Bài giảng Tiết 1 - Bài 1: Men Đen và di truyền học

A. MỤC TIÊU:

 - HS trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.

Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.

- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. Phát triển tư duy phân tích so sánh. - Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học.

 

doc102 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Bài 1: Men Đen và di truyền học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của prôtêin	 d. Chỉ a và b đúng	 e. Cả a, b, c đúng.
Câu 2: Bậc cấu trúc có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin:
	a. Cấu trúc bậc 1	b. Cấu trúc bậc 2
	c. Cấu trúc bậc 3	d. Cấu trúc bậc 4
Hoạt động 5. Hướng dẫn - dặn dò.
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- Làm bài tập 3, 4 vào vở.
- Đọc trước bài 19. Ôn lại ADN và ARN.
Ngày tháng năm 2010.
 Tổ chuyên môn duyệt.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 19: bài 19
 mối quan hệ giữa gen và tính trạng. 
A. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi aa. Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ: gen (1 đoạn phân tử ADN) " mARN " prôtêin " tính trạng.
- Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
B. Chuẩn bị:
- Tranh phóng to hình 19.1; 19.2; 19.3 SGK.
- Mô hình động về sự hình thành chuỗi aa.
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định:	9A:	
2. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Trình bày các chức năng của prôtêin?.
Hoạt động 2:
I. Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin đoạn 1 sgk.
+Hãy cho biết giữa gen và prôtêin có quan hệ với nhau qua dạng trung gian nào? Vai trò của dạng trung gian đó?
- GV yêu cầu HS quan sát H 19.1, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
+ Nêu các thành phần tham gia tổng hợp chuỗi aa?.
+ Các loại nuclêôtit nào ở mARN và tARN liên kết với nhau?
+ Tương quan về số lượng giữa aa và nuclêôtit của mARN khi ở trong ribôxôm?
- GV sử dụng mô hình tổng hợp chuỗi aa giới thiệu các thành phần. Thuyết trình sự hình thành chuỗi aa.
+ Trình bày quá trình hình thành chuỗi aa?
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
+Sự hình thành chuỗi aa dựa trên nguyên tắc nào?
- HS tự thu nhận và xử lí thông tin.
Thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Đại diện phát biểu, lớp bổ sung.
+ mARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin. mARN có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất.
- HS quan sát kĩ hình, đọc kĩ chú thích, thảo luận trong nhóm nêu được:
+ Các thành phần tham gia: mARN, tARN, ribôxôm.
+ các loại nuclêôtit liên kết theo NTBS 
A – U ; G – X 
+ Tương quan: 3 nuclêôtit 1aa.
 - Đại diện nhóm phát biểu, lớp nhận xét bổ sung.
- 1 HS trình bày trên sơ đồ, lớp nhận xét.
* Sự hình thành chuỗi axit amin:
+ mARN rời khỏi nhân đến ribôxôm để tổng hợp pôtêin.
+ Các tARN một đầu gắn với 1 aa, đầu kia mang bộ 3 đối mã vào ribôxôm khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A – U; 
G – X.
+ Khi ribôxôm dịch 1 nấc trên mARN (mỗi nấc ứng với 3 nuclêôtit) thì 1 aa được lắp ghép vào chuỗi aa.
+ Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi aa được tổng hợp xong.
* Nguyên tắc hình thành chuỗi aa:
+ Dựa trên khuôn mẫu mARN và theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X đồng thời cứ 3 nuclêôtit ứng với 1 aa.
+ Trình tự nuclêôtit trên mARN quy định trình tự các aa trên prôtêin
Hoạt động 3:
II. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ H 19.2; 19.3, nghiên cứu thông tin SGK thảo luận câu hỏi:
+ Giải thích mối quan hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1, 2, 3?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk (tr.58).
+ Nêu bản chất mối liên hệ trong sơ đồ?.
- HS quan sát hình, vận dụng kiến thức chương III để trả lời.
- Một vài HS phát biểu lớp bổ sung hoàn thiện kiến thức:
* Mối liên hệ:
+ Gen (ADN) là khuôn mẫu để tổng hợp mARN.
+ mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa (cấu tạo nên cấu trúc bậc 1 của prôtêin).
+ Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào , biểu hiện thành tính trạng cơ thể.
* Bản chất mối liên hệ gen " tính trạng:
+Trình tự các nuclêôtit trong ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN qua đó quy định trình tự các aa của phân tử prôtêin. Prôtêin tham gia cấu tạo, hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng.
Hoạt động 4: Củng cố.
	- Đọc kết luận sgk.
Câu hỏi: Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào? Gen (1 đoạn ADN) " ARN " prôtêin 
Hoạt động 5: Hướng dẫn – dặn dò.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn lại cấu trúc của ADN.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 20: bài 20
 thực hành – quan sát và lắp mô hình ADN. 
A. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS kiến thức về cấu trúc phân tử ADN.
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích mô hình ADN. Rèn thao tác lắp ráp mô hình ADN.
B. Chuẩn bị.
- Mô hình phân tử ADN.
- Hộp đựng mô hình cấu trúc phân tử ADN tháo dời.
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định:	9A:	
2. Các hoạt động dạy học:
`Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Mô tả cấu trúc không gian ADN?.
Hoạt động 2: Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.
- GV hướng dẫn HS quan sát mô hình phân tử ADN, thảo luận:
+ Vị trí tương đối của 2 mạch nuclêôtit?
+ Chiều xoắn của 2 mạch?
+ Đường kính vòng xoắn? Chiều cao vòng xoắn?
+ Số cặp nuclêôtit trong 1 chu kì xoắn?
+ Các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau thành cặp?
- GV gọi HS lên trình bày trên mô hình.
- HS quan sát kĩ mô hình, vận dụng kiến thức đã học và nêu được:
+ ADN gồm 2 mạch song song, xoắn phải.
+ Đường kính 20 Ao, chiều cao 34Ao gồm 10 cặp nuclêôtit/ 1 chu kì xoắn.
+ Các nuclêôtit liên kết thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A – T; G – X.
- Đại diện các nhóm vừa trình bày vừa chỉ trên mô hình.
Hoạt động 2: Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.
- GV hướng dẫn cách lắp ráp mô hình:
+ Lắp mạch 1: theo chiều từ chân đế lên hoặc từ trên đỉnh trục xuống.
Chú ý: Lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lí đảm bảo khoảng cách với trục giữa.
+ Lắp mạch 2: Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung với đoạn 1.
+ Kiểm tra tổng thể 2 mạch.
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện đánh giá chéo kết quả lắp ráp.
- HS ghi nhớ kiến thức, cách tiến hành.
- Các nhóm lắp mô hình theo hướng dẫn. Sau khi lắp xong các nhóm kiểm tra tổng thể.
+ Chiều xoắn 2 mạch.
+ Số cặp của mỗi chu kì xoắn.
+ Sự liênkết theo nguyên tắc bổ sung.
- Đại diện các nhóm nhận xét tổng thể, đánh giá kết quả.
 (Nếu có điều kiện cho HS xem băng hình hoặc đĩa về các nội dung: cấu trúc ADN, cơ chế tự sao, cơ chế tổng hợp ARN, cơ chế tổng hợp prôtêin.)
Hoạt động 4: Củng cố.
- HS vẽ hình 15 sgk vào vở.
Kiểm tra đánh giá.
- GV nhận xét chung về tinh thần, kết quả giờ thực hành.
- Căn cứ vào phần trình bày của HS và kết quả lắp ráp mô hình để đánh giá điểm.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học bài ở nhà
- Vẽ hình 15 SGK vào vở.
- Ôn tập 3 chương (1, 2, 3) theo câu hỏi cuối bài chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 1tiết.
Tinh Nhuệ, ngày tháng năm 2008.
 Tổ chuyên môn duyệt.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 21: kiểm tra một tiết. 
A. Mục tiêu:
- Kiểm tra kiến thức của HS từ chương I tới chương III, đánh giá năng lực học tập của HS. Thấy ưu, nhược điểm của HS giúp GV tìm nguyên nhân, điều chỉnh và đề ra phương án giải quyết giúp HS học tập tốt.
- Phát huy tính tự giác, tích cực của HS.
B. Đề bài và điểm số.
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm):
Câu 1(4đ) : Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:
1. Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì 
a. F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
b. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
c. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.
d. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn.
2. Mục đích của phép lai phân tích là gì?
a. Phân biệt thể đồng hợp trội với thể dị hợp.
b. Phát hiện thể đồng hợp trội với đồng hợp lặn.
c. Phát hiện thể đồng hợp lặn và thể dị hợp.
d. Cả a và b.
3. Trên phân tử ADN, chiều dài mỗi chu kì xoắn là bao nhiêu.
a. 3,4 Ao	b. 34 Ao	c. 340 Ao	d. 20 Ao
4. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì phân bào?.
a. Kì trung gian.	 	b. Kì đầu.	c. Kì giữa.	d. Kì sau. 
5. ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Một TB đang ở kì sau của giảm phân II sẽ có bao nhiêu NST đơn?.
a. 16	b. 8	c. 4	d. 2.
6. ở cà chua, tính trạng quả đỏ (A) trội so với quả vàng (a). khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen là:
a. Aa	(quả đỏ)	b. AA (quả đỏ)
c. aa (quả vàng) 	d. Cả AA và Aa
Viết sơ đồ lai kiểm nghiệm.
7. Đối với loài sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô tính, cơ chế nào duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài? 
a. Nguyên phân	b. Giảm phân 	
c. Nguyên phân – giảm phân – thụ tinh.	c. Cả a và b
II. Phần tự luận (6 điểm):
Câu 2 (3đ): Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quỏ trỡnh nguyờn phõn?
Câu 3 (3đ): Cho 2 thứ đậu thuần chủng thân cao lai với đậu thuần chủng thân thấp, F1 thu được toàn đậu thân cao. Cho F1 tự thụ phấn, xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F1 và F2.
C. Đáp án chi tiết và điểm từng phần
Câu
Nội dung
Điểm
1
I. Phần trắc nghiệm
1. b
2. a.
3. b.
4. b.
5. b.
6. b.
Sơ đồ lai: P: AA (Quả đỏ) x aa (Quả vàng)
 G: A a
 F: aa (Quả đỏ).
7. a
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
2
- Kỡ đầu : NST kộp bắt đầu đúng xoắn và co ngắn cú hỡnh thỏi rừ rệt
 Cỏc NST kếp dớnh vào cỏc sợi tơ của thoi phõn bào ở tõm động
- Kỡ giữa: Cỏc NST kộp đúng xoắn cực đại ;Cỏc NST kộp xếp thành hàng ở mặt phẳng xớch đạo của thoi phõn bào
- Kỡ sau: Từng NST kộp tỏch nhau ở tõm động thành hai NST đơn phõn li về hai cực của tế bào
- Kỡ cuối: Cỏc NST đơn dón xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc.
Từng NST kộp tỏch nhau ở tõm động thành hai NST đơn phõn li về hai cực của tế bào Kỡ cuối
1
0,5
0,5
1
3
* Quy ước:
A: Đậu tân cao a: Đậu thân thấp
* Từ F1 cho toàn thân cao nên đậu thân cao là trội hoàn toàn so với đậu thân thấp.
- Đậu thân cao có kiểu gen: AA
- Đậu thân thấp có kiểu gen: aa
* Sơ đồ lai:
P: AA x aa
G: A a
F1: KG: Aa
 KH: 100% thân cao
PF1: Aa x Aa
GF1 A; a	 A; a
F2: KG: 1AA ; 2Aa ;1aa
 KH: 3 thân cao : 1thân thấp
0.5
1
0,5
1
D. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định:	9A:	
2. Tổ chức kiểm tra:
E: Nhận xét - hướng dẫn:
Lớp 9A làm bài:	9B làm bài:
	- Về nhà xem lại bài kiểm tra.
	- Đọc trước bài : Đột biến gen.
Ngày soạn: 21/10/2008
Ngày giảng:
Chương IV: biến dị
Tiết 22: b

File đính kèm:

  • docSinh 9 ki I.doc