Bài giảng Tiết 1: Bài 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 33)

1. Kiến thức

- HS biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và các ứng dụng của chúng. Hoá học là môn khoa học quan trọng và bổ ích.

- Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống do đó cần có kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.

2. Kĩ năng

- Bước đầu rèn luyện cho HS kĩ năng làm thí nghiệm đơn giản, biết quan sát các hiện tượng.

- rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo

- Làm việc tập thể có hiệu quả

 

doc77 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Bài 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 33), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Số nguyên tử H và O:
Nhận xét: 
Các nguyên tử H và O trước và sau phản ứng có khác nhau không?.......................
-Trước phản ứng:
-Sau phản ứng: .
BTVN: Viết PTHH bằng chữ của các quá trình sau: 
a.Cho dung dịch Axit clohiđric vào dung dịch Natri hiđroxit tạo thành dung dịch Natri clorua và nước
b.Cho vôi sống ( Canxi Oxit ) vào nước được vôi vữa ( Canxi hiđroxit)
c.Đun nóng thuốc tím ( Kali pemanganat) một thòi gian thì thu được Kali manganat, mangan đi oxit và khí oxi
	Ngày soạn: 24.10.2008
	Ngày dạy: 3.11.2008
	Lớp dạy : 8B
Tiết 20
Bài: 14: bài thực hành 3 – dấu hiệu của hiện tượng 
và phản ứng hoá học
I.Mục tiêu
 1.Kiến thức
 -Qua bài thực hành giúp HS phân biệt được hiện tượng lí học và hiện tượng hoá học. Nhận biết được các dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.
 2.Kĩ năng
 - Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng sử dụng dụng cụ, hoá chất trong PTN
 3.Thái độ
Rèn luyện ý thức làm việc tập thể và ý thức tiết kiệm trong thực hành hoá học.
II.Chuẩn bị
 Dụng cụ: ống nghiệm, giá gỗ, đèn cồn, diêm, kẹp, ống hút, que đóm
 Hoá chất: Nước vôi trong ( dd Ca(OH)2 ), KMnO4, Na2CO3
III.Phương pháp
 TN nghiên cứu, TN chứng minh
 Hợp tác theo nhóm nhỏ.
IV.Tiến trình
 1.Kiểm tra bài cũ
 Câu hỏi: a) Thế nào là hiện tượng lí học? Hoá học? Cho VD?
 b) Trình bày các dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra?
 2.Bài mới
 Giới thiệu bài học:
 Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: I. Chuẩn bị
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ở nhà
HS: chuẩn bị bài ở nhà:
-Mục đích TN
-Dụng cụ, hoá chất cho mỗi TN
-Cách tiến hành
-Một số điểm lưu ý khi làm TN
Hoạt động 2: II.Tiến hành thí nghiệm
GV: Yêu cầu 1 HS đại diện nhóm nêu mục đích, dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành khi TN
GV: Lưu ý HS một số điểm khi thực hành TN
- Khi đun thuốc tím: đun từ dưới ống nghiệm, hơ nóng đều, đun tập trung vào phần ống nghiệm chứa hoá chất.
- Khi đun xong, tắt đèn cồn, không được thổi mà dùng nắp đậy đèn cồn.
GV: yêu cầu HS nêu mục đích TN, cách tiến hành
GV: Chốt nội dung kiến thức cơ bản trên bảng phụ. HS quan sát trong quá trình làm TN.
GV: quan sát các nhóm làm TN, điều chỉnh các thao tác kịp thời cho nhóm HS
1.Thí nghiệm 1
 Hoà tan và đun nóng kali pemanganat 
( thuốc tím )
HS: đại diện nhóm trình bày TN
HS: các nhóm khác bổ sung
2.Thí nghiệm 2
 Thực hiện phản ứng với canxi hiđroxit ( Ca(OH)2)
HS: trình bày cách tiến hành TN
HS: bổ sung
3.Tiến hành thí nghiệm
HS: các nhóm tiến hành đồng thời 2 TN
HS; nhóm phân công người làm, thư kí. Ghi chép các hiện tuợng vào mẫu báo cáo. 
Hoạt động 3: III. Báo cáo thí nghiệm
GV: sau khi các nhóm hoàn thành 2TN, GV yêu cầu nhóm HS đọc kết qủa của nhóm.
GV: hoàn chỉnh các hiện tượng, đánh giá quá trình làm TN và kết quả thu được của các nhóm
GV: nhận xét, rút kinh nghiệm.
HS: các nhóm lần lượt trình bày kết quả TN của nhóm
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
HS: thu dọn vệ sinh, thu hồi hoá chất
Hoàn chỉnh kết quả TN và viết báo cáo thí nghiệm theo mẫu.
	bản tường trình
họ và tên: 
Lớp:  Nhóm:
Tên bài thực hành: .
Kết quả thí nghiệm
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng, PTHH ( pt chữ), nhận xét
Thí nghiệm 1
Thí nghiệm 2
	Ngày soạn:.2009
	Ngày dạy :..2009
	Lớp dạy : 8
Tiết 21:
Bài 15: định luật bảo toàn khối lượng
I.Mục tiêu
 1.Kiến thức
 Giúp HS: 	-Hiểu được định luật, biết giải thích dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của các nguyên tử trong PƯHH.
	-Vận dụng được định luật, tính được khối lượng của một chất khi biết khối lượng của các chất khác trong phản ứng.
 2.Kĩ năng
 rèn luyện kĩ năng tính toán, quan sát
 3.Thái độ
 Hiểu rõ ý nghĩa của định luật đối với đời sống và sản xuất. Bước đầu thấy được vật chất tồn tại vĩnh viễn, góp phần hình thành thế giới quan duy vật, chống mê tín dị đoan.
II.Chuẩn bị
 Hoá chất: dung dịch BaCl2, Na2SO4
 Dụng cụ: cốc thuỷ tinh, cân đĩa ( tranh hình mô tả TN)
III.Phương pháp
 Nêu vấn đề, đàm thoại vấn đáp
 Thông báo, khái quát hoá
IV.Tiến trình
 1.Giới thiệu bài học:
 2.Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Thí nghiệm về phản ứng của BaCl2 và Na2SO4
GV: Giới thiệu tên của các chất trong TN
GV: Yêu cầu 1 HS nêu trạng thái, màu sắc của các chất ban đầu.
GV: Biểu diễn TN(Mô tả qua tranh hình ):
Yêu cầu: HS quan sát TN (qua tranh hình) trả lời câu hỏi:
-Trước khi trộn 2 dung dịch vào nhau: Kim của cân ở vị trí nào?
-Sau khi trộn 2 chất vào nhau có hiện tượng gì?
-Vị trí kim của cân có bị lệch không?
GV: Giới thiệu cho HS biết chất tạo thành không tan có màu trắng: BaSO4 ( bari sunfat)
1.Thí nghiệm
HS: viết lên bảng
HS: quan sát TN ( qua tranh hình ) 
Trả lời câu hỏi trên bảng phụ.
HS: viết PTHH ( dạng chữ ) của phản ứng trên.
-Ban đầu kim ở vị trí thăng bằng.
-Cho 2 chất vào nhau: có chất rắn màu trắng.
-Kim vẫn ở vị trí cân bằng.
PTHH: 
Bari clorua + Natri sunfat " Bari sunfat +
 Natri clorua.
Hoạt động 2: Định luật bảo toàn khối lượng được phát biểu như thế nào?
GV: Đặt vấn đề: Trong TN trên tại sao kim của cân vẫn giữ nguyên? 
GV: Qua TN trên ta suy ra điều gì?
GV: Đó cũng là nội dung của định luật bảo toàn khối lượng.
GV: bổ sung thông tin về sự ra đời của định luật và tiểu sử của 2 nhà hoá học: Lômônoxop, Lavoadie.
GV: Gọi 1 HS đọc phần giải thích trong SGK.
GV: Dùng PP đàm thoại vấn đáp- nêu vấn đề:
-Tại sao khối lượng nguyên tử được coi là khối lượng hạt nhân?
-Tròn PƯHH liên quan đến cái gì?
2.Định luật
HS: thảo luận trả lời câu hỏi
HS: đọc SGK nêu định nghĩa của định luật.
HS: đọc SGK
HS: nhớ lại các kiến thức cũ phải nêu được:
-KL của các e rất nhỏ bỏ qua, nên KL hạt nhân coi là KL nguyên tử.
-Trong PƯHH chỉ liên quan đến sự thay đổi liên kết ( sự sắp xếp các e ), không ảnh hưởng đến KL hạt nhân.
-Số nguyên tử không thay đổi, KL nguyên tử không đổi nên KL các chất được bảo toàn.
Định luật:
 Trong phản ứng hoá học tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. 
Hoạt động 3: Vận dụng định luật bảo toàn khối lượng
GV: diễn giải vấn đề: Giả sử trong phản ứng : A + B " C + D
- gọi mA, mB, mC, mD là khối lượng các chất tham gia và tạo thành. Dựa vào định luật hãy thiết lập CT của nội dung định luật?
áp dụng với TN mục 1:
 Nếu gọi: mBaCl, mNaSO, mBaSO, mNaCl hãy lập CT cho ĐLBTKL
Dựa vào CT vừa lập được hãy làm BT 2 SGK? 
GV: Treo BT 3 (SGK ) trên bảng
- Hướng dẫn HS viết PTHH ( dạng chữ)
-Tóm tắt các dữ kiện của đề bài
-áp dụng ĐLBTKL tính lượng chất cần tìm .
GV: nhận xét, đánh giá cho điểm
GV: Lưu ý : Trong PƯHH có n chất tham gia phản ứng, kể cả chất sản phẩm nếu biết được KL của ( n- 1) chất thì sẽ tính được KL của chất còn lại.
Dặn dò: HS học bài cũ
 Vận dụng ĐLBTKL làm BT trong SBT
 Xem nội dung bài 16.
3.Vận dụng
HS: thảo luận xây dựng công thức cho ĐLBTKL
 mA + mB = mC + mD
1HS: viết CT trên bảng
 mBaCl + mNaSO = mBaSO + mNaCl
HS: thảo luận làm BT trên bảng
1HS: trình bày cách giải
-Theo CT trên có:
 mBaCl + 14, 2 = 23,3 + 11,7 
 mBaCl= ( 23,3 + 11,7 ) – 14,2 = 20,8 g
HS : nhận xét
HS: hoạt động cá nhân
1HS: làm BT trên bảng
a)PTHH: Magie + Oxi "Magie oxit
b) mMgO = 15g
 mMg = 9g
 mO = ?
Theo ĐLBTKL ta có: 
 mMg + mO = mMgO
 9 + mO = 15
 Vậy: mO = 15 -6 = 9(g)
HS: chuẩn bị bài cũ và bài mới ở nhà.
	Ngày soạn:.2009
	Ngày dạy :.2009
	Lớp dạy: 8
Tiết 22 + 23
Bài 16: Phương trình hoá học
I.Mục tiêu
 1.Kiến thức
 -HS hiểu được PTHH dùng biểu diễn PƯHH gồm CTHH của các chất tham gia và các chất sản phẩm với các hệ số thích hợp.
 -ý nghĩa của PTHH là cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
 2.Kĩ năng
 Rèn luyện kĩ năng lập PTHH khi biết các chất tham gia và sản phẩm, giới hạn những phản ứng thông thường.
II.Chuẩn bị
 GV: bảng phụ, PHT
 HS: ôn tập các nội dung về CTHH.
III.Phương pháp
 Đàm thoại vấn đáp, thuyết trình
 Hoạt động nhóm kết hợp khai thác thông tin SGK
IV.Tiến trình
 1.Kiểm tra bài cũ
 Câu hỏi: Phát biểu ĐLBTKL, áp dụng làm BT sau:
 Tính khối lượng oxi (O2) cần dùng để đốt cháy hết 24g Cacbon (C), sinh ra sản phẩm duy nhất là khí Cacbonic, có khối lượng 88g.
 Biết PTHH xảy ra như sau: C+ O2 " CO2
 2.Bài mới
 Giới thiệu bài học:
 Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách lập phương trình hoá học
GV: Đặt vấn đề: Trong tiết học trước chúng ta đã nghiên cứu diễn biến của phản ứng Hiđro tác dụng với Oxi tạo ra nước. Chúng ta cùng tìm hiểu PTHH của phản ứng đó được biểu diễn như thế nào?
GV: Yêu cầu HS: viết PTHH ( dạng chữ ) của phản ứng Hiđro tác dụng với Oxi tạo ra nước.
GV: Nếu viết PTHH dạng chữ chúng ta không biết được tỉ lệ, số nguyên tử, phân tử của các chất tham gia phản ứng và các chất tạo thành là bao nhiêu. Chính vì vậy trong PTHH người ta thay tên các chất bằng CTHH của các chất.
GV: Viết PTHH trên bằng các CTHH
GV: Treo tranh hình SGK (a, b, c)
Yêu cầu HS thảo luận nhận xét:
- Hình a: số nguyên tử của các nguyên tố ở 2 vế?
GV: Hướng dẫn HS cách chọn hệ số và nhận xét hình b- Khi đặt hệ số 2 bên phía H2O thì số nguyên tử của các nguyên tố như thế nào?
GV: đặt hệ số 2 trước phân tử H2 yêu cầu HS quan sát hình c
GV: Như vậy số nguyên tử của các nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau, các nguyên tử được bảo toàn.
Vậy, PTHH biểu diễn gì?
GV: hướng dẫn HS đọc PTHH .
GV: yêu cầu HS đọc thông tin SGK về các bước lập PTHH
GV: bổ sung
GV: Lưu ý HS một số điểm khi lập PTHH
-Không thay đổi chỉ số trong CTHH đẫ viết đúng.
-Trong CTHH có nhóm nguyên tử thì coi cả nhóm là 1 đơn vị để cân bằng, trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau.
-Viết hệ số cân bằng viết cao bằng kí hiệu.
GV: Chốt lại 3 bước cơ bản để lập PTHH trên bảng.
I.Phương trình hoá học
1.Phương trình hoá học
1HS: Viết PTHH ( chữ)
 Khí Hiđro + Khí Oxi " Nước
HS: nghe
 H2 + O2 4 H2O
HS: quan sát hình a và thảo luận trả lời câu hỏi.
HS: phát biểu
HS: thảo luận, quan sát, nhận xét
 H2 + O2 4 2H2O
HS: phát biểu
 2H2 + O2 " 2 H2O
HS: phát biểu
Nhận xét:
PTHH biểu biễn phản ứng hoá học, được ghi bằng CTHH 

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa hoc 8 HKI.doc
Giáo án liên quan