Bài giảng Tiết 1, 2 : Tập đọc phần thưởng

1. Kiến thức: Hiểu nội dung của bài:

-Nắm được nghĩa của các từ mới và những từ: khoá, tấm lòng tốt bụng, lòng tốt.

-Đặc điểm của nhân vật Thu và diễn biến của câu chuyện.

-Ý nghĩa của câu chuyện: Đề cao lòng tốt của con người

2. Kỹ năng: Đọc đúng:

 

doc28 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1, 2 : Tập đọc phần thưởng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảng con
- HS xem bài mẫu và làm
-
	79 
	25 
	54 
- HS sửa bài
- Tìm hiệu
- HS làm bài sửa bài.
- 2 HS đọc đề
- Làm phép tính trừ
- Dựa vào câu hỏi
- HS làm bài, sửa bài.
TIẾT 5 : KỂ CHUYỆN
PHẦN THƯỞNG
I. Mục tiêu	
1. Kiến thức: Dựa vào trí nhớ và tranh, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung bài học “Phần thưởng” 
2. Kỹ năng: Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp.
3. Thái độ: Trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện
II. Chuẩn bị
-GV: Tranh
-HS: SGK 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hỗ trợ 
1. Ổn định 
2. Bài cũ : Có công mài sắt có ngày nên kim
-Tiết trước, các em học kể lại chuyện gì?
-Câu chuyện này khuyên ta điều gì?
 (HS làm việc gì dù khó đến đâu, cứ kiên trì, nhẫn nại nhất định sẽ thành công)
-3 HS lên bảng, lần lượt từng em tiếp nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện.
-Thầy nhận xét – cho điểm
3. Bài mới:
Giới thiệu: 
 Hôm nay, chúng em sẽ học kể từng đoạn sau đó là toàn bộ câu chuyện “Phần thưởng” mà các em đã học trong 2 tiết tập đọc trước.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện.
-Thầy hướng dẫn HS quan sát tranh và cho HS kể theo câu hỏi gợi ý.
+ Kể theo tranh 1
-Thầy đặt câu hỏi
-Na là 1 cô bé ntn?
-Trong tranh này, Na đang làm gì?
 -Kể lại các việc làm tốt của Na đối với các bạn
-Na còn băn khoăn điều gì?
-Chốt: Na tốt bụng giúp đỡ bạn bè.
-Thầy nhận xét
+ Kể theo tranh 2, 3
-Thầy đặt câu hỏi
 -Cuối năm học các bạn bàn tán về chuyện gì? Na làm gì?
 -Trong tranh 2 các bạn Na đang thì thầm bàn nhau chuyện gì?
-Tranh 3 kể chuyện gì?
 -Chốt: Các bạn có sáng kiến tặng Na 1 phần thưởng
-Thầy nhận xét
+ Kể theo tranh 4
 -Phần đầu buổi lễ phát phần thưởng diễn ra ntn?
-Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ ấy?
 -Khi Na được phần thưởng, Na, các bạn và mẹ vui mừng ntn?
 -Chốt: Na cảm động trước tình cảm của các bạn.
-Thầy nhận xét.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Thầy tổ chức cho HS kể theo từng nhóm
-Thầy nhận xét 
4. Củng cố – Dặn dò
-Qua các giờ kể chuyện tuần trước và tuần này, các em đã thấy kể chuyện khác đọc chuyện. Khi đọc các em phải đọc chính xác, không thêm bớt từ ngữ. Còn khi kể em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ (tranh minh hoạ giúp em nhớ). Vì vậy em không nhất thiết phải kể y như sách. Em chỉ nhớ nội dung chính của câu chuyện. Em có thể thêm bớt từ ngữ. Để câu chuyện hấp dẫn em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ.
-Về kể lại câu chuyện cho người thân.
-Nhận xét tiết học.
- Điểm danh 
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- HS nêu
- HS kể
- Tốt bụng
- Na đưa cho Minh nửa cục tẩy
-Na gọt bút chì giúp Lan, bẻ cho Minh nửa cục tẩy, chia bánh cho Hùng, nhiều lần trực nhật giúp các bạn bị mệt.
- Học chưa giỏi
- Lớp nhận xét 
-Cả lớp bàn tán về điểm và phần thưởng. Na chỉ lặng im nghe, vì biết mình chưa giỏi môn nào
- Các bạn HS đang tụ tập ở 1 góc sân bàn nhau đề nghị cô giáo tặng riên cho Na 1 phần thưởng vì lòng tốt.
- Cô giáo khen sáng kiến của các bạn rất tuyệt.
- Lớp nhận xét
- Từng HS bước lên bục nhận phần thưởng.
- Cô giáo mời Na lên nhận phần thưởng
- Cô giáo và các bạn vỗ tay vang dậy. Tưởng rằng nghe nhầm, đỏ bừng mặt. Mẹ vui mừng khóc đỏ hoe cả mắt
- Lớp nhận xét
- HS kể theo nhóm, đại diện nhóm lên thi kể chuyện
==========================================
Ngày soạn: 26/08/2008
Ngày dạy: Thứ tư, 27/08/2008
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiễu nội dung bài
-Nắm được nghĩa và biết đặt câu với các từ mới
-Biết được lợi ích của mỗi vật, mỗi con vật.
-Nắm được ý của bài. Làm việc mang lại niềm vui (lao động là hạnh phúc)
2. Kỹ năng: 
-Đọc trơn cả bài
Từ ngữ: Các từ có vần khó: oanh, oet; Các từ dễ sai do ảnh hưởng của phương ngữ: tích tắc, sắc xuân, nhặt rau, bận rộn. Các từ mới
-Câu: Nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm và giữa các cụm từ
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần lao động hăng say. 
II. Chuẩn bị
-GV:bảng từ
-HS: SGK 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hỗ trợ 
1. Ổn định 
2. Bài cũ : Phần thưởng
-3 HS đọc 3 đoạn + TLCH?
-Nêu những việc làm tốt của bạn Na
-Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao?
-Khi Na được phần thưởng những ai vui mừng, vui mừng ntn?
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
 Hằng ngày các em đi học, cha mẹ đi làm. Ra đường các em thấy chú công an đứng giữ trật tự, bác thợ đến nhà máy, chú lái xe chở hàng đến trường các em thấy Thầy cô ai cũng bận rộn nhưng vì sao bận rộn, vất vả mà ai cũng vui, ngày nào cũng đi học, đi làm? Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp em hiểu được điều đó.
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
Đoạn 1: Từ đầu . . . tưng bừng
-Nêu những từ ngữ cần luyện đọc 
-Nêu những từ ngữ khó hiểu
-Đặt câu với từ tưng bừng
Đoạn 2: Đoạn còn lại 
-Các từ ngữ cần luyện đọc
-Các từ ngữ khó hiểu
-Đặt câu với từ “nhộn nhịp”
 Luyện đặt câu.
-Thầy lưu ý ngắt câu dài
 +Quanh ta/ mọi vật, / mọi người/ điều làm việc/. Cành đào nở hoa/ cho sắc xuân thêm rực rỡ/, ngày xuân thêm tưng bừng.
-Thầy sửa Cho HS cách đọc.
-Luyện đọc đoạn
-Thầy chỉ định 1 số HS đọc. Thầy tổ chức cho HS từng nhóm đọc và trao đổi với nhau về cách đọc
-Thầy nhận xét 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn tìmhiểu bài
-Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì?
-Em thấy cha mẹ và những người xung quanh biết làm việc gì?
-Bé làm những việc gì?
-Câu nào trong bài cho biết bé thấy làm việc rất vui?
-Hằng ngày em làm những việc gì?
-Em có đồng ý với bé là làm việc rất vui không?
*Thầy chốt ý: Khi hoàn thành 1 câu việc nào đó ta sẽ cảm thấy rất vui, vì công việc đó giúp ích cho bản thân và cho mọi người.
v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
-Thầy đọc mẫu lưu ý giọng điệu chung vui, hào hứng.
-Thầy uốn nắn sửa chữa.
Củng cố – Dặn dò 
-Câu nào trong bài nói ý giống như tên bài?
-Thầy chốt ý: xung quanh ta mọi vật, mọi người đều làm việc. Làm việc mới có ích cho gia đình, xã hội. Làm việc tuy vất vả, bận rộn nhưng công việc mang lại cho ta niềm vui rất lớn.
-Đọc bài diễn cảm
-Chuẩn bị: Bạn của Nai Nhỏ
- Điểm danh 
- HS nêu
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Quanh, tích tắc, việc, vải chín, rực rỡ, sắc xuân.
- Sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng (chú thích SGK)
- Lễ khai giảng tưng bừng
- Ngày mùa làng xóm tưng bừng như ngày hội.
- Quét nhà, bận rộn, nhộn nhịp
- Nhộn nhịp: Đông vui có nhiều người, nhiều việc cùng 1 lúc.
- Đường phố lúc nào cũng nhộn nhịp.
- Giờ ra chơi, cả sân trường nhộn nhịp
- Mỗi HS đọc 1 câu đến hết bài
- HS đọc
- Từng nhóm cử đại diện thi đọc
- Lớp nhận xét 
- Lớp đọc đồng thanh
- Các vật: Cái đồng hồ báo giờ, cành đào làm đẹp mùa xuân. Các con vật: Gà trống đánh thức mọi người, tu hú báo mùa vải chín, chim bắt sâu
-Mẹ bán hàng, bác thợ xây nhà, bác bưu tá đưa thư, chú lái xe chở khách.
- Làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, trông em
- Bé cũng luôn luôn bận rộn, mà côn g việc lúc nào cũng nhộn nhịp, cũng vui
- HS tự nêu
- HS trao đổi và nêu suy nghĩ.
- HS đọc 
- Câu: Bé cũng luôn luôn bận rộn, mà công việc lúc nào cũng nhộn nhịp cũng vui.
TIẾT 2 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP. DẤU CHẤM HỎI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố hiểu biết về từ và câu có liên quan đến học tập.
2. Kỹ năng: 
-Làm quen với câu hỏi, sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để có câu mới.
-Biết dùng dấu chấm hỏi và trả lời câu hỏi .
3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt .
II. Chuẩn bị
-GV: Bảng phụ, bảng cài
-HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hỗ trợ 
1. Ổn định 
2. Bài cũ : Luyện từ và câu
 -Thầy kiểm tra một số học sinh làm lại bài 2,4
Tìm từ chỉ :
-Hoạt động của học sinh
-Chỉ đồ dùng của học sinh
-Chỉ tính nết của học sinh
-Thầy nhận xét
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Trong tiết hôm nay các em sẽ :
-Củng cố những điều đã học về từ và câu
-Học về câu hỏi và trả lời câu hỏøi
-Học tên các tháng trong năm
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1,2 
Bài 1 : Tìm các từ có tiếng : học, tập (học hành, tập đọc)
Bài 2 : Thi đặt câu với mỗi tư øtìm được
-Đặt câu với từ tìm được ở bài 1
-Với mỗi từ đăït 1 câu . Thầy cho học sinh trao đổi theo nhóm, các nhóm thi đua theo cách tiếp sức. Thầy chọn nhóm trọng tài gồm 3 học sinh. Sau mỗi học sinh đọc xong 1 câu, các trọng tài cùng đồng thanh nhận xét : đúng / sai. Thầy đếm số lượng câu. Nhóm nào đăït được đúng tất cả các câu, lại đăït nhiều câu hơn, nhanh hơn là thắng.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 3,4. 
-Thầy ghi các câu lên bảng
-Thầy hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu
 Ví dụ : Tên em là gì ?
-Em tên là Văn Ngọc
Bài 3 :
-Nêu yêu cầu đề bài : Từ 2 câu cho sẵn các em sắp xếp lại tạo câu mới .
4. Củng cố – Dặn dò 
-Câu hỏi dùng làm gì ?
-Cuối câu hỏi đăït dấu gì ?
-Có thể

File đính kèm:

  • docGiao an lop 2(1).doc