoạn cụ thể
-GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hoà muối ăn vào nước ị Cô cạn.
? Trong quá trình trên có chất mới nào được tạo ra không?
- HS: trả lời.
- GV: Các quá trình đó gọi là hiện tượng vật lý.
? vậy hiện tượng vật lý là gì?
Hoạt động 3:
- GV: Làm thí nghiệm 1: Sắt tác dụng với lưu huỳnh theo các bước sau:
Trộn đều bột sắt với bột lưu huỳnh rồi chia làm 2 phần.
Đưa nam châm lại gần phần 1: Sắt bị nam châm hút.
Đổ phần 2 vào ống nghiệm và đun nóng.
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát sự thay đổi màu sắc của hỗn hợp.
Đưa nam châm lại gần sản phẩm thu được.
- GV: Gọi học sinh nhận xét hiện tượng
→ Em hãy rút ra kết luận.
- GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo các bước sau:
Cho một ít đường trắng vào ống nghiệm.
Đun nóng ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn.
→ Quan sát, nhận xét hiện tượng
-HS: làm thí nghiệm
- GV: ?Các quá trình biến đổi trên có phải là hiện tượng vật lý không? Tại sao?
- GV: Thông báo: Đó là các hiện tượng hoá học. Vậy hiện tượng hoá học là gì?
- GV: Muốn phân biệt hiện tượng hoá học và hiện tượng vật lý ta dựa vào dấu hiệu nào?
- GV: Chốt lại kiến thức.
Hiện tượng vật lý:
- Hình vẽ thể hiện quá trình biến đổi:
Nước ⇋ Nước ⇋ Nước.
(Rắn) (Lỏng) (Hơi)
Thí nghiệm: 
Muối ăn rắn dd muối Muối rắn
Kết luận: Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Hiện tượng hoá học:
Thí nghiệm 1:
Nhận xét hiện tượng thí nghiệm.
- Hỗn hợp nóng đỏ nên và chuyển dần sang màu xám đen.
- Sản phẩm không bị nam châm hút (Chứng tỏ chất rắn thu được không còn tính chất của sắt nữa).
Quá trình biến đổi trên đã có sự thay đổi về chất (Có chất mới được tạo thành).
Thí nghiệm 2:
- Đường dần chuyển sang màu nâu, rồi đen (than), thành ống nghiệm xuất hiện những giọt nước.
Nhận xét: Các quá trình biến đổi trên không phải là hiện tượng vật lý vì: Các quá trình trên đều sinh ra chất mới.
- Kết luận: Hiện tượng hoá học là quá trình biến đổi có tạo ra chất khác.
Để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học dựa vào dấu hiệu: Có chất mới tạo ra hay không.
4/Luyện tập củng cố:
Học sinh đọc phần ghi nhớ.
Hiện tượng hoá học là gì? Dấu hiệu để nhận biết hiện tượng hoá học.
Học sinh làm bài tập 2.
Hướng dẫn: Hiện tượng vật lý: b, d.
Hiện tượng hoá học: a, c (Do có chất mới được tạo ra)
5/Hướng dẫn học tập ở nhà:
Học sinh học và làm bài tập 1, 3 (SGK) và bài tập (Sách bài tập).
Liên hệ tốt với thực tế.
Đọc trước bài PƯHH phần I, II
Ngày soạn : 
Ngày giảng: 
Tiết 18: Phản ứng hoá học
I - Mục tiêu bài học:
1/Kiến thức:
Biết được phản ứng hoá học là một quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
Biết được bản chất của phản ứng hoá học là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
Phân biệt được chất tham gia, chất sản phẩm, viết phương trình chữ của phản ứng
2/Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết phương trình chữ của phản ứng, khả năng so sánh.
3/Thái độ: giáo dục lòng yêu thích bộ môn cho học sinh.
II - Chuẩn bị:
H2.4 (SGK T48)
III – Tiến trình baig giảng:
1/Tổ chức lớp:
2/Kiểm tra bài cũ:
Hiện tượng vật lý là gì?
Hiện tượng hoá học là gì?
Chữa bài tập số 2.
3/Bài mới:
Các hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: đặt vấn đề
Hoạt động 2:
- GV: lấy ví dụ về phản ứng hoá học
?Vậy PƯHH là gì?
-HS: trả lời.
-GV: trong PƯ này: S, Fe là chất tham gia, FeS là chất sản phẩm
?Vậy chất tham giua là gì?
 Chất sản phẩm là gì?
- GV: Yêu cầu học sinh xác định tham gia và chất tạo thành ở các ví dụ.
Yêu cầu học sinh đọc phương trình chữ.
Trong quá trình phản ứng lượng chất tham gia và chất tạo thành thay đổi như thế nào?
Hoạt động 3: 
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 2.5 (SGK- Trang 48).
?Trước phản ứng (Hình a) có những phân tử nào?
?Các nguyên tử nào liên kết với nhau?
?Tương tự hình b. So sánh số nguyên tử hyđrô và oxi trong phản ứng b và trước phản ứng a?
?Sau phản ứng c có các phân tử nào?
?Các nguyên tử nào liên kết với nhau?
?Số nguyên tử mỗi loại liên kết trong phân tử?
ị Từ các nhận xét trên em hãy rút ra kết luận về bản chất của phản ứng hoá học.( yếu tố nào thay đôi? Yừu tố nào không thay đổi?
GV: Chốt lại.
Định nghĩa:
VD: Quá trình biến đối, Fe thành FeS là PƯHH
Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
Chất ban đầu gọi là chất tham gia phản ứng.
Chất mới sinh ra gọi là chất sản phẩm.
Trong PTC giữa chất tham gia và chất tạo thành là dấu →.
VD1:
Canxi cacbonatcanxi oxit + cacbonic
(Chất tham gia) (Sản phẩm)
VD2:
Parafin + oxi → cacbonic + nước
(Chất tham gia) (Sản phẩm)
Diễn biến của phản ứng hoá học:
2 nguyên tử H liên kết với nhau tạo thành phân tử H2.
2 nguyên tử O liên kết với nhau tạo thành phân tử O2.
Trong phản ứng các nguyên tử chưa liên kết với nhau.
Số nguyên tử H, O ở hình b = số nguyên tử H, O ở hình a.
Sau phản ứng có các phân tử H2O được tạo thành.
 H – O – H 
(2 H, 1 O)
Kết luận: Trong các phản ứng hoá học, có sự thay đổi về liên kết hoá học giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
4/Luyện tập củng cố:
 Viết phương trình chữ của các phản ứng sau và chỉ ra đâu là chất tham gia, đâu là chất sảm phẩm?
a-Đốt cháy cồn trong không khí tạo ra khí cacbonic và hơi nước
b-Đốt cháy bột nhôm trong oxi tạo ra nhôm oxit
c-Nung đá vôi (canxicacbonat) tạo ra khí cacbônic và canxioxxit
5/Hướng dẫn học tập ở nhà:
Về nhà làm bài tập 1, 2, 3 (trang 50).
Ngày soạn : 
Ngày giảng: 
Tiết 19: Phản ứng hoá học (Tiếp theo)
I - Mục tiêu:
1/Kiến thức:
Biết được các điều kiện để có phản ứng hoá học.
Học sinh biết được các dấu hiệu để nhận ra phản ứng hoá học có xảy ra không.
2/Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng viết phương trình chữ, khả năng phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học và cách dùng các khái niệm hoá học.
3/Thái độ: Giáo dục lòng yeu thích bộ môn cho học sinh
II - Chuẩn bị:
Hoá chất: Zn, HCl, C, CuSO4, Na2SO4, Al, BaCl2.
Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút hoá chất.
III – Tiến trình bài giảng:
1/Tổ chức lớp:
2/Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là phản ứng hoá học? Thế nào la chất tham gia, chất sản phẩm?
Chữa bài tập số 4.
3/Bài mới:
Các hoạt động cua giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: đặt vấn đề.
- GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm: Cho một mảnh Zn vào dung dịch HCL ị Quan sát hiện tượng.
Qua thí nghiệm trên các em thấy muốn có phản ứng hoá học xảy ra nhất thiết phải có điều kiện gì?
- HS: làm thí nghiệm theo nhóm, trả lời
(Các chất tham gia dạng bột bề mặt tiếp xúc nhiều hơn dạng lá).
- GV: Nếu để than hoặc lưu huỳnh trong không khí có tự bốc cháy không?
- GV: Hướng dẫn học sinh đốt than ị Rút ra nhận xét, kết luận.
- GV: Yêu cầu học sinh liên hệ quá trình chuyển hoá từ tinh bột sang rượu. Hỏi cần điều kiện gì?
- GV: Giới thiệu (Chất xúc tác là chất kích thích cho phản ứng sảy ra nhanh hơn, nhưng không biến đổi khi phản ứng kết thúc).
Vậy khi nào phản ứng hoá h

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 8 I.doc
Giáo án liên quan