Bài giảng Tiết 1: Bài 1: Thông tin và tin học (Tiếp)
Mục tiêu:
1. KT: - Có hình dung ban đầu về khái niệm thông tin.
- Biết các dạng cơ bản của thông tin.
- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ hoạt động xử lí thông tin của con người.
- Liệt kê được các hoạt động thông tin, đánh giá vai trò của các hoạt động đó.
2. KN: Nắm được kiến thức sơ lược về thông tin.
3. TĐ: Tạo hứng thú học tập của học sinh, nghiêm túc trong giờ học.
g tin Câu 3: Đâu là điều máy tính chưa thể làm được: a. xử lý và tính toán b. lưu trữ dữ liệu c. phân biệt mùi vị, cảm giác d. chứa hình ảnh Câu 4: Những dãy gồm hai kí tự 0 và 1 được gọi là: a. kí tự b. bit c. byte d. số Câu 5: Mô hình quá trình ba bước là: a. nhập-xuất-xử ly b. xử lý-nhập-xuất c. nhập-xử lý-xuất d. xuất-xử lý-nhập Câu 6: Bộ xử lý trung tâm CPU có thể được coi là: a. bộ nhớ trong b. bộ nhớ ngoài c. bộ não của máy tính d. thiết bị vào ra Câu 7: Trong máy tính người ta chia bộ nhớ ra làm mấy loại: a. 1 loại b. 2 loại c. 3 loại d. 4 loại Câu 8: Thành phần chính của bộ nhớ trong là: a. Rom b. Đĩa cứng c. Ram d. CPU Câu 9: Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là: a. byte b. bit c. KB d. GB Câu 10: Trong các thiết bị sau thiết bị nào là thiết bị nhập: a. bàn phím và chuột b. chuột và màm hình c. bàn phím và màn hình d. máy in và chuột Câu 11: Trong các thiết bị sau đâu lá thiết bị xuất: a. bàn phím và chuột b. chuột và màn hình c. bàn phím và màn hình d. máy in và màn hình Câu 12: Trong các thiết bị sau thiết bị nào là bộ nhớ ngoài: a. Ram b. Đĩa cứng c. Bàn phím d. Chuột II. Phần tự luận: (4điểm) Câu 1: Phần mềm là gì? Có mấy loại phần mềm hãy nêu ra và cho ví dụ từng loại? (2đ) Câu 2: Thông tin là gì? Có mấy dạng thông tin cơ bản hãy kể ra và cho ví dụ từng dạng? (2đ) ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT LÝ THUYẾT I. Phần trắc nghiệm: Trả lời đúng mỗi câu đạt 0.5 điểm: Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trả lời c b c b c c b c a a d b II. Phần tự luận: Câu 1: -Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lý kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm máy tính hay gọi ngắn gọn là phần mềm (1điểm). - Người ta chia phần mềm thành 2 loại chính là: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng (0.5 điểm). - Ví dụ phần mềm hệ thống như: WINDOWS XP. Phần mềm ứng dụng như: Phần mềm luyện gõ 10 ngón tay Mario (0.5 điểm) Câu 2: -Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự kiện, sự vật,..) và về chính con người. (1điểm) - Có 3 dạng thông tin cơ bản là: dạng văn bản, dạng hình ảnh và dạng âm thanh - Dạng văn bản như: chữ viết hay kí hiệu trong sách vở, bài báo . - Dạng hình ảnh như: Những hình vẽ minh họa trong sách báo, hình chụp, - Dạng âm thanh như: tiếng đàn, tiếng trống trường, tiếng chim hót,. Mỗi ý đúng đạt (0.25 điểm có 4 ý x 0.25 = 1 điểm) Tuần 10: Tiết 19: Chương 3: HỆ ĐIỀU HÀNH Bài 9: VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH? I. Mục tiêu: 1. KT: Học sinh hiểu thế nào là hệ điều hành, nhiệm vụ của hệ điều hành. Từ đó biết được vì sao cần có hệ điều hành. 2. KN: Học sinh nêu được một số hệ điều hành phổ biến. 3. TĐ: Khả năng tư duy được một số hệ điều hành. II, Chuẩn bị: GV chuẩn bị: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. HS: chuẩn bị bài mới. III. Tiến trình dạy và học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Các quan sát * Quan sát 1: Hình ảnh giao thông lộn xộn (SGK/ Trang 39). - Em hãy nhận xét về tình trạng giao thông trong hình ảnh này? - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV đưa ra một ví dụ khác về tình trạng giao thông tại ngã tư đường phố. - Các em có nhận xét gì? - GV nhận xét, đánh giá, rút ra kết luận. - Hai ví dụ đó có sự khác biệt gì? - GV nhận xét, đánh giá. - Theo các em điều gì khiến cho trật tự giao thông ổn định hơn? - GV nhận xét câu trả lời của HS. * Quan sát 2: Trường hợp ở trường không có thời khóa biểu (SGK/Trang 39) - Khi không có thời khóa biểu hay không nhớ thời khóa biểu thì như thế nào? - GV nhận xét, rút ra kết luận. - GV có thể đưa thêm một vài ví dụ để phân tích cho học sinh. - Vậy vai trò của đèn tín hiệu giao thông và thời khóa biểu như thế nào? - GVà Kết luận à Khái niệm về Hệ điều hành. - HS các phương tiện đi đúng làn đường, không xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông. - HS tình trạng giao thông rất lộn xộn. - HS trả lời - Có đèn tín hiệu giao thông - Có cảnh sát điều khiển. - Có sự phân luồng giao thông. - Không biết có những môn học nào. - Không biết thầy (cô) nào dạy. - HS chú ý nghe giảng, và ghi bài. - HS trả lời điều hành các hoạt động cho nhịp nhàng. 1. Các quan sát: * Quan sát 1: - Hệ thống đèn xanh, đỏ có nhiệm vụ phân luồng cho các phương tiện, đóng vai trò điều khiển hoạt động giao thông. * Quan sát 2: - Thời khóa biểu đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động học tập trong nhà trường. * Nhận xét: SGK/Trang 39 - Qua hai quan sát trên em có thể thấy vai trò quan trọng của các phương tiện điều khiển. Đó là hệ thống đèn tín hiệu giao thông trong quan sát 1và TKB của nhà trường trong quan sát 2. 4. Củng cố: - GV nhắc lại vai trò của đèn tín hiệu giao thông và thời khóa biểu. 5. Hướng dẫn về nhà: - Nhắc nhở học sinh học bài. - Làm các bài tập 1, 2, 3 SGK/Trang 41. 6. Rút Kinh nghiệm: .. .. .. .. .. .. Tiết 20: Bài 9: VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH (TT) I. Mục tiêu: 1. KT: Nắm được những vấn đề cơ bản cách quản lí của hệ điều hành đối với phần cứng phần mềm trong máy tính. 2. KN: Học sinh nêu được vai trò của hệ điều hành. 3. TĐ: Học sinh hiểu được sự cần thiết phải có hệ điều hành trong máy tính. II. Chuẩn bị: GV chuẩn bị: Nghiên cứu tài liệu, giáo án. HS: chuẩn bị bài mới. III. Tiến trình dạy và học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Cái gì điều khiển máy tính? - Giới thiệu các thiết bị phần cứng máy tính và một số phần mềm đã học. - Tất cả mọi hoạt động đều phải có sự điều hành thì mới hoạt động đồng bộ và có hiệu quả. Với máy tính cũng vậy để điều khiển mọi hoạt động của máy tính cần phải có HĐH. - Lấy thêm 1 số ví dụ khác trong cuộc sống mà cần có sự điều khiển trong quá trình điều khiển? - GV nhận xét, rút ra kết luận. - GV đưa ra một số hệ điều hành thông dụng. - GV giảng giải, thuyết trình, phân tích và nêu ví dụ về hệ điều hành đơn nhiệm và hệ điều hành đa nhiệm để học sinh nắm rõ hơn. Tóm lại: hệ điều hành có vai trò như thế nào đối với máy tính? -Chốt lại vấn đề như phần ghi nhớ SGK trang 40. Yêu cầu HS nêu lại ghi nhớ. - HS chú ý nghe giảng. - HS: thảo luận nhóm nhỏ - HS: đưa ra ý kiến của mình Hs: suy nghĩ trả lời Học sinh nêu phần ghi nhớ ở SGK trang 40 Hs khác nêu lại ghi nhớ 2. Cái gì điều khiển máy tính? - Khi máy tính làm việc có nhiều đối tượng tham gia vào quá trình xử lí thông tin. Các đối tượng này gồm phần cứng và phần mềm. - Hoạt động của các đối tượng này cần được điều khiển bằng hệ điều hành. Vậy hệ điều hành thực hiện: + Điều khiển các thiết bị (Phần cứng). + Tổ chức việc thực hiện các chương trình (Phần mềm). * Các dạng HĐH đang sử dụng trong MT. - HĐH đơn nhiệm: là hệ điều hành mà tại một thời điểm chỉ thực hiện được 1 công việc, Vd: HĐH MS-DOS. - HĐH đa nhiệm: là hệ điều hành tại một thời điểm máy tính có thể thục hiện được nhiều công việc, vd: các HĐH Windows như Window 98, Window 2000, Window XP, Ghi nhớ: Hệ điều hành có vai trò rất quan trọng. Nó điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm tham gia vào quá trình xử lý thông tin. 4. Củng cố: - GV nhắc lại một số nét cơ bản của hệ điều hành thông dụng. - Nêu vai trò của hệ điều hành. - Phần mềm học gõ 10 ngón có phải là hệ điều hành không? Vì sao? 5. Hướng dẫn về nhà: - Nhắc nhở học sinh học bài. - Làm các bài tập 4, 5 SGK/Trang 41. 6. Rút Kinh nghiệm: .. .. .. .. .. .. Tuần 11: Tiết 21-22: Bài 10: HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ? I. Mục tiêu: - Học sinh biết được chức năng của hệ điều hành, các thành phần của hệ điều hành. - Học sinh trình bày được các chức năng của hệ điều hành. - Học sinh nghiêm túc học tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài. II. Chuẩn bị: GV chuẩn bị: Giáo án, SGK,máy chiếu HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. III. Tiến trình dạy và học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Em hãy nêu vai trò quan trọng của hệ điều hành máy tính? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Thế nào là hệ điều hành? -Từ vai trò quan trọng của hệ điều hành mà các em đã biết, hãy tìm hiểu xem hệ điều hành là gì? -Hệ điều hành có phải là một thiết bị được lắp ráp trong máy tính không? GV cho học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ và đưa ra ý kiến. GV gợi ý Chốt lại vấn đề về hệ điều hành và sự có mặt của hệ điều hành trong máy tính. GV:Hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay là hệ điều hành WINDOWS của hãng Microsoft Hoạt động 2: Nhiệm vụ chính của hệ điều hành -Qua tìm hiểu ở các phần trên, hãy cho biết hệ điều hành có các nhiệm vụ nào? GV chốt lại vấn đề và rút ra kết luận từ ý kiến trả lời của học sinh -Đây là giao diện của hệ điều hành Windows XP (chiếu cho HS xem) Hoạt động 3: Phân loại hệ điều hành - GV chiếu lên màn chiếu tên của 3 loại hệ điều hành chính. - Cho HS đọc tên 3 HĐH chính. GV giải thích và cho ví dụ: - Đơn nhiệm một người dùng: Trong hệ điều hành này, các chương trình phải được thực hiện lần lượt. Mỗi lần làm việc chỉ có một người được đăng nhập hệ thống. - Đa nhiệm một người dùng: HĐH loại này chỉ cho phép một người được đăng nhập hệ thống nhưng có thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình. - Đa nhiệm nhiều người dùng: HĐH loại này cho phép nhiều người được đồng thời đăng nhập hệ thống. Hệ thống có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình. HĐH loại này khá phức tạp, đòi hỏi máy phải có bộ xử lý mạnh, bộ nhớ trong lớn. HS suy nghĩ HS thảo luận theo nhóm nhỏ và nêu lên ý kiến của mình HS chú ý lắng nghe HS suy nghĩ trả lời theo yêu cầu HS nghe và ghi chép HS quan sát theo dõi - HS đọc. - Đơn nhiệm một người dùng - Đa nhiệm một người dùng - Đa nhiệm nhiều người dùng HS chú ý lắng nghe 1. Hệ điều hành là gì? -Hệ điều hành không phải là một thiết bị được lắp ráp trong máy tính. -Hệ điều hành là một chương trình của máy tính -Hệ điều hành là phần mềm đầu tiên được cài đặt trong máy tính. Tất cả các phần mềm khác chỉ có thể hoạt
File đính kèm:
- giao an 6.doc