Bài giảng Tiết 1: Mở đầu môn hóa học (tiết 46)
Kiến thức:
+ HS biết Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng.
+ Vai trò quan trọng của Hóa học.
+ Phương pháp học tốt môn Hóa học.
II. Kĩ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng biết làm thí nghiệm, biết quan sát.
+ Rèn luyện phương pháp tư duy logic, óc suy luận sáng tạo.
+ Làm việc tập thể.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... DUYỆT GIÁO ÁN Ngày .... tháng ... năm 2014 Ngày soạn: 6/10/2014 Tiết 17 BÀI 12: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT Ngày dạy : 8A- ....../...../ 2014 8B- ....../...../ 2014 8C- ....../...../ 2014 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: I. Kiến thức: - Hs phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học - Phân biệt được các hiện tượng xung quanh ta là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hoá học. II. Kỹ năng: Tiếp tục được rèn luyện kỹ năng làm TN B/ CHUẨN BỊ I. Chuẩn bị của Gv - Hoá chất: Fe, S, đường - Dụng cụ: Đèn cồn, nam châm, kẹp gỗ, ống thí nghiệm II. Chuẩn bị của Hs: Đọc trước bài C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: I. Ổn định lớp: 1 phút II. Kiểm tra bài cũ (Không KTBC) III. Bài mới (30 Phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung TG Hoạt động 1 GV: Treo tranh cho hs quan sát hình 2.1 sgk - Hình vẽ đó nói lên điều gì? - Làm thế nào để nước lỏng chuyển thành nước đá? Nước đá thành nước lỏng? -Trong các quá trình trên có sự thay đổi nào? GV: Hiện tượng trên gọi là hiện tượng vật lí. Vậy hiện tượng vật lí là gì? I. Hiện tượng vật lí VD1: NướcrắnNướclỏngNướchơi + Nước thay đổi về trạng thái nhưng chất không thay đổi. *Nhận xét : Hiện tượng vật lí là hiện tượng mà chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên trạng thái là chất ban đầu 8 phút Hoạt động 2 GV : Cho hs làm thí nghiệm trộn hỗn hợp bột Fe và S. Cho nam châm đến gần phần 1. GV : Chất gì bị hút trên nam châm ? GV : Hiện tượng này được gọi là gì ? GV : Hướng dẫn hs làm tiếp tục thí nghiệm đun nóng hỗn hợp Fe và S GV: Quan sát màu sắc của chất rắn ? chất rắn có còn bị nam châm hút nữa không? vì sao? HS : Tiếp tục làm thí nghiệm rồi cử đại diện nhóm trả lời câu hỏi. GV : Bổ sung và kết luận GV: Cho hs làm thí nghiệm đun nóng đường kính GV: Nhận xét màu của đường ?Trên thành ống có gì ? GV : Nếu biết thành phần của đường là Cn(H2O)m thì chất màu đen là chất gì ? GV : Cho hs rút ra nhận xét ? GV: Các hiện tượng trên là hiện tượng hóa học. Vậy hiện tượng hóa học là gì? G: HT có sinh ra chất mới là hiện tượng hóa học. Vậy hiện tượng hóa học là gì? Nội dung phiếu : Các hiện tượng sau đây hiện tượng nào là hiện tượng vật lí , hiện tượng nào là hiện tượng hoá học ?giải thích ? a, Cồn để trong lọ không hín bị bay hơi b, Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua c, Đinh sắt để trong không khí bị gỉ d, Cho vôi sống vào nước được vôi tôi II. Hiện tượng hoá học : * Thí nghiệm : SGK ( 45+46 ) + Hiện tượng : - Đưa nam châm lại gần 1 phần bột sắt bị hút - > Đây là hiện tượng vật lí do sắt vẫn còn nguyên. - Phần còn lại cho sau khi đun nóng một thời gian thu được chất rắn mầu đen.Chất rắn này không bị nam châm hút. Fe + S FeS - > sinh ra chất mới khác với chất ban đầu. * Thí nghiệm 2 : SGK ( 46 ) Đường trắng chuyển thành chất màu đen và có giọt nước trên thành ống - >TN 2 sinh ra chất mới mầu đen khác với chất ban đầu. * Nhận xét : Chất biến đổi có tạo ra chất khác gọi là hiện tượng hoá học 22 phút IV. Củng cố : (10 phút) - Cho hs đọc ghi nhớ SGK /47 - Dấu hiệu nào để phân biệt HTVL và HTHH? - G bảng phụ ghi BT 2/ SGK/ 47. Yêu cầu HS làm bài tập. V. Dặn dò ( 4 phút) - Thu dọn dụng cụ thí nghiệm - Làm bài tập 1,3 trang 47 - Đọc trước bài phản ứng hoá học D. RÚT KINH NGHIỆM ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 6/10/2014 Tiết 18 BÀI 13: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (T1) Ngày dạy : 8A- ....../...../ 2014 8B- ....../...../ 2014 8C- ....../...../ 2014 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC I. Kiến thức: - HS hiểu được : + Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác: Chất phản ứng (chất tham gia) là chất ban đầu bị biến đổi trong các phản ứng và sản phẩm là chất được tạo thành. + Bản chất của phản ứng là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. II. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng một số thao tác thí nghiệm và rèn luyện thói quen quan sát, nhẻân xét, tìm cách giải quyết hiện tượng khi làm thí nghịêm. III. Thái độ: - GD thái độ yêu thích môn học và có ý thức tìm tòi nghiên cứu bộ môn. B. CHUẨN BỊ: I. Chuẩn bị của Giáo viên: - Vẽ sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa H2 và O2 - Phiếu học tập. II. Chuẩn bị của Học sinh: Làm bài tập và đọc trước bài mới. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I. Ổn định lớp: 1 phút II. Kiểm tra: 8 phút HS1: nêu hiện tượng vật lý là gì? Hiện tựơng hoá học là gì ? Em hãy cho ví dụ? HS2: Chữa bài 3 SGK? III. Bài mới (25 Phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG TG Hoạt động 1: G: Thuyết trình. G: Hãy chỉ ra chất tham gia, chất sản phẩm trong PƯ bên? G: Hãy viết PTHH chữ biểu diễn sự biến đổi của đường khi nung? Chỉ rõ chất tham gia, chất sản phẩm? G: Hiện tượng nào có PƯHH xảy ra? H: Hiện tượng hóa học. G: Hãy viết PTHH dạng chữ của các hiện tượng hóa học của bài tập 3/ SGK/ 47. H: học sinh hoạt động nhóm làm bài tập. H: Đại diện nhóm lên bảng chữa. I. Định nghĩa : * Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học. + Chất ban đầu là chất tham gia (chất phản ứng) + Chất mới sinh ra là sản phẩm tạo thành. Ví dụ: Sắt + Lưu huỳnh Sắt (II)Sunfua 10 phút Hoạt động 2 GV : Treo sơ đồ hình 2.5 SGK / 48 để hs quan sát G: Phân tử là gì? G: PƯ giữa các phân tử thể hiện PƯ giữa các chất. G: Trước PƯ và sau PƯ có các phân tử nào? Các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào? G: Trong quá trình PƯ số nguyên tử O va H có thay đổi không? G: trong phản ứng trên có gì thay đổi? G: Qua ví dụ trên em có kết luận gì về diễn biến của PƯHH? GV : Vận dụng bài tập 13.2/ SBT/ 16. G: Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí H2 và khí Cl2 tạo ra HCl H: làm bài tập vào vở. Một HS lên bảng chữa. II. Diễn biến của phản ứng hoá học : - Các nguyên tử ôxi và các nguyên tử hiđrô liên kết với nhau theo (O2 và H2) - Sản phẩm phản ứng là một nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H - Trong qua trình phản ứng số nguyên tử H và nguyên tử O vẫn giữ nguyên * Kết luận: Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác 15 phút IV. Củng cố : (10 phút) - Phản ứng hóa học là gì? Diễn biến của PƯHH? - Học sinh làm bài tập 2/ SGK /50. V. Dặn dò (1 phút) - Hoàn thành bài tập 1, 4, 5 / SGK /50. - Nghiên cứu phần III , IV bài phản ứng hoá học D. RÚT KINH NGHIỆM ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... DUYỆT GIÁO ÁN Ngày .... tháng ... năm 2014 Ngày soạn: 12/10/2014 Tiết 19 BÀI 13: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (T2) Ngày dạy : 8A- ....../...../ 2014 8B- ....../...../ 2014 8C- ....../...../ 2014 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC I. Kiến thức: - Biết được phản ứng hoá học xảy ra khi các chất tác dụng tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng có mặt chất xúc tác - Biết cách nhận biết phản ứng hoá học , dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo ra, có tính chất khác so với chất ban đầu ( như màu sắc , trạng thái ); biết nhiệt và ánh sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng hoá học. II. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng, nhận xét giải thích hiện tượng làm thí nghiệm . III. Thái độ: Giáo dục thái độ yêu thích môn học và có ý thức tìm tòi nghiên cứu bộ môn. B. CHUẨN BỊ: I. Chuẩn bị của Gv - Hoá chất : dd HCl loãng , kẽm viên, Bariclorua, dd axit sunfuric. - Dụng cụ : ống nghiệm , kẹp ống nghiệm - Phiếu học tập. II. Chuẩn bị của Hs: Làm BTVN và đọc trước bài C. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY I. Ổn định lớp: 1 phút II. Kiểm tra . 7 phút HS1: Phản ứng hoá học là gì? lấy 1 ví dụ minh hoạ ?. Chỉ ra đâu là chất phản ứng sản phẩm của phản ứng ? III. Bài mới (25 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG TG Hoạt động 1 GV : Hướng dẫn HS làm TN kẽm viên tác dụng với dd HCl. H: làm TN quan sát, nhận xét hiện tượng. HS : Có bọt khí sủi lên GV : Phản ứng có xảy ra không ? GV : Nếu không cho hai chất tham gia tiếp xúc với nhau thì có hiện tượng đó không? GV : Vậy muốn phản ứng xảy ra phải làm gì ? HS: cho các chất tham gia tiếp xúc với nhau. GV : Cây nến muốn cháy cần làm gì ? HS : Cần đun liên tục suốt thời gian phản ứng GV : Có phản ứng hoá học xảy ra không ? HS: có PTPƯ xảy ra. GV : Cho HS lên viết PTPƯ
File đính kèm:
- Giao an hoa 8 HKI(1).doc