Bài giảng Tiết 1- Bài 1: Giới thiệu nghề trồng cây ăn quả

MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh biết được vai trò, vị trí, đặc điểm của nghề trồng cây ăn quả trong đời sống kinh tế và sản xuất.

 - Học sinh hiểu được đặc điểm và yêu cầu, triển vọng phát triển của nghề.

 2. Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng trồng cây ăn quả, chăm sóc cây ăn quả.

 3. Thái độ:

 Yêu thích nghề trồng cây ăn quả, ham tìm hiểu thực tế.

 

doc86 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1- Bài 1: Giới thiệu nghề trồng cây ăn quả, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc nhân giống được thực hiện bằng phương pháp chiết và ghép.
- Gốc ghép thường là bưởi chua, cam chua, cam mật, cam sành, chanh yên.
3. Trồng cây:
a. Thời vụ:
- Các tỉnh phía bắc từ tháng đến tháng
- Các tỉnh phía nam từ tháng đến tháng.
b. Khoảng cách trồng
Phụ thuộc vào từng loại cây, từng loại đất.
4. Chăm sóc:
IV. Thu hoạch và bảo quản:
 1. Thu hoạch:
- Thu hoạch cần đúng độ chín.
- Dùng kéo cắt sát cuống quả.
- Quả được lau sạch và được sử lý bằng hoá chất (Không độc hại và được phép sử dụng).
- Sau thu hoạch vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ hoặc chế biến.
2. Bảo quản:
- Sử lý tạo màng Parafin.
- Trong kho lạnh với nhiệt độ 1 đến 30C và độ ẩm 80 đến 85%.
- Không để quả chất thành đống.
 3. Củng cố: 
- GV hệ thống lại phần trọng tâm của bài.
- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa
 4. Dặn dò:
- Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đọc trước nội dung bài “Kỹ thuật trồng cây lê”.
54
Ngày soạn: 4.12.2011 Ngày giảng: 9A,B 7.12.2011
Tiết 17 : kĩ thuật trồng cây Vải
I. Mục Tiêu:
 1. Kiến thức: 
 Biết được giá trị dinh dưỡng của quả vải, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn.
 Biết được phương pháp gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản .
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích.
 - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ:
 Yêu thích môn học, ham tìm hiểu thực tế. Có ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động. 
II. Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên:
Sơ đồ 17/SGK, Bảng5/SGK
 2. Học sinh:
 Ôn tập kiên sthức liên quan
III. Phương pháp:
 Vấn đáp – tìm tòi, thuyết trình, động não...
IV. Tiến trình bài giảng:
 1. ổn định tổ chức: (1p)
 2. Kiểm tra: (5p)
 Nêu kĩ thuật trồng,thu hoạch, bảo quản cây ăn quả có múi.
 Hãy nêu các công việc chăm sóc cây ăn quả có múi?
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:
Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả vải..
- Quả vải có giá trị như thế nào?
Hoạt động 2:
Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây vải:
- Qua quan sát thực tế hãy cho biết đặc điểm thực vật của cây vải?
- Hoa vải mọc ở đâu?
- Thân cây vải có đặc điểm gì?
- Cây vải có những yêu cầu về ngoại cảnh như thế nào?
Hoạt động 3:
Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải:
- GV giới thiệu một số giống vải trồng phổ biến.
- Hãy kể tên các giống vải mà em biết ngoài thực tế ?
- Hãy cho biết đối với cây vải thì nhân giống cây bằng phương pháp nào là tốt nhất ?
- Hãy cho biết vào thời điểm nào tiến hành trồng cây vải là tốt nhất ?
- Khoảng cách trồng như thế nào là hợp lý ?
- Khi đào hố bón phân lót cần chú ý điều gì ?
- Hãy kể tên các công việc chăm sóc cây ăn quả nói chung ?
- Bón phân thúc tập chung vào những thời gian nào ?
- Hãy kể tên một số loại sâu, bệnh thường gặp ở cây vải ?
Hoạt động 4:
Tìm hiểu công việc thu hoạch, bảo quản, chế biến:
- Khi nào ta có thể thu hoạch quả hợp lý nhất ?
- Dùng cách nào để thu hoạch quả ?
- Hãy nêu cách bảo quản quả ở gia đình em ?
- Ngoài ra còn có phương án bảo quản nào tốt hơn không ?
- Quả vải có thể chế biến thành những sản phẩm gì ?
Tiết 17: Kĩ thuật trồng cây vải
 I. Giá trị dinh dưỡng của quả vải:
 - Là loại cây đặc sản có chứa đường, các Vitamin và khoán chất.
- Quả ăn tươi, sấy khô, nước giải khát đóng hộp, hoa lấy mật nuôi ong.
II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh.
 1. Đặc điểm thực vật:
- Có bộ rễ phát triển, rễ cọc ăn sâu 3 đến 5m và lan rộng gấp 1 đến 3 lần tán cây.
- Hoa xếp thành từng chùm mọc ở đầu ngọn và nách lá.
Có 3 loại hoa trên 1 chùm (Hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính).
- Thân: Là loại thân gỗ, cây to nhiều cành lá phát triển.
- Quả: Mọc thành từng chùm, mỗi quả có 1 hạt duy nhất.
2. Yêu cầu ngoại cảnh:
- Nhiệt độ thích hợp: 24 – 290C, khi cây ra hoa nhiệt độ thích hợp 18 – 240C.
- Lượng mưa trung bình: 1250mm/năm.
 Độ ẩm không khí từ 80 – 90%.
- ánh sáng: Là loại cây ưa ánh sáng.
- Đất: Trồng được trên nhiều loại đất, đặc biệt thích hợp với đất phù sa, đất có độ pH từ 6 – 6,5.
III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
1. Một số giống vải :
Hiên nay đang có 3 giống vải chính:
- Vải chua.
- Vải thiều.
- Vải lai.
2. Nhân giống cây:
Phổ biến là phương pháp chiết và ghép.
3. Trồng cây:
 a. Thời vụ trồng:
- Vụ xuân: tháng 2 – tháng 4.
- Vụ thu: Từ tháng 8 – tháng 9.
 b. Khoảng cách trồng:
 c. Đào hố bón phân lót:
4. Chăm sóc:
- Làm cỏ, xới xáo: Diệt cỏ dại, mất nơi ẩn náu của sâu bệnh hại, làm đất tơi xốp.
- Bón phân thúc: Tập chung vào 2 thời kỳ
+ Cây ra hoa (Tháng 2 - tháng 3).
+ Cây sau thu hoạch (Tháng 8 - tháng 9).
- Tưới nước.
- Tạo hình sửa cành.
- Phòng trừ sâu bệnh.
IV. Thu hoạch, bảo quản, chế biến:
1. Thu hoạch:
-Khi quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng hoặc đỏ thẫm là thu hoạch được.
- Bẻ từng chùm quả không kèm theo lá.
2. Bảo quản:
- Quả được hái xuống để nơi râm mát sau đó cho vào sọt, hộp cát tông rồi đem ngay đến nơi tiêu thụ.
- Để trong kho lạnh.
 3. Chế biến:
Sấy vải bằng lò sấy với nhiệt độ 500C – 600C.
3. Củng cố: 
- GV hệ thống lại phần trọng tâm của bài.
4. Dặn dò:
- Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị nội dung cho bài sau ôn tập
Ngày soạn: 7.12.2011
Ngày giảng: 14.12.2011
Tiết 18: kiểm tra học kỳ I
I.Mục tiêu:
* Kiến thức:
 Hệ thống các kiến của mình thông qua bài kiểm tra.
* Kỹ năng:
 Vận dụng các kiến thức đã có để trả lời các câu hỏi, bài tập.
* Thái độ:
 Có ý thức kỷ luật, nghiêm túc, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
Đề + Đáp án
2. Học sinh:
Kiến thức liên quan.
III. Phương pháp:
 Kiểm tra đánh giá.
IV. Các hoạt động dạy - học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Củng cố: 
- GV nhận xét chung về giờ kiểm tra của cả lớp.
- Thu bài kiểm tra.
4. Dặn dò:
- Chuẩn bị cho giờ sau: kiểm tra thực hành.
đề kiểm tra học kỳ I
Năm học: 2011 - 2012
Môn: Công nghệ 9 - Thời gian 45 phút.
Họ và tên: Lớp 9.
Phần I: trắc nghiệm khách quan: (2 điểm)
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
 1.1 Phương pháp nhân giống vô tính bao gồm?
A. Chiết cành, ghép, giâm cành.
B. Cành cây, ghép, giâm.
C. Ghép, giâm cành, bẻ cành.
D. Chiết , ghép, châm cành.
1.2: Đâu là một giống cây ăn quả có múi.
A. Cây xoài
B. Cây cam
C. Cây cau
D. Cây lúa
 Câu 2: Hãy điền nội dung vào sơ đồ sau:
Quy trình chiết cành cho cây ăn quả :
ii. phần tự luận: (8 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Hãy trình bày đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả ?
Câu 2: (2,5 điểm)
 Hãy kể tên một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả có múi? Biện pháp phòng, trừ? Liên hệ ở địa phương?
Câu 3: (2,5 điểm)
 Trình bày các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
 . Hết .
Hướng dẫn chấm.
Môn: Công nghệ 9
Năm học : 2011 – 2012
Phần I: Trắc nghiệm: (2 điểm).
Câu 1: 1.1 A 0.5 đ
 1.2 B 0.5 đ
Câu 2: (1 điểm) Quy trình chiết cành cho cây ăn quả.
Chọn cành chiết - Khoanh vỏ – Trộn hỗn hợp bó bầu – Bó bầu – Cắt cành chiết
Phần II: Tự luận: (8 điểm)
Câu 1: 
3.0 điểm
 Đặc điểm thực vật: (1,5đ).
. Rễ: Cây ăn quả gồm hai loại:
- Rễ mọc thẳng xuống đất (Rễ cọc). Loại rễ này giúp cho cây đứng vững và hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
- Rễ mọc ngang nhỏ và nhiều, phân bố tập chung ở lớp đất mặt có nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây.
 Thân : Phần lớn cây ăn quả đều là thân gỗ, cành nhánh phát triển.
 Hoa: Phát triển mạnh cùng cành non phát triển. Hoa có mùi thơm.
 Quả và hạt: 
- Quả mọng, có nhiều múi.
- Hạt nhiều, tập chung trong các múi của quả
0.5
0.25
0.25
0.5
Câu2: (2,5đ)
 Yêu cầu ngoại cảnh: (1,5đ) 
Nhiệt độ: Thích hợp từ 25 – 270C.
Độ ẩm và lượng mưa:
- Độ ẩm: không khí khoảng 70 –80%.
- Lượng mưa: Hàng năm từ 1000 – 2000mm và phân bố đều trong năm. 
ánh sáng: Cần đủ và không ưa ánh sáng mạnh.
Chất dinh dưỡng: Trong quá trình sinh trưởng, phát triển nên cần đủ các chất dinh dưỡng như đạm (N), lân (P), kali (K) và các nguyên tố vi lượng. Yêu cầu tỉ lệ các chất dinh dưỡng tuỳ thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.
Đất: Chất dinh dưỡng, ít chua, dễ thoát nước (Đất đỏ, đất phù sa ven sông). Tầng đất dầy, độ pH = 5,5 – 6,5
Sâu bệnh hại cây ăn quả có múi là: (1,5đ)
- Sâu hại: Sâu vẽ bùa, sâu xanh, sâu đục cành.
- Bệnh hại: Bệnh loét, bệnh vàng lá.
* Liên hệ thực tế: (1đ)
0.5
0.25
0.5
0.25
Câu 3:
2,5 điểm
* Phương pháp nhân giống hữu tính.
- Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp tạo cây con bằng hạt.
- Một số điểm cần chú ý khi tiến hành nhân giống hữu tính.
+ phải biết đặc tính chín của hạt để có biện pháp xử lí phù hợp.
+ Khi gieo hạt trên luống hoặc trong bầu tưới nước.
* Phương pháp nhân giống vô tính.
Gồm: Chiết cành, giâm cành, ghép.
++: Chiết cành: Là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ để tạo ra cây con.
- Cành chiết phải là cành khoẻ.
- Thời vụ chiết phải thích hợp.
++: Giâm cành:
Là phương pháp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của các đoạn cành đã cắt rời khỏi cơ thể mẹ.
- Làm nhà giâm cành.
- Chọn những cành non.
- Thời vụ thích hợp.
- Trước khi giâm, nhúng vào thuốc kích thích ra rễ.
- Mật độ giâm cành phải đảm bảo.
- Phải duy trì độ ẩm.
++: Ghép
Là phương pháp gắn một đoạn cành hay mawtsleen gốc của cây cùng họ để tạo nên một cây mới.
- Có 2 cách ghép: ghép cành và ghép mắt.
+ Ghép cành: là Cách ghép được áp dụng cho các loại cay ăn quả khó lấy mắt.
Có nhiều kiểu ghép cành: ghép nêm, ghép áp, ghép chẻ bên...
+ Ghép mắt: 
là cách ghép rất phổ biến cho nhiều loại cây ăn quả
Có nhiều cách ghép: ghép cửa sổ, ghép chữ T. 
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Ngày soạn: 7.12.2011
Ngày giảng: 9A: 15.12.2011 9B: 19.12
Tiết 19: kiểm tra học kỳ I (thực hành)
I.Mục tiêu:
* Kiến thức:
 Hệ thống các kiến của mình thông qua bài kiểm tra.
* Kỹ năng:
 Vận dụng các kiến thức đã có để trả lời các câu hỏi, bài tập.
* Thái độ:
 Có ý thức kỷ luật, nghiêm túc, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
Đề + Đáp án
2. Học sinh:
Kiến thức liên quan.
III. Phương pháp:
 Kiểm tra đánh giá.
IV. Các hoạt động dạy - học.
1. ổn 

File đính kèm:

  • docgiao an hoa7.doc
Giáo án liên quan