Bài giảng Tiết 1 : Mở đầu môn hoá học (tiết 28)

MỤC TIÊU :

1. Kiến thức.

- HS biết Hoá học là nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn khoa học quan trọng và bổ ích.

- Bước đầu HS biết được Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1 : Mở đầu môn hoá học (tiết 28), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : .. 	 Ngày dạy : .
Tiết 1 : MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC
I.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức.
- HS biết Hoá học là nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn khoa học quan trọng và bổ ích.
- Bước đầu HS biết được Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.
 2. Kĩ năng
- HS biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn 
 3. Thái độ.
- HS yêu thích mơn học, say mê khoa học.
II.CHUẨN BỊ 
1.Giáo viên . 
- Chuẩn bị thí nghiệm sau :
+ Thí nghiệm cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch CuSO4 
- Giáo viên chuẩn bị thí nghiệm gồm :
+Một giá để ống nghiệm,ống hút, khay nhựa, ống hút 
+ 3 ống nghiệm có dán nhãn
Ống 1 : đựng dd CuSO4
Ống 2 : đựng dd NaOH
- Giáo viên chuẩn bị hình vẽ “cách dùng đồ dùng bằng nhôm”.
2.Học sinh.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Thí nghiệm của giáo viên kết hợp thảo luận nhĩm.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: kết hợp kiểm tra trong giờ.
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đối tượng, nhiệm vụ của Hĩa học.
-GV đặt vấn đề giới thiệu qua về môn Hoá và cấu trúc chương trình bộ môn. Nêu mục tiêu của bài.
-GV nhấn mạnh câu hỏi “Hoá học là gì?”
Bằng cách tiến hành một số thí nghiệm đơn giản sau:
Bước 1 : HS quan sát trạng thái, màu sắc của các dd sau được đặt trong ống nghiệm : CuSO4, NaOH, và ghi kết quả nhận xét vào phiếu học tập của mỗi nhóm.
- HS quan sát đặc điểm nhận biết của từng chất
- Ống 1: dd CuSO4 : màu xanh trong suốt
- Ống 2: dd NaOH : trong suốt, không màu.
Bước 2 : 
- GV dùng ống hút nhỏ 5 – 7 giọt dd màu xanh (CuSO4) ở ống 1 sang ống 2 (dd NaOH) 
-HS : quan sát và nhận xét
- ống nghiệm 2 có chất mới màu xanh không tan tạo thành, dd không còn trong suốt)
-Ghi nhận xét vào trong phiếu học tập
-GV : gọi đại diện 1 nhóm nêu kết luận.
-HS : ở TN trên đã có sự biến đổi của chất.
- GV chốt lại đối tượng nhiệm vụ của Hĩa học. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trị của Hĩa học trong đời sống.
GV yêu cầu HS:
? Kể tên một số đồ dùng, vật dụng sinh hoạt trong gia đình làm từ sắt, nhôm, đồng, chất dẻo
-HS : Chén, dĩa, cuốc, xẻng, giầy dép, xô chậu 
? Kể tên một số sản phẩm hoá học được dùng trong sản xuầt nông nghiệp.
-HS : Các loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất bảo quản thực phẩm.
? Kể tên những sản phẩm hoá học phục vụ trực tiếp cho việc học tập và bảo vệ sức khoẻ của gia đình em ?
-HS : Sách vở, bút mực, tẩy, hộp bút, cặp 
? Vậy hãy cho biết vai trị của Hĩa học đối với đời sống con người ?
-HS trả lời.
-GV tổng kết.
Hoạt động 3: Làm gì để học tốt mơn Hĩa học ?
-GV : Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi “muốn học tốt môn Hoá học em phải làm gì ?”
-GV gợi ý HS trả lời
-HS thảo luận theo nhóm và rút ra kết luận chung của nhóm.
I.Hoá học là gì ?
-Hoá học là mơn khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
II. Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ?
-Hoá học có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta.
III. Các em phải làm gì để học tốt môn Hoá học ?
-Tự thu thập tìm kiếm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng và ghi nhớ.
-Nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.
4.Kiểm tra đánh giá.
-Hoá học là gì ? Vì sao ta phải học Hóa học ?
-Phương pháp học tập môn hoá học như thế nào ?
5.Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Xem trước bài “Chất”.
*****************************************
Ngày soạn : . 	 
Ngày dạy : .
 Tiết 2: CHẤT
Tuần 1
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức
-Hs phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất. Biết được ở đâu có thể có chất và ngược lại.
-Biết được cách quan sát , dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm  để nhận ra tính chất của chất.
2. Kĩ năng.
-Thực hiện TN để biết được tính chất của chất, cách sử dụng hoá chất.
3. Thái độ.
-HS hứng thú, say mê môn Hoá học, thấy được sự quan trọng của Hoá học trong cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV & HS :
1.Giáo viên :
- Chuẩn bị cho HS thí nghiệm theo 4 nhóm : Thí nghiệm phân biệt cồn (rượu etilic) với nước.
- Hoá chất : một miếng sắt, nước cất, muối ăn, cồn, 
- Dụng cụ : Cân, cốc thuỷ tinh có vạch, kiềng đun, nhiệt kế, đũa thuỷ tinh.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP.
- HS độc lập nghiên cứu, kết hợp làm thí nghiệm.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : 
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy cho biết : Hoá học là gì ? Vai trò của Hoá học trong cuộc sống chúng ta? Phương pháp để học tốt môn Hoá học ?
Gv gọi HS lên bảng trả bài.
Gv nhận xét cho điểm.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu chất cĩ ở đâu ?
- GV : Các em hãy kể tên một số vật thể ở xung quanh chúng ta ?
- HS kể : Bàn ghế, cây cỏ, sách vở, sông suối, rừng
- GV : Các vật thể xung quanh chúng ra được chia ra làm 2 loại:
+ Vật thể tự nhiên
+ Vật thể nhân tạo
- GV yêu cầu HS phân loại các vật thể vừa ví dụ
- GV ghi bảng theo sơ đồ
Vật thể
Vật thể nhân tạo
Vật thể 
tự nhiên
Ví dụ :
Cây cỏ
Sông, suối
Không khí
Ví dụ :
Bàn ghế
Bút, sách vở
 Lớp học
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu tính chất và cách xác định tính chất của chất.
- GV : Thông báo cho HS biết mỗi chất có những tính chất nhất định
- GV yêu cầu HS xác định tính chất vật lý , và tính chất hoá học của muối, sắt, dầu  bằng thí nghiệm và ghi theo bảng sau :
- HS : thảo luận theo từng nhóm và hoàn thành bảng.
- GV tổng kết bảng.
-GV: Làm thế nào để nhận biết được tính chất của chất ?
- HS nghiên cứu SGK trả lời.
- Gv nhấn mạnh các phương pháp nhận biết tính chất của chất.
? Vậy việc hiểu biết về tính chất của chất cho ta lợi ích gì?
- HS nghiên cứu SGK trả lời.
- GV tổng kết.
I.Chất có ở đâu ?
Chất có ở khắp nơi, đâu có vật thể là có chất.
II.Tính chất của chất :
- Mỗi chất có những tính chất nhất định, bao gồm : Tính chất vật lý và tính chất hóa học.
- Để nhận biết tính chất của các chất ta phải quan sát, làm thí nghiệm, cân, đo
- Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? 
+ Giúp nhận biết chất này với chất khác.
+ Biết cách sử dụng chất.
+ Biết ứng dụng chất trong đời sống và sản xuất.
 4 .Kiểm tra đánh giá.
? Chất cở đâu ?
? Kể những tính chất của muối ăn mà em biết ?
- GV hướng dẫn HS làm BT 4/12
5.Hướng dẫn học bài.
- Học bài, làm các BT trong SGK.
*************************************************

File đính kèm:

  • doctuan 1.doc