Bài giảng Tiết 1: Chất và tách chất từ hỗn hợp
Mục tiêu
1. Kiến thức
* Kiến thức cơ bản
- Củng cố khái niệm về: chất và vật thể, chất nguyên chất và hỗn hợp.
- Biết được cách phân biệt chất nguyên chất và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
* Kiến thức nâng cao:
- Biết được nguyên tắc chung khi tách một chất ra khỏi hỗn hợp chứa chất đó.
h ra, biết sản phẩm thu được là muối kẽm sunphat, sắt (coi toàn bộ lượng sắt sinh ra bám hết trên thanh kẽm). Bài 13: Hoà tan hoàn toàn 3,2 g Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 thu được muối sắt (III) sunphat và nước. Lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch kiềm NaOH (dư) thu được sắt (III) hiđroxit kết tủa và muối natri sunphat. Lọc kết tủa và nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được m gam Fe2O3 và nước. a. Viết các PTHH của các phản ứng trong bài. b. Tính giá trị của m. Bài 14: Nung 30 g hỗn hợp gồm 2 muối KHCO3 và CaCO3, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn giảm 11,25 g. Tính khối lượng của mỗi muối có trong hỗn hợp đầu, biết sản phẩm nung chứa K2CO3, CaO, CO2, H2O. ĐÁP SỐ VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ Bài 1: a. dNH/ H= b. dSO/ N= c. dO, NH/ CO= d. Bài 2: - Khối lượng mol trung bình của CO2 và CO là 40 - Vẽ đường chéo Áp dụng công thức ta có %VCO = 25%, %= 75% Bài 3: Không khí gồm O2 (20%V) và N2 (80%V), nên ta sử sụng khối lượng mol trung bình của không khí, sau đó áp dụng công thức tính tỉ khối của một chất khí so với một hỗn hợp khí Bài 4: Tương tự bài 3: Bài 5: - Khối lượng mol trung bình của 2 khí là 34 - Vẽ đường chéo - Áp dụng công thức ta có: . Mặt khác nên Bài 6: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC Bài 7: 2Al2O3 4Al + 3O2 Theo PT 2.102 tấn 4.27tấn Theo đầu bài x tấn 4 tấn x 7,56 tấn. Vì hiệu suất đạt 90% nên khối lượng Al2O3 ban đầu là: tấn Số tấn quặng chứa 8,4 tấn Al2O3 là tấn Bài 8: Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 Theo PT 160 tấn 2.56 tấn Theo đầu bài x tấn 313,6 tấn x 448 tấn. Vì hiệu suất đạt 80% nên khối lượng Fe2O3 ban đầu là: tấn Bài 10: PTHH 2A + 2x HCl 2AClx + x H2 = 0,2 mol nA = MA = - Lập bảng: n 1 2 3 MA 12 24 36 A Loại Mg Loại Vậy A là Mg Bài 11:Gọi nFe phản ứng = x PTHH: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu Theo PT 1 1 (mol) Theo đầu bài x x Khố lượng thanh sắt tăng lên do khối lượng đồng bám vào lớn hơn lượng sắt đã tham gia phản ứng và tan vào dung dịch. mthanh sắt tăng = mCu sinh ra – mFe phản ứng = 64x - 56x = 8x Theo đầu bài, khối lượng thanh sắt tăng 1,6 gam nên 8x = 1,6 x = 0,2 mol mFe đã phản ứng = 0,2.56 = 11,2 (g), mCu tạo thành = 0,2.64 = 12,8 (g) Bài 12: mthanh kẽm giảm = mZn phản ứng – mFe sinh ra Bài 13: m = 3,2 gam vì số mol ( hoặc khối lượng) của Fe2O3 luôn bảo toàn. Bài 14: Khối lượng chất rắn giảm bằng khối lượng của CO2 và H2O bay đi. Lập 2 PT 2 ẩn Giải được khối lượng của KHCO3 = khối lượng của CaCO3 = 15 gam Chủ đề 4: OXI – KHÔNG KHÍ ( 5 tiết ) Tiết 1: TÍNH CHẤT CỦA OXI I. Mục tiêu 1. Kiến thức * Kiến thức cơ bản Củng cố: - Tính chất hoá học của oxi: Oxi là phi kim hoạt động hoá học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: Tác dụng với hầu hết các kim loại(Fe, Cu,), nhiều phi kim (C, S, và hợp chất ( CH4,). Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II. * Kiến thức nâng cao: - Giới thiệu về Ozon, dạng thù hình khác của oxi và hiệu ứng nhà kính. 2. Kĩ năng * Cơ bản - Viết được các PTHH của oxi với các đơn chất và hợp chất cụ thể. - Tính được thể tích của oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. - Giải được một số bài toán liên quan đến oxi. * Nâng cao: Không II. Gợi ý về phương pháp - Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tự học và thảo luận theo nhóm học tập. - GV giải đáp thắc mắc và chữa bài tập. III. Hệ thống kiến thức A. Kiến thức cơ bản (SGK tr 83) B. Kiến thức nâng cao: * Oxi Oxi có 6 electron ở lớp ngoài cùng, lớp elctrron này có xu hướng nhận thêm 2e để trở thành lớp vỏ có 8e bền vững giống khí hiếm Neon (Ne). Chính do tính chất dễ nhận thêm e này của nguyên tử oxi đã làm cho nguyên tố oxi có tính oxi hoá (tính nhận e) - Khí oxi có thể tác dụng trực tiếp với hầu hết các đơn chất khác: có thể tác dụng ở nhiệt độ thường với Na, ở nhiệt độ cao 60C với P, ở nhiệt độ 250C với S, ở nhiệt độ 350C - 650C với than. Khi đun nóng trong không khí khô, sắt tạo nên Fe2O3 và ở nhiệt độ cao hơn tạo nên Fe3O4. Vì vậy khí oxi là một trong những phi kim điển hình có tính oxi hoá mạnh. * Ozon - CTPT là O3 - O3 ở trong thiên nhiên tập trung chủ yếu ở tầng cao của khí quyển, cách mặt đất khoảng 25 Km. Ở mặt đất, một lượng nhỏ ozon thường có trong không khí ở các rừng thông hoặc bờ biển. - O3 có hoạt tính hoá học cao hơn oxi nhiều lần. Ozon có thể tác dụng với dung dịch KI theo phương trình: O3 + 2KI + H2O 2KOH + O2 + I2 Do tính oxi hoá mạnh ozon có thể diệt vi khuẩn ở trong không khí. Với một nồng độ rất bé ở trong khí quyển (dưới 1/1000000 về thể tích) ozon có ích đối với sức khoẻ con người, nhưng với nồng độ lớn hơn ozon trở nên có hại. - Trên thực tế, ở các nước châu âu và nước phát triển người ta dùng ozon để để diệt trùng nước uống trong thành phố và dùng nước có ozon để bảo quản một số quả tươi như: cam, mận,Lớp ozon trong khí quyển có tác dụng như một lá chắn, ngăn tia tử ngoại, bảo vệ cho sự sống trên trái đất. * Hiệu ứng nhà kính Trên tầng cao của khí quyển, ozon như một tấm áo vô hình ngăn chặn sự xâm nhập của các tia cực tím (tia tử ngoại) tới trái đất (vì ozon có khả năng hấp thụ các tia tử ngoại gần) nên mọi sinh vật ở mặt đất không bị các tia có hại đó tiêu diệt. Những năm gần đây các nhà khoa học phát hiện thấy ở một số khu vực (VD Nam cực), tầng ozon của khí quyển bị bào mòn thậm chí bị thủng. Nguyên nhân gây ra hiện tượng thủng tầng ozon là do tác dụng của một số khí như Freon, các oxit của nitơ Khi tầng ozon bị thủng, các tia cực tím có thể xuyên qua bầu khí quyển một cách dễ dàng. Trong không khí lượng oxi và khí cacbonic thường có một tỉ lệ nhất định. Nếu hàm lượng khí cacbonic cao lên nó gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Trong khí quyển, CO2 chỉ hấp thụ một phần những tia hồng ngoại (tức là những bức xạ nhiệt) của mặt trời và những tia khác đi qua dễ dàng đến mặt đất khi tầng ozon bị phá thủng. Nhưng những bức xạ nhiệt phát ra ngược lại từ mặt đất bị khí cacbonic hấp thụ mạnh và phát trở lại trái đất làm cho trái đất ấm lên.Người ta tính rằng nếu trong khí quyển của hành tinh chúng ta không có khí CO2 thì nhiệt độ ở mặt đất thấp hơn nhiệt độ hiện tại là 21C. Ngược lại nếu hàm lượng của CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi so với hiện tại thì nhiệt độ ở mặt đất tăng thêm 4C. Ở sao Kim, lượng CO2 gấp 60000 lần ở trái đất nên nhiệt độ trung bình ở Sao kim là 425C. Vậy về mặt hấp thụ bức xạ, lớp CO2 ở trong khí quyển tương đương với lớp thuỷ tinh của các nhà kính dùng để trồng cây, trồng hoa ở xứ lạnh. Do đó hiện tượng làm cho Trái Đất ấm lên bởi khí CO2 được gọi là hiệu ứng nhà kính. Nói tóm lại “ hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng bức xạ nhiệt từ mặt đất phản xạ vào khí quyển không có khả năng xuyên qua lớp CO2 (do lượng CO2 trong khí quyển quá lớn) bao quanh trái đất như lớp kính giữ nhiệt hấp thụ do đó nhiệt độ của trái đất nóng lên. Như vậy, nguyên nhân gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính là: 1. Do tầng ozon bị thủng 2. Do hàm lượng CO2 trong không khí tăng cao. Hiện nay các nhà khoa học đang tính đến phương án dùng phương tiện khác nhau đưa những luồng ozon nhân tạo lên khí quyển để bù đắp những lỗ thủng của tầng ozon. IV. Hệ thống bài tập Bài 1: Đốt cháy 7,44g photpho trong bình chứa 6,16 lít khí oxi (đktc) tạo ra điphotpho pentaoxit. Tính khối lượng của các chất sau phản ứng. Bài 2: Để oxi hoá hoàn toàn một kim loại R (hoá trị II) ta phải dùng một lượng oxi bằng 25% lượng kim loại đó. Hãy xác định tên kim loại. Bài 3: Cho phản ứng có PTHHsau: Fe(NO3)3 Fe2O3 + NO2 + O2 Cần lấy bao nhiêu gam Fe(NO3)3 để điều chế lượng oxi tác dụng vừa đủ với Ba tạo thành 36,72g BaO. Bài 4: Đốt cháy 1 kg than trong không khí, biết trong than có chứa 0,5% tạp chất không cháy. a. Tính thể tích oxi (đktc) cần thiết để đốt cháy 1 kg than trên. b. Tính thể tích khí cacbonic (đktc) sinh ra. Bài 5: Trong một bình kín có thể tích 5,6 lít chứa đầy không khí (đktc) và 1,55g photpho. Đốt photpho, cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng đưa bình về nhiệt độ ban đầu. a. Tính khối lượng chất có trong bình sau phản ứng. b. Áp suất trong bình tăng hay giảm và bằng bao nhiêu lần so với áp suất ban đầu. Bài 6: Tính thể tích khí oxi và thể tích không khí cần thiết để đốt cháy các chất sau, biết rằng không khí có chứa 20% về thể tích khí oxi: a. 18 g cacbon. b. 8,1 g nhôm. Bài 7: Cho 15,45 g hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al tác dụng hoàn toàn với oxi, sau phản ứng thu được hỗn hợp oxit có khối lượng 27,85 g. a. Viết các PTHH b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các kim loại có trong hỗn hợp đầu. Tiết 2: SỰ OXI HOÁ – PHẢN ỨNG HOÁ HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI I. Mục tiêu 1. Kiến thức * Kiến thức cơ bản Củng cố: - Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất khác. - Khái niệm phản ứng hoá hợp. * Kiến thức nâng cao: - Biết được bản chất của sự oxi hoá, sự khử. 2. Kĩ năng: * Cơ bản - Xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế. - Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp. * Nâng cao: Không II. Gợi ý về phương pháp Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tự học và thảo luận theo nhóm học tập. - GV giải đáp thắc mắc và chữa bài tập. III. Hệ thống kiến thức A. Kiến thức cơ bản (SGK tr 86) B. Kiến thức nâng cao: - Theo định nghĩa, sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất. Nhưng thực chất ta thấy, trong các phản ứng hoá học của oxi, oxi đều nhận thêm 2e để có lớp vỏ ngoài cùng có 8e giống khí hiếm Ne (Neon). Khi oxi nhận thêm 2e thì chắc chắn phần tử đơn chất hoặc hợp chất tác dụng với oxi là phần tử nhường electron cho oxi. VD1: 2Mg + O2 2MgO Theo định nghĩa, đây là sự oxi hoá Mg. Về bản chất mỗi nguyên tử Mg đã nhường 2e ở lớp ngoài cùng cho mỗi nguyên tử oxi và phân tử oxi đã nhận tổng số 4e từ 2 nguyên tử Mg, kết quả là cả O và Mg đều có 8e lớp ngoài cùng. VD2: Mg + Cl2 MgCl2 Theo định nghĩa, đây không phải là sự oxi hoá Mg, nhưng thực chất mỗi nguyên tử Mg đã nhường 2e cho 2 nguyên tử Cl trong phân tử Cl2, kết quả là cả Mg và Cl đều có 8e lớp ngoài cùng Mg. Trong 2 VD trên ta thấy bản chất của chúng đều là sự nhườn
File đính kèm:
- bai soan hoa 8.doc