Bài giảng Tiết 1, 2: Ôn tập (tiếp)

MỤC TIÊU

1- Kiến thức

- Hệ thống lại các hợp chất vô cơ cơ bản (oxít, axít, bazơ, muối). Các công thức tính(n=m/M; n=V/22,4; C%; CM; H%)

2. Kĩ năng

- Nhận xét rút ra đặc điểm chung

- Sử dụng công thức tính toán

3. Thái độ

 

doc69 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1, 2: Ôn tập (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nên có các số oxi hoá là: -1, +1, +3, +5, +7.
- Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố nhóm halogen là tính oxi hoá và tính chất này giảm dần khi Z+ tăng.
3. Bài mới
 Lời dẫn vào bài: Các em đã nghiên cứu về khái quát nhóm Halogen. Trong nhóm Halogen clo là một nguyên tố thông dụng, thường gặp trong thực tế ở trạng thái đơn chất và hợp chất. Vậy tính chất nào khiến clo và hợp chất của clo lại được sử dụng nhiều như vậy? Bài học hôm nay các em và thày sẽ cùng tìm hiểu, nghiên cứu về tính chất của clo?
Hoạt động của GV
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất vật lí
G: Cho HS quan sát lọ đựng khí clo.
G: Khi quan sát lọ đựng clo em thu được thông tin gì về tính chất vật lí của clo?
G: Cho HS quan sát hình ảnh con cào cào khi cho vào lọ đựng khí clo.
G: Nêu cách tính tỉ khối của Cl2 với không khí?
G: Tìm hiểu thêm trong sách giáo khoa, em hãy bổ xung thêm về những thông tin về tính chất vật lí của khí clo?
G: Kết quả tính tỉ khối, clo có thể thu bằng cách nào sau là tốt nhất?
G: Chiếu hình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo để dự đoán tính chất hoá học của clo
G: Việc nghiên cứu cấu tạo của nguyên tử, phân tử clo sẽ giúp chúng ta dự đoán được tính chất hoá học của nó. Vì vậy trước tiên, chúng ta hãy khai thác thông tin từ cấu tạo của nguyên tử và phân tử clo.
G: Viết cấu hình electron của nguyên tử clo (Z=17). Tra bảng tuần hoàn, cho biết độ âm điện của Clo?
G: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử clo?
G: Chiếu các thông tin, cần lưu ý thông tin về năng lượng liên kết trong phân tử clo là nhỏ dễ tách thành nguyên tử.
G: Sau khi có các thông tin về cấu tạo nguyên tử, cấu tạo phân tử và giá trị độ âm điện, em có nhận xét gì về khả năng hoạt động hoá học của clo?
G: Clo thể hiện tính oxi hoá tức là nhận electron, Vậy electron clo nhận lấy từ đâu? 
G: Những chất khử hay gặp?
G: Em hãy lấy ví dụ chứng minh clo thể hiện tính oxi hoá? (Xác định chất khử, chất oxi hoá)
G: Để có tính hệ thống khi nghiên cứu về tính chất hoá học, trước tiên chúng ta nghiên cứu tác dụng của clo với kim loại.
Hoạt động 3: Nghiên cứu phản ứng của clo với kim loại
G:Cho quan sát thí nghiệm Fe + Cl2
G: Nêu hiện tượng?
G: Cho HS quan sát lại hiện tượng của phản ứng qua chiếu.
G: Dung dịch thu được có màu gì?
G: Vậy đó là màu của sắt có số oxi hoá là bao nhiêu ? (Không yêu cầu HS trả lời).
G: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng?
G: Fe + H2SO4 loãng cho ra Fe mấy?
G: Vậy giữa H2SO4 loãng và Cl2 chất nào có tính oxi hoá mạnh hơn? Giải thích?
G: Tương tự với các kim loại khác khi tác dụng với clo đều bị đưa lên số oxi hoá cao nhất và clo thể hiện tính oxi hoá.
G: Cho HS viết nhanh phương trình phản ứng: Cu, K, AlCl2 .
G: Cho HS quan sát hình ảnh 2 phản ứng: Fe+ Cl2 và Na+ Cl2.
G: Clo tác dụng với kim loại đã thể hiện tính oxi hoá mạnh mà các em đã chứng minh được thông qua phản ứng của Clo oxi hoá Fe0 lên Fe+3. Vậy khi clo phản ứng với H2 thì sao? Em hãy quan sát hình ảnh?
Hoạt động 4: Tìm hiểu phản ứng của clo với Hiđro
G: Giới thiệu hình ảnh phản ứng của H2 + Cl2.
G: Cho Cl2 + H2 trong điều kiện as, sản phẩm thu được cho tác dung với quỳ ẩm, thấy quỳ chuyển màu đỏ. Viết phương trình phản ứng?
G: Giới thiệu thêm: Clo phản ứng với đơn chất là kim loại và hiđro. Ngoại ra còn phản ứng với đơn chất khác là một số phi kim khác có tính khử như: P, S, C 
 Cl2 + S SCl2
Hoạt động 5: Tìm hiểu phản ứng của clo với nước và dung dịch kiềm
G: Chúng ta đã nghiên cứu xong phản ứng của clo với đơn chất. Chúng ta thấy clo thể hiện tính oxi hoá mạnh. Vậy khi clo tác dụng với hợp chất thì sao? Các em hãy cùng tìm hiểu.
G: Các em đã biết cho Cl2 + H2O ta được HCl và HClO. Hãy viết phương trình phản ứng và cho biết số oxi hoá của clo trong mỗi chất chứa clo?
G: Trong phản ứng trên em có nhận xét gì về sự thay đổi số oxi hoá của clo?
G: Clo vừa tăng và vừa giảm số oxi hoá vậy trong phản ứng trên vai trò của clo là gì?
G: Phản ứng clo + H2O được gọi là phản ứng tự oxi hoá khử.
G: Phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch: là phản ứng xảy ra đồng thời theo 2 chiều ngược nhau.
G: HClO là một axit yếu, yếu hơn cả axit cacbonic, nhưng ngược lại thì có tính oxi hoá rất mạnh.
G: Nước clo có tính tẩy màu, diệt khuẩn,  , giải thích nguyên nhân?
G: Trong thực tế hiện nay, ở các nhà máy nước ở VN đang sử dụng clo diệt khuẩn cho nước máy mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày? 
G: Làm thí nghiệm clo + quỳ ẩm và quỳ khô. 
G: Khi cho clo tác dụng với dung dịch kiềm, ta có phản ứng là:
 Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
G: Đây là loại phản ứng gì?
G: Dung dịch hỗn hợp muối thu được có tính oxi hoá mạnh không? (Không trả lời). Để trả lời cho câu hỏi các em sẽ tìm hiểu ở bài sau.
Hoạt động 6: HS nghiên cứu, tìm hiểu theo nhóm về phản ứng của clo với hợp chất.
Nhóm 1: Tìm hiểu phản ứng của Clo với dung dịch muối của các halogen khác 
G: Cho HS xem hình ảnh Clo tác dụng với dung dịch NaBr và NaI.
G: Hãy nhận xét về khả năng phản ứng của Clo so với Brom và Iot? Viết phương trình chứng minh?
G: Clo có đẩy được Flo ra khỏi muối không? Giải thích?
G: Clo chỉ đẩy được các halogen có tính oxi hoá yếu hơn ra khỏi muối.
Nhóm 2: Tìm hiểu phản ứng của Clo tác dụng với chất khử khác
G: Yêu cầu HS đọc sách phần “tác dụng với các chất khác” và rút ra kết luận thu được? Viết phương trình chứng minh?
G: Lưu ý phản ứng với SO2, nước có vai trò là môi trường phản ứng.
Hoạt động của HS
I- Tính chất vật lí
H: Quan sát
H: Khí, màu vàng lục.
H: Nêu hiện tượng là con cào cào chết, chứng tỏ khí clo độc.
H: Tính tỉ khối của clo so với không khí
dCl2/kk= 71/29= 2,5. Clo nặng hơn không khí.
H: Khí clo mùi xốc, tan một phần trong nước nên cho dung dịch có màu vàng nhạt. Nhiệt độ hoá lỏng: -33,6oC, nhiệt độ hoá rắn: -101,0oC 
II Tính chất hoá học
H: 1s22s22p63s23p5 
H: 3,04.
H: 
 + hay 
H: 
- Clo có tính oxi hoá mạnh.
- Khi tham gia phản ứng nhận 1 eletron.
 Cl + 1e Cl-
H: Nhận electron từ các chất có tính khử?
H: Kim loại, hiđro.
H: Lấy ví dụ (GV viết bảng)
1. Tác dụng với kim loại
H: Quan sát
H: Fe nung đỏ cháy trong khí clo.
H: Quan sát
H: Màu nâu đỏ.
H: 2Fe +3Cl2 2FeCl3
H: +2.
H: Cl2 có tính oxi hoá mạnh hơn H2SO4 loãng vì Cl2 oxi hoá Fe lên Fe+3 còn H2SO4 thì chỉ oxi hoá Fe+2.
H: Viết phương trình phản ứng:
2. Tác dụng với hiđro
H: Quan sát, nghe.
 Viết phương trìng phản ứng:
 H2 + Cl2 2HCl
H: ghi nhớ.
3. Tác dụng với phi kim
4. Tác dụng với với nước và dung dịch kiềm
0
-1
+1
H: Cl2 + H2O HCl + HClO
H: Clo vừa tăng số oxi hoá vừa giảm số oxi hoá.
H: Clo vừa đóng vai trò là chất oxi hoá, vừa đóng vai trò là chất khử.
H: Do trong nước clo có axit HClO có tính oxi hoá mạnh.
H: Nêu hiện tượng: Quỳ ẩm mất màu, quỳ khô không mất màu.
H: Giải thích: Vì khí clo khô không phản ứng với nước nên không có axit HClO sinh ra.
H: Xác định số oxi hoá của clo trong các hợp chất chứa clo.
H: Phản ứng tự oxi hoá- khử.
4. Tác dụng với muối của các halogen khác
H: Quan sát. Nhận xét về khả năng phản ứng của Clo so với Brom và Iot:
Tính oxi hoá của Cl > Br > I.
H: Viết phương trình chứng minh:
 NaBr + Cl2
 NaI + Cl2 
H: Không. Giải thích: Tính oxi hoá của clo yếu hơn tính oxi hoá flo.
5. Tác dụng với các chất khử khác
H: Khẳng định thêm tính oxi hoá mạnh của clo.
H: Viết phương trình phản ứng.
IV- Củng cố, dặn dò
G: Clo là một phi kim hoạt động mạnh.
 Tính chất hoá học cơ bản là có tính oxi hoá mạnh.
 Trong một số phản ứng, clo có thể là chất khử khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh.
G: Chiếu bài tập
Trong số các phản ứng sau, phản ứng nào clo không chỉ thể hiện tính oxi hoá mà còn thể hiện tính khử? Giải thích?
A. 2Fe +3Cl2 2FeCl3
B. H2 + Cl2 2HCl
C. Cl2 + H2O HCl + HClO
D. Cu + Cl2 CuCl2
G: Phản ứng nào không thể hiện tính oxi hoá của clo?
G: Tại sao phản ứng C trên thuận nghịch? (Về nhà tìm hiểu)
G: Ôn tập bài học hôm nay, làm đầy đủ bài tập có liên quan.
G: Đọc SGK và tìm hiểu về ứng dụng trạng thái tự nhiên và phương pháp điều chế clo.
V- Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:.
Tiết:..
Bài 23 	Hiđro clorua- axit clohiđric và muối clorua
(Ban cơ bản)
I- Mục tiêu
1- Kiến thức
- HS biết: Hiđro clorua là chất khí tan nhiều trong nước và có một số tính chất riêng, không giống với axit clohiđric ( không đổi mầu quỳ tím, không tác dụng với đá vôi).
 Cách nhận biết ion clorua.
 Phương pháp điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- HS hiểu: Ngoài tính chất chung của axit, axit clohiđric còn có tính chất riêng là tính khử do nguyên tố clo trong phân tử HCl có số oxi hoá là -1.
- HS vận dụng:
2. Kĩ năng
 Quan sát thí nghiệm (điều chế hiđro clorua và tính tan, nhận biết ion clorua).
 Viết phương trình phản ứng giữa axit clohiđric với kim loại hoạt động., oxi bazơ, bazơ, muối.
3. Tư duy
4. Thái độ
II- Chuẩn bị
- GV: Dụng cụ thí nghiệm: Điều chế HCl khí, nhận biết ion Cl-.
Hoá chất: NaCl, H2SO4 đặc, dd AgNO3, giấy quỳ tím.
Dụng cụ: Bình cầu, nút cao su có ống dẫn khí qua, đèn cồn, giá thí nghiệm.
- HS: Ôn lại tính axit và phản ứng oxi hoá khử.
III- Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn địn lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Viết phương trình phản ứng giữa Clo với kim loại, H2O, H2. Qua các phản ứng chứng minh tính chất của gì clo?
3. Bài mới
 	Lời dẫn: Trong các hợp chất của clo HCl khí và dung dịch HCl là một trong các hợp chất quan trọng của Clo, chúng ta hãy nghiên cứu tính chất của nó để hiểu được tầm quan trọng của nó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
GV yêu cầu HS viết công thức electron của HCl và nhận xét về liên kết giưa H và Cl?
Hoạt động 2:
HS đọc SGK và tóm tắt tính chất vật lí của khí HCl?
Hoạt động 3:
HS đọc SGK và tóm tắt tính chất vật lí của axit HCl?
Hoạt động 4:
HS trình bày tính axit chung của một axit và lấy ví dụ tính axit của HCl?
Tiết: 2
Kiểm tra bài cũ: Trình bày tính axit của HCl và lấy ví dụ?
Hoạt động 5: Cân bằng phản ứng và chứng minh HCl có tính khử?
Hoạt động 6: 
HS đọc SGK và cho biết trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp HCl được điều chế như thế nào?
Hoạt động 7:
HS đọc SGK tìm

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 10(1).doc
Giáo án liên quan