Bài giảng Tiết 1 - Bài 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 25)

Mục tiêu: - Giúp HS nắm được Hoá học là gì?

 - Nắm được Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta.

 - Nắm được các phương pháp và hoạt động để có thể học tốt môn Hoá học.

B. Chuẩn bị:

1. Dụng cu: - Khay nhựa, ống nghiệm.

2. Hoá chất: - dd CuSO4, ddNaOH, dd HCl và vài chiếc đinh.

C. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định lớp:

 

doc15 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Bài 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 25), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dẫn HS quan sát sự chuyển trạng thái ( nóng chảy pa ra pin), ghi lại nhiệt độ của nhiệt kế. Sau đó dùng cặp gỗ cặp ống nghiệm và tiếp tục đun cho lưu huỳnh nóng chảy. Dùng nhiệt kế đo. 
HĐ3: GV hướng dẫn HS làm TN: Cho vào ống nghiệm chừng 3g hỗn hợp muối ăn và cát. Rót tiếp khoảng 5ml nước sạch vào , khuấy đều. Đỗ nước từ từ theo đũa thuỷ tinh qua phễu có giấy lọc, thu lấy phần nước lọc vào cốc và cho vào ống nghiệm. Dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm rồi đun nóng cho đến khi nước bay hơi hết.
HĐ4: GV hướng dẫn HS viết tường trình TN theo mẫu đã hướng dẫn.
- Các nhóm làm vệ sinh dụng cụ TN sau buổi thực hành.
1. TN1: Theo dõi sự nóng chảy của lưu huỳnh và pa ra pin:
- HS tiến hành TN.
2. Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát:
- HS tiến hành TN.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
4. Dặn dò: GV yêu cầu HS nghiên cứu bài mới: Nguyên tử ( Về nhà tìm hiểu SGK các nội dung: Nguyên tử là gì? Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo như thế nào?)
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
TỔ: LÍ HOÁ SINH
GV: VÕ VĂN TIẾN
Ngày soạn: 25/8/2009
Tiết 5 Bài 4: NGUYÊN TỬ.
A. Mục tiêu: - HS nắm được nguyên tử là gì? Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
- HS biết được hạt nhân tạo bởi prôton và nơtron. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
- HS biết được nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau nhờ các electron ở lớp ngoài cùng.
B. Chuẩn bị: GV vẽ sẵn sơ đồ minh hoạ T/P cấu tạo của nguyên tử: Hiđro, Oxi, Natri trong SGK.
C. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV nêu câu hỏi: Các chất đều được tạo nên từ đâu?
GV thông báo thêm về nguyên tử.
GV cho HS quan sát sơ đồ T/P, cấu tạo của 1 số nguyên tử.
GV yêu cầu HS trả lời: Hãy cho biết T/P, cấu tạo của nguyên tử.
HĐ2: GV yêu cầu HS trả lời: Hãy cho biết hạt nhân nguyên tử tạo bởi gì? Các nguyên tử cùng loại có cùng gì?
Trong 1 nguyên tử luôn có số p và số e như thế nào? Vì sao khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?
HĐ3: GV hướng dẫn HS làm BT2/SGK. Sau khi cho HS quan sát sơ đồ T/P, cấu tạo nguyên tử để lên điền vào bảng phụ.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nhờ đâu mà các nguyên tử liên kết được với nhau?
I. Nguyên tử là gì?
- HS thảo luận trả lời:
* Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm.
2. Hạt nhân nguyên tử:
- HS thảo luận trả lời:
* Hạt nhân nguyên tử tạo bởi prôton và nơtron. Proton kí hiệu là p mang điện tích dương(+), còn electron kí hiệu là e mang điện tích âm (-).
3. Electron:
- HS làm BT2 vào phiếu BT. Sau đó lên điền vào bảng phụ.
* Trong nguyên tử, electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. Mỗi lớp có 1 số electron nhất định.
4. Củng cố: - Nguyên tử là gì? Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
 - Trong nguyên tử, electron luôn chuyển động như thế nào?
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
TỔ: LÍ HOÁ SINH
GV: VÕ VĂN TIẾN
Ngày soạn: 30/8/2009
Tiết 6,7 Bài 5: NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC.
A. HS nắm được nguyên tố hoá học là gì? Biết được KHHH dùng để biếu diễn nguyên tố. 
- HS hiểu được NTK là gì? Biết được mỗi nguyên tố có 1 NTK riêng biệt.
- Biết được khối lượng các nguyên tố có trong vỏ trái đất.
B. Chuẩn bị: - 1 hộp sữa có ghi rõ từ can xi kèm theo hàm lượng. 1 ống nghiệm đựng 1 ml nước ( 1 g nước).
- 1 bảng phụ ghi BT 3.
C. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV nhắc lại: Các chất được tạo nên từ nguyên tử.
GV cho HS nêu VD ở SGK.
Sau đó cho HS nêu định nghĩa: Nguyên tố hoá học là gì?
HĐ2: GV hướng dẫn HS cách biểu diễn KHHH. Cho HS lấy VD về KHHH nguyên tố Hiđro, Canxi,
GV nêu câu hỏi: KHHH dùng để làm gì? Mỗi KHHH còn cho biết gì?
HĐ3: GV cho HS quan sát tranh vẽ: Tỉ lệ % về T/P khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất, nêu các thông tin SGK.
HĐ4: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK cho biết: người ta qui ước chọn đơn vị cac bon như thế nào? Hãy cho VD khối lượng tính bằng đ.v.c của 1 số nguyên tử: C, H, O,
HĐ5: GV nêu câu hỏi: Khối lượng tính bằng đ.v.c của 1 nguyên tử là gì? Nêu định nghĩa nguyên tử khối là gì?
( GV lưu ý HS bỏ bớt các chữ đ.v.c sau các số trị của NTK.
GV thông báo: Mỗi nguyên tố có 1 nguyên tử khối riêng biệt. Vậy em hãy cho biết: Dựa vào NTK của 1 nguyên tố chưa biết ta xác định được điều gì?
( GV hướng dẫn HS cách tra cứu bảng 1/ SGK ).
I. Nguyên tố hoá học là gì?
1. Định nghĩa:
- HS thảo luận trả lời:
* Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số prôton trong hạt nhân.
2. Kí hiệu hoá học:
- HS thảo luận trả lời.
VD: Hiđro: H , Canxi: Ca ,
* KHHH biểu diễn nguyên tố và chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó.
III. Có bao nhiêu nguên tố hoá học?
- HS nêu các thông tin ở SGK
II. Nguyên tử khối:
1. Đơn vị cac bon: ( đ.v.c )
- HS thảo luận trả lời.
* Một đơn vị cac bon (đ.v.c ) bằng 1/12 nguyên tử C.
2. Nguyên tử khối: 
- HS thảo luận trả lời:
* Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cac bon ( đ.v.c ).
* Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
4. Củng cố: - Nguyên tố hoá học là gì? KHHH dùng để làm gì?
- GV hướng dẫn HS làm BT 3/ SGK.
- Thế nào là đ.v.c ? Nguyên tử khối là gì? GV hướng dẫn HS làm BT 5,6/ SGK ở lớp.
5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: Đơn chất là gì? Nêu đặc điểm cấu tạo đơn chất? Hợp chất là gì? Nêu đặc diểm cấu tạo của hợp chất?
- BT về nhà: bài4,5,6,7,8 / SGK.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
TỔ: LÍ HOÁ SINH
GV: VÕ VĂN TIẾN
Ngày soạn: 8 /9/2009
Tiết 8,9. Bài 6: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT PHÂN TỬ.
A. Mục tiêu: - Đơn chất là gì ? Hợp chất là gì? Nắm được đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất?
- Nắm được phân tử là gì? Phân tử khối là gì? HS nắm được cách xác định PTK.
- Nắm được các chất đề có hạt hợp thành là phân tử hay nguyên tử. Biết được 1 chất có thể ở trạng thái: rắn, lỏng và khí.
B. Chuẩn bị: - Tranh vẽ mô hình phóng đại các chất: kim loại Đồng, khí Oxi, nước và muối ăn.
- Bảng phụ hướng dẫn HS làm BT.
C. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là đơn vị cac bon? Nguyên tử khối là gì? Cho biết NTK của 1 số nguyên tố: C, H, Na, Fe.
3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV yêu cầu HS trả lời: Chất được tạo ra từ đâu?Chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố? Ta căn cứ vào đâu để phân loại chất?
GV cho HS trả lời: Đơn chất là gị?
GV cho HS phân biệt đơn chất kim loại và phi kim? Cho VD.
GV hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ về mô hình tương trưngcủa 1 số mẫu đơn chất: Đồng, khí Hiđro và khíÔxi.
GV yêu cầu HS trả lời: Qua mẫu kim loại Đồng, em hãy cho biết trong đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp như thế nào? Qua mẫu khí Hiđro và khí Oxi, em hãy cho biết trong đơn chất phi kim các nguyên tử thường liên kết với nhau như thế nào?
HĐ2: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trả lời: Nước được tạo nên từ các nguyên tố hoá học nào? Em hãy cho biết những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên là gì? Vậy hợp chất là gì?
GV cho HS quan sát tranh vẽ mô hình tượng trưng cho 1 mẫu nước ( lỏng) và mẫu muối ăn ( rắn) trả lời: Trong hợp chất , nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo tỉ lệ và thứ tự như thế nào?
HĐ3: GV hướng dẫn HS quan sát các mô hình phóng dại về khí Hiđro, khí Oxi và nước. Nêu nhận xét về các hạt hợp thành các chất trên?
GV yêu cầu HS nêu định nghĩa phân tử là gì?
GV yêu cầu HS nêu định nghĩa phân tử khối là gì?
GV hướng dẫn HS cách tính phân tử khối của : nước, muối ăn, axit sunfuric.
HĐ4: GV yêu cầu HS trả lời: Qua sơ đồ phóng đại 1 số mẫu chất, em hãy nêu T/P, cấu tạo của chất? Dựa vào hình 1.14a, b, c em hãy cho biết 1 chất có thể tồn tại ở các trạng thái nào? Nhận xét về sự khác nhau giữa các trạng thái đó.
I. Đơn chất:
1. Đơn chất là gì?
- HS thảo luận trả lời:
* Đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hoá học hoá học.
2. Đặc điểm cấu tạo:
- HS thảo luận trả lời.
II. Hợp chất:
1. Hợp chất là gì?
- HS dựa vào các thông tin SGK trả lời.
* Hợp chất là những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên.
2. Đặc diểm cấu tạo:
- HS quan sát mô hình, thảo luận trả lời.
III. Phân tử:
1. Định nghĩa:
- HS thảo luận trả lời:
* Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
2. Phân tử khối:
- HS thảo luận trả lời:
* Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử có trong phân tử.
*VD: Nước = 2.1+16 = 18.
 Muối ăn = 23+ 35,5 = 58,5.
IV. Trạng thái của chất:
- HS thảo luận trả lời:
* Mỗi chất là 1 tập hợp vô cùng lớn những hạt là phân tử hay nguyên tử. Tuỳ điều kiện, 1 chất có thể ở trạng thái: rắn , lỏng và khí. Ở trạng thái khí các hạt ở rất xa nhau.
4. Củng cố: - Đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Cho VD.
- Phân tử là gì? Phân tử khối là gì?
- GV hướng dẫn hS làm BT:3,6/ SGK.
5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Chuẩn bị tiết sau: bài thực hành 2.
- BT về nhà: bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8/ SGK.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
TỔ: LÍ HOÁ SINH
GV: VÕ VĂN TIẾN
Ngày soạn: 12/9/2009
Tiết10. Bài 7: BÀI THỰC HÀNH 2: SỰ LAN TOẢ CỦA CHẤT.
A. Mục tiêu: - Nhận biết được phân tử là hạt hợp thành của hợp chất và đơn chất phi kim.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng 1 số dụng cụ hoá chất trong phòng TN.
B. Nội dung:
1. Sự lan toả của chất khí ( Amoniac ).
2. Sự lan toả của chất rắn trong nước ( Kali pemanganat KMNO4 )
C. Chuẩn bị: 
1. Dụng cụ TN: Ống nghiệm có nút cao su, đũa thuỷ tinh, giá ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, giá TN.
2. Hoá chất: dung dịch amoniac đặc, thuốc tím, giấy quì tím.
D. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Cho VD.Phân tử là gì? PTK là gì?
3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV hướng dẫn HS làm TN: Dùng đũa thuỷ tinh lấy d2 amoniac chấm vào giấy quì tím. Nêu hiện tượng TN.
GV hướng dẫn HS lấy giấy quì tím tẩm nước để sát vào đáy ống nghiệm. Lấy ít bông đã tẩm d2 amo

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA 8T1T12.doc
Giáo án liên quan