Bài giảng Tiết :1 - Bài 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 11)
Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
2. Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
3. Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học?
* Khi học tập môn hoá học, cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập, tìm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.
* Học tốt môn hoá học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.
2. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, thật thà.
ề chất qua sơ đồ : Chất Đơn chất Hợp chất Kim loại Phi kim Vô cơ Hữu cơ GV : Hạt đại diện cho chất là hạt như thế nào ? GV : Công thức hoá học của một chất được biểu diễn ra sao ? GV : Nêu quy tắc hoá trị? GV : Cho cả lớp nhận xét, bổ sung, đánh giá cho đúng. Hoạt động II: Ôn tập về phản ứng hoá học . (12 phút) 2. Ôn tập về phản ứng hoá học. HS : Quan sát sơ đồ của giáo viên đưa - nghiên cứu trả lời câu hỏi. HS : Phương trình hoá hoc biểu diễn phản ứng hoá học, gồm CTHH của các chất trong phản ứng và các kí hiệu. HS : Để cân bằng phương trình hoá học ta dựa vào định luật bảo toàn sô nguyên tử của mỗi nguyên tố . Trong phản ứng hoá học khối lượng của chất tham gia giảm dần còn khôi lượng của sản phẩm tăng dần, nhưng tổng khối lượng của các chất không thay đổi. GV : Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ và trả lời các câu hỏi. Biến đổi chất Hiện tượng Vật lí Hoá học Phản ứng hoá hoc GV : Em hãy cho biết phương trình hoá học biểu diễn gì ? GV : Dựa vào yếu tố nào để cân bằng phương trình hoá học ? GV : Trong phản ứng hoá học khối lượng của các chất thay đổi như thế nào ? Hoạt động III Ôn tập về mol và tính toán hoá học . (13 phút) HS : Quan sát sơ đồ của giáo viên đưa - nghiên cứu trả lời câu hỏi. HS : Quan sát sơ đồ viết các công thức tính có liên quan đến sơ đồ . - n = ; n = - m = n. M; M = - V = n. 22,4; dA/B = HS : Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Tính khốilượng mol của hợp chất, tính số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố, tính % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất - HS : Nêu các bước tính . - HS : Nêu các bước tính theo phương trình hoá học : Viết phương trình hoá học, tính số mol của chất tham gia và tạo thành (chất đã cho số liệu) , từ phương trình hoá học tính số mol chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng( chất bài toán yêu cầu tìm). GV : Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ và trả lời các câu hỏi. VChất khí m n M dChất khí GV : Em hãy nêu các công thức tính có liên quan trong sơ đồ trên ? GV : Em hãy nêu các bước tính % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất ? GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá. GV : ? Em hãy nêu các bước xác định công thức hoá học khi biết % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất. GV : Cho hoc sinh nêu các bước tính theo phương trình hoá học ? GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung , đánh giá. 5. Hướng dẫn học bài: Giáo viên cho học sinh củng cố bài. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Nghiên cứu kỹ lại bài. -------------------------------------------------------------------------------------------------------- TIẾT 36 : KIỂM TRA HỌC KÌ I ( phô tô từ ngân hàng đề kiểm tra ) Chương 4: O XI – KHÔNG KHÍ Ngày soạn 01/01/2012 Tiết 37: Bài 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI I. mục tiêu. 1. Kiến thức - Tính chất vật lí của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí. - Tính chất hoá học của oxi : oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: nhiều phi kim (S, P... ) Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II. - Sự cần thiết của oxi trong đời sống 2.Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với S, P, rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi. - Viết được các PTHH. - Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. 3. Trọng tâm - Tính chất hóa học của oxi II. Phương tiện. 1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài. 3. Dụng cu - hoá chất : a. Dụng cụ: Bình thuỷ tinh, nút cao su, muỗng sắt, đèn cồn, diêm b. Hoá chất : Phốt pho đỏ, lưu huỳnh, lọ chứa oxi. III. Hoạt động học tập . 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Nêu vấn đề bài mới: Oxi có những tính chất hoá học nào ? 4. Tiến trình học bài: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động I:Nghiên cứu tính chất vật lí của oxi . (15 phút) I. Tính chắt vật lí . HS : Quan sát lọ đựng khí oxi,nghiên cứu SGK - nhận xét theo gợi ý của SGK. - Khí oxi là chất khí, không màu, không mùi,ít tan trong nước, nặng hơn không khí, (hóa lỏng – 183 oC, có màu xanh nhạt) GV : Cho học sinh quan sát lọ chứa khí oxi - cho học sinh các nhóm nhận xét. YK : Quan sát lọ chứa khí oxi em thấy nó có màu gì ? GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng. Hoạt động II:Tính chất hoá học . (20 phút) II. Tính chất hoá học. 1. Tác dụng với phi kim. a.Thí nghiệm 1: Tác dụng với lưu huỳnh. HS : Hoạt động nhóm nêu mục tiêu, các bước thí nghiệm 1. HS : Làm thí nghiệm theo SGK dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Lấy vào muỗng sắt một ít lưu huỳnh, đốt trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ chứa khí oxi. HS : Nhận xét hiện tượng. - Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, cháy trong lọ chứa oxi mãnh liệt. HS : Nghiên cứu - trả lời . Do mật độ tiếp xúc giữa oxi và lưu huỳnh lớn hơn ngoài không khí. HS : Viết phương trình hoá học. PTHH : S + O2 SO2 b. Thí nghiệm 2 : Tác dụng với phốt pho. HS : Nêu mục tiêu, các bước tiến hành thí nghiệm. HS : Hoạt động nhóm làm thí nghiệm. - Lấy một ít phốt pho đỏ vào muỗng sắt, cho vào lọ chứa oxi, đốt cháy phốt pho ngoài không khí , đưu nhanh vào lọ chứa oxi - quan sát. HS : Nhận xét hiện tượng theo nhóm. Phốt pho đỏ cháy mãnh liệt hơn trong lọ chứa oxi tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ. HS : Viết phương trình hoá học: 4P + 5O2 2 P2O5 HS ở cả hai thí nghiệm đều cần có nhiệt độ cao làm xúc tác. HS : ở nhiệt độ cao oxi dễ dàng phản ứng với nhiều phi kim tạo ra oxit. Bài tập:1 a)Viết phương trình phản ứng: S + O2 SO2 (1) nS = = 0,5 mol Theo (1) thì nS = nO2 = 0,5 mol b) Tính Thể tích khí oxi cần dùng là : V O = 22,4 . 0,5 = 11,2 lít GV : Cho học sinh nghiên cứu các thí nghiệm trong SGK nêu mục tiêu của thí nghiệm 1. GV : Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. GV : Em có nhận xét gì về sự cháy của lưu huỳnh ở ngoài không khí và ở trong lọ chứa oxi ? KG : Tại sao lưu huỳnh cháy trong khí oxi lại mãnh liệt hơn ? GV : Cho học sinh đánh giá, nhận xét, bổ sung - Viết phương trình hoá học. GV : Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm 2 trong SGK , nêu mụ tiêu của thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm. GV : Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm . GV : Cho học sinh nhận xét hiện tượng. GV: Khói trắng đó là điphotpho pentaoxit (P2O5) em hãy viết phương trình hoá học ? Qua các phản ứng ở hai thí nghiệm em có nhận xét gì về điều kiện của phản ứng ? GV : Vậy em có kết luận gì về tính chất của oxi với phi kim ? GV : Cho học sinh cả lớp nhận xét bổ sung, giáo viên chỉnh sửa kết luận cho đúng. Bài tập:2 Đốt 16 g lưu huỳnh (S) trong khí oxi (O2), sản phẩm sinh ra là lưu huỳnh đi oxit (SO2) a) Viết phương trình hóa học ? b) Tính Thể tích khí oxi cần dùng? 5. Hướng dẫn học bài: Giáo viên cho học sinh củng cố bài, đọc phần ghi nhớ. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Nghiên cứu kỹ lại bài. - Bài tập : Làm bài tập 1, 4, 6 SGK trang 84. - Nghiên cứu phần còn lại của bài " Tính chất của oxi .". Ngày soạn 01/01/2012 TIẾT : 38 TÍNH CHẤT CỦA OXI ( Tiếp) I. mục tiêu. 1. Kiến thức : - HS biết được : - Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều kim loại và hợp chất. 2. Kỹ năng : - HS viết được các phương trình biểu diễn phản ứng của oxi với một số kim loại và hợp chất, biết cách sử dụng đèn cồn và một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. 3. Thái độ : - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao. TT: Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều kim loại và hợp chất II. Phương tiện. 1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài. 3. Dụng cu - hoá chất : a. Dụng cụ: Bình thuỷ tinh, nút cao su, đèn cồn.diêm b. Hoá chất : Dây sắt, lọ chứa oxi. III. Hoạt động học tập . 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : Em hãy viết các phương trình biểu diễn tính chất của oxi với phi kim ? 3. Nêu vấn đề bài mới: Oxi có tác dụng được với kim loại và hợp chất không ? 4. Tiến trình học bài: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động I:Nghiên cứu tính chất hoá học của oxi . (20 phút) 2. Tác dụng với kim loại. a. Thí nghiệm : Tác dụng với sắt. HS : Nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm. HS : Làm thí nghiệm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Lấy dây sắt quấn một ít than gỗ vào một đầu , đầu còn lại kẹp chắc vào kẹp sắt, cho vào lọ chứa oxi đã có một ít cát, lấy ra nung cho than cháy đỏ sau đó đưa dây sắt nhanh vào lọ - Quan sát hiện tượng. HS : Dây sắt cháy mãnh liệt tạo ra các hạt màu nâu bắn tung toé , sáng chói. HS : Viết phương trình hoá học. PTHH : 3Fe + 2O2 Fe3O4 3. Tác dụng với hợp chất. HS :Nghiên cứu ví dụ trong SGK trả lời câu hỏi. - Khí oxi có thể phản ứng với nhiều hợp chất, như tham gia phản ứng cháy với các chất cháy thông thường ..... - HS : Trong các phản ứng oxi luôn có hoá trị II. GV : Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm, nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm. GV : Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. GV : Cho học sinh nêu hiện tượng quan sát được và nhận xét hiện tượng. GV : Cho hoc sinh viết phương trình hoá học bằng cách nghiên cứu thông tin trong SGK. GV : Theo em oxi có phản ứng với hợp chất không ? GV : Em có nhận xét gì về hoá trị của oxi trong phản ứng ? Hoạt động II:Luyện tập . (17 phút) 4. Luyện tập. HS : Làm bài tập 1, hoạt động cá nhân. - ....Phi kim rất hoạt động.. - ....phi kim.. - ....kim loại.. - ....hợp chất.... HS : Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: - Phản ứng cháy của khí butan: 2C4H10 + 13O2 8 CO2 + 10 H2O GV : Cho học sinh làm bài tập 1 trong SGK trang84. GV : Cho học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung. GV : Cho học sinh làm bài tập 3 SGK trang84. GV : Cho học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung. 5. Hướng dẫn học bài: Giáo viên cho học sinh củng cố bài, đọc phần ghi nhớ. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Nghiên cứu kỹ lại bài. - Bài tập : Làm bài tập 2,5 SGK trang 84. - Hướng dẫn bài tập 5* : + Trong 24 gam đá có : 0,12 gam lưu huỳnh, ta có nS = 0,00375 (mol). +
File đính kèm:
- GIAO AN HOA 8 CHUAN KTKN 2012.doc