Bài giảng Tiết 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 5)

I/ Mục tiêu:

 - HS biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất và ứng dụng của các chất. Hoá học là một môn khoa học quan trọng và bổ ích.

 - Bước đầu các em HS biết rằng: Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.

 - HS biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn và biết phải làm thế nào để có thể học tốt môn hoá học.

 

doc69 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 5), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a, b lần lượt là hoá trị của A, B)
+ Vận dụng: Tính hoá trị của nguyên tố và lập CTHH của hợp chất khi biết hoá trị.
Hoạt động 2 
Bài tập
GVtreo bảng phụ ND bài tập 1:
1/ Lập công thức của các hợp chất gồm:
a/ Si lic IV và oxi
b/ Phôt pho III và hiđro
c/ Nhôm và clo
d/ Canxi và nhóm (OH)(I)
2/ Tính phân tử khối của các hợp chất trên? 
GVtreo bảng phụ ND bài tập 2: Một HS viết các công thứic hoá học như sau: AlCl4, Al(NO3), Al2O3, Al3(SO4)2, Al(OH)2.
?/ Em hãy cho biết công thức nào đúng, công thức nào sai? Sửa lại cho đúng?.
GV: Gọi HS nhắc lại hoá trị của Al, của nhóm (NO3),( Cl), (SO4), (OH)... 
GV: Yêu cầu HS chữa bài tập 2 (SGK-41) 
HS làm bài tập 1:
1/ Lập công thức:
a/ SiO2
b/ PH3
c/ AlCl3
d/ Ca(OH)2
2/ Tính PTK:
a/ PTK của SiO2 = 60
b/ PTK của PH3 = 34
c/ PTK của AlCl3 = 133,5
d/ PTK của Ca(OH)2 = 74
HS làm bài tập 2:
- Công thức viết đúng là: Al2O3.
- Công thức viết sai và sửa lại là:
+ AlCl4 sửa lại là: AlCl3
+ Al(NO3) sửa lại là: Al(NO3)3
+ Al3(SO4)2 sửa lại là: Al2(SO4)3
+ Al(OH)2 sửa lại là: Al(OH)3
HS chữa bài tập 2 (SGK-41)
- XO X hoá trị II
- YH3 Y hoá trị III
 công thức đúng là: X3Y2
Hoạt động 3 (5’)
dặn dò - bài tập về nhà
- Ôn lại các kiến thức đã học
- Làm lại 1 số bài tập về lập CTHH dựa vào hoá trị.
- Tính hoá trị của 1 nguyên tố
- Tính phân tử khối
- BTVN: 1,3,4 (41)
- Giờ sau kiểm tra 1 tiết
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Ngày giảng: 
Tiết 16. Kiểm tra một tiết
I/ Mục tiêu: 
	- Đánh giá hoạt động dạy và học của GV và HS, sự lĩnh hội tiếp thu kiến thức của HS.
	- Rèn luyện kĩ năng tính toán để làm bài tập tính NTK, PTK.
-	 Rèn luyện kĩ năng làm bài tập lập CTHH khi biết hoá trị.
II/ Nội dung đề:
Câu 1: Đánh dấu vào câu em cho là đúng nhất .
	1/ Ngyên tố hoá học là?
	A. Nguyên tử cùng loại
	B. Phần tử cơ bản tạo nên vật chất
	C. Yếu tố cơ bản cấu taọ nên nguyên tử
	D. Phần tử chính cấu tạo nên nguyên tử
	2/ Cho dãy công thức hoá học sau, dãy công thức hoá học nào toàn là hợp chất?
	A. H2SO4, NaCl, Cl2, O2, O3
	B. HCl, Na2SO4, CaCO3, Na2CO3, H2O
	C. Cl2, HBr, N2, Na3PO4, H3PO4
	D. Ca(HCO3)2, N2, Fe(OH)3, O3, CuSO4
Câu 2: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào bài tập dưới đây.
	a. KO
	b. Na2CO3
	c. CuSO4
	d. Mg2O
(Cho biết: Na, K hoá trị I; Cu, Mg, (CO3), (SO4) hoá trị II
Câu3: Lập công thức hoá học của những hợp chất hai nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử)sau:
	a/ K (I) và (SO4) (II)
	b/ Ca (II) và O (II)
	c/ Mg (II) và (Cl) (I) 
Câu 4: Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro 47 lần.
	a/ Tính phân tử khối của hợp chất?
	b/ Tính nguyên tử khối của X và cho biết tên, kí hiệu của X, số proton của X, hoá trị của X?
III/ Đáp án: 
Câu 1:
	1/ A (0.5đ)
	2/ B (0.5đ)
Câu 2:
	a/ S (0.5đ)
	b/ Đ (0.5đ)
	c/ Đ (0.5đ)
	d/ S (0.5đ)
Câu 3: 
	a/ K2SO4 (1đ)
	b/ CaO (1đ)
	c/ MgCl2 (1đ)
Câu 4:	a/ PTK = 47 x 2 = 94 (đvC) (1đ)
	b/ NTK của X = (94 - 16) : 2 = 39 (đvC) (1đ)
	- X là Kali, kí hiệu là: K (1đ)
	- p = 19, K hoá trị I (1đ)
Ngày giảng: 
Tiết 17. Sự biến đổi chất
I/ Mục tiêu:
	- HS phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
	- Biết phân biệt được các hiện tượng xung quanh là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hoá học.
	- HS tiếp tục được rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng thí nghiệm.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
	* GV chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm:
	- Dụng cụ: Đèn cồn, nam châm, kẹp gỗ, kiềng đun, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh
	- Hoá chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh, đường, nước, muối ăn.
III/ Tiến trình lê lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 
Hiện tượng vật lí
GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 2.1 (SGK)
?/ Hình vẽ đó nói lên điều gì?
?/ làm thế nào để chuyển nước lỏng thành nước đá và ngược lại?
?/ Làm thế nào để chuyển nước ở thể lỏng thành thể hơi và ngược lại?
GV nên vấn đề: Trong các quá trình nêu trên: “có sự thay đổi về trạng thái, nhưng không có sự thay đổi về chất”.
GV hướng dẫn làm thí nghiệm:
- Hoà tan muối ăn vào nước và quan sát 
- Dùng kẹp gỗ kẹp vào ống nghiệm và đung nóng trên ngọn lửa đèn cồn. 
 Quan sát và ghi lại sơ đồ của quá trình biến đổi.
?/ Qua 2 thí nghiệm trên, em có nhận xét gì? (Về trạng thái, về chất)
GV thông báo: Các quá trình biến đổi trên gọi là hiện tượng vật lí.
?/ Hiện tượng vật lí là gì?
- Hình vẽ đó thể hiện quá trình biến đổi: Nước (rắn) Nước (lỏng) Nước(hơi)
- Sơ đồ của quá trình biến đổi:
 hoà tan vào nước 
Muối ăn (rắn) Dung dịch muối Muối ăn (rắn)
- Trong các quá trình trên đều có sự thay đổi về tạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất 
HS: Trả lời
Hoạt động 2 
Hiện tượng hoá học
GV làm thí nghiệm 2: Sắt tác dụng với lưu huỳnh theo các bước sau:
- Trộn đều bột sắt với bột lưu huỳnh rồi chia ra làm 2 phần:
+ Phần 1: Đưa nam chân vào
+ Phần 2: Đun nóng
GV: Yêu cầu HS quan sát sự thay đổi màu sắc của hỗn hợp và đưa nam châm lại gần sản phẩm thu được.
GV: Gọi HS nhận xét.
?/ Em hãy rút ra kết luận?
GV: Cho HS làm thí nghiệm theo các bước sau:
- Cho 1 ít đường trắng vào ống nghiệm
- Đun nóng ống nghiệm bằng nhọn lửa đèn cồn rồi quan sát.
?/ Các quá trình biến đổi trên có phải là hiện tượng vật lí không? Tại sao?
GV thông báo: Đó là hiện tượng hoá học
?/ Vậy hiện tượng hoá học là gì?
?/ Muốn phân biệt hiện tượng hoá học và hiện tượng vật lí ta dựa vào dấu hiệu nào?
HS nhận xét hiện tượng thí nghiệm:
- Hỗn hợp nóng đỏ lên và chuyển dần sang màu xám đen
- Sản phẩm không bị nam châm hút
+ Quá trình biến đổi trên đã có sự thay đổi về chất (có chất mới được tạo thành)
HS nhận xét hiện tượng:
- Đường chuyển dần sang màu nâu rồi đen (than), thành ống nghiệm xuất hiện những giọt nước. 
- Các quá trình biến đổi trên không phải là hiện tượng vật lí vì các quá trình biến đổi đó đều sinh ra chất mới
+ Hiện tượng hoá học là: Quá trình biến đổi có tạo ra chất mới.
+ Muốn phân biệt được hiện tượng hoá học và hiện tượng vật lí ta dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo ra hay không.
Hoạt động 3 
Luyện tập - Củng cố
GV treo bảng phụ nội dung bài tập 1: Trong các quá trình sau, quá trình nào là hiện tượng vật lí, quá trình nào là hiện tượng hoá học? Giải thích?
a/ Dây sắt được cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh.
b/ Hoà tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axe tic loãng, dùng làm dấm ăn.
c/ Cuốc, xẻng làm bằng sắt để lâu trong không khí bị gỉ.
d/ Đốt cháy gỗ, củi...
GV treo bảng phụ nội dung bài tập 2: Chọn từ hay cụm từ điền vào chỗ còn trống:
a/ Với các .........1....... có thể xảy ra những biến đổi thuộc hai loại hiện tượng. Khi có sự thay đổi về .......2...... mà .......3...... vẫn giữ nguyên thì biến đổi đó thuộc loại hiện tượng ....4.... còn khi có sự biến đổi ....5.... này thành ....6.... khác, sự biến đổi đó thuộc loại hiện tượng ....7....
b/ Trong các hiện tượng vật lí: Trước khi biến đổi về ....1.... và sau khi biến đổi ....2.... không có sự thay đổi về các loại ....3.... còn hiện tượng hoá học thì cóa sự xuất hiện các loại ....4.... mới.
HS: Làm bài tập 1: 
- Trong các quá trình trên thì hiện tượng vật lí là: a, b vì trong các quá trình đó không sinh ra chất mới.
- Hiện tượng hoá học là: c, d vì các quá trình này có sinh ra chất mới (Fe Fe3O4, xenlulozơ than và nước)
HS: Làm bài tập 2:
a/ 
1. Chất
2. Trạng thái
3. Vật lí
4. Chất
5. Chất
6. Chất
7. Hoá học
b/ 
1. Trạng thái
2. Trạng thái
3. Phân tử
4. Phân tử
Hoạt động 4 : Dặn dò - bài tập về nhà
- Học bài theo phần ghi nhớ
- BTVN: 1,2,3 (47)
Ngày giảng: 
Tiết 18. Phản ứng hoá học
I/ Mục tiêu:
	- HS biết được phản ứng hoá học là một quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
	- Biết được bản chất của phản ứng hoá học là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
	- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình chữ. Qua việc viết được phương trình chữ, HS phân biệt được chất tham gia và chất tạo thành trong một phản ứng hoá học.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
	GV: Tranh vẽ: “Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước”
III/ Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 
Kiểm tra bài cũ - Chữa bài tập về nhà
?/ Hiện tượng vật lí là gì? Hiện tượng hoá học là gì? Mỗi loại cho 1 ví dụ.
GV: Gọi HS chữa bài tập 2 (47)
GV: Gọi HS chữa bài tập 3 (47)
HS: Trả lời
HS: Chữa bài tập 2 (47)
- Hiện tượng vật lí là: b, d. Vì không có chất mới được tạo thành.
- Hiện tượng hoá học là: a, c. Vì có chất được sinh ra.
+ ở a: Chất ban đầu là lưu huỳnh, chất mới là lưu huỳnh đioxit.
+ ở c: Chất ban đầu là canxi cacbonat, chất mới sinh ra là vôi sống (Canxi oxit) và khí cacbonic 
HS: Chữa bài tập 3 (47)
1/ Giai đoạn 1:
Nến(rắn) Nến(lỏng) Nến(hơi). Là hiện tượng vật lí.
2/ Giai đoạn 2:
“Hơi nến cháy trong không khí sinh ra khí cacbonic và hơi nước là hiện tượng hoá học”
Hoạt động 2 : 
Định nghĩa
GV thuyết trình: Các quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học.
- Chất ban đầu gọi là chất tham gia phản ứng.
- Chất mới sinh ra gọi là chất tạo thành hay còn gọi là sản phẩm.
GV: Giới thiệu phương trình chữ của bài tập số 2 (47)
Lưu huỳnh + Oxi Lưu huỳnh đioxit
 (Chất tham gia) (Chất tạo thành)
- Giữa các chất tham gia và chất tạo thành là dấu “”.
GV: Yêu cầu HS viết phương trình chữ của 2 hiện tượng hoá học còn lại ở bài tập số 2 và 3 (47) và chỉ rõ các chất tham gia, chất tạo thành (Sản phẩm)
GV treo bảng phụ ND bài tập: Hãy cho biết trong các quá trình biếnđổi sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hoá học? Viết các phương trình chữ của các phản ứng hoá học?
a/ Đốt cồn (Ruợu Etyilic) trong không khí, tạo ra khí cacbonic và nước.
b/ Chế biến gỗ thành giấy và bàn ghế
c/ Đốt bột nhôm trong không khí tạo ra nhôm oxit.
d/ Điện phân nước ta thu được khí hiđro và oxi.
HS: Nghe và ghi bài
HS: Làm bài tập:
+ Hiện tượng vật lí: b
+ Hiện tượng hoá học: a, c, d
- Phương trình chữ:
a/ Rượu Etylic + Oxi Cacbonic + Nước
b/ Nhôm + Oxi Nhôm oxit
 điện phân
d/ Nước Hiđro + Oxi
Hoạt

File đính kèm:

  • docGA Hoa 8 HKI 2 cot Dang su dung tot.doc
Giáo án liên quan