Bài giảng Tiết 06 - Bài 4: Một số axit quan trọng

1.1. kiến thức :

- học sinh biết được những tính chất hóa học của axit clohiđric hcl và axit sunfuric h2so4.

- biết được cách viết đúng các phương trình hoá học .

- nắm được một số ứng dụng của hcl.

1.2. kĩ năng:

- rèn luyện kỹ năng viết các phương trình hóa học .

- vận dụng những tính chất hóa học axit h2so4, hcl trong việc giải các bài tập định tính và định lượng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 06 - Bài 4: Một số axit quan trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Ngày dạy: 
Tiết ppct: 06 Bài 4: MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG 
1. MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức :
- Học sinh biết được những tính chất hóa học của axit clohiđric HCl và axit sunfuric H2SO4.
- Biết được cách viết đúng các phương trình hoá học . 
- Nắm được một số ứng dụng của HCl.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết các phương trình hóa học .
- Vận dụng những tính chất hóa học axit H2SO4, HCl trong việc giải các bài tập định tính và định lượng.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục HS hiểu và biết được các phản ứng của axit HCl, H2SO4, cách sử dụng an toàn axit.
2. TRỌNG TÂM:
 - Tính chất hóa học của axit clohiđric HCl và axit sunfuric H2SO4.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Bài tập 3/ 14, 1/19 SGK.
Zn, Fe, CuO, dd HCl, H2SO4 , quì tím, ống nghiệm, giá thí nghiệm.
3.2. Học sinh: Kiến thức, vở bài tập
4. TIẾN TRÌNH:
 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
 4.2. Kiểm tra miệng: 
1.Phản ứng nào sau đây là phản ứng trung hòa? (3đ)
a. Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2­
b. ZnO + 2HCl ® ZnCl2 + H2O
c. Zn(OH)2 + 2HCl ® ZnCl2 + 2H2O
TL: c (3đ).
2. Bài tập 3 / 14 SGK. (7đ)
a. MgO + 2HNO3 ® Mg(NO3)2 + H2O
b. CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O
c. Al2O3 + 3H2SO4® Al2(SO4)3 + 3H2O
d. Zn + H2SO4 ® ZnSO4 + H2­
4.3. Bài mới: 
Axit HCl có những tính chất của axit không? Có ứng dụng nào? H2SO4 có tính chất giống HCl không?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Hoạt động 1: Axit clohiđric.
Phương pháp: Trực quan.
GV: Cho HS quan sát lọ chứa dd HCl và cho biết tính chất vật lí của HCl.
HS: Tính chất vật lý: dd HCl
GV: Axit HCl là axit mạnh hay axit yếu?
HS: Axit HCl là axit mạnh.
GV: Axit HCl là một axit mạnh có những tính chất hóa học nào?
HS: Axit HCl có những tính chất hóa học: làm đổi màu quỳ tím, tác dụng với kim loại, bazơ, tác dụng với oxit bazơ.
GV: Vậy để chứng minh các tính chất trên ta làm thí nghiệm.
HS: Nhóm lần lượt tiến hành 4 thí nghiệm trên.
HS: Nhóm quan sát nêu hiện tượng, viết PTHH.
- TN1: Quỳ tím hóa đỏ.
- TN2:Có khí thoát ra.
Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2­
-TN3: Phản ứng trung hòa 
HCl + NaOH ® NaCl + H2O
- TN4: CuO tan trong dd HCl ® xanh
CuO +2 HCl ® CuCl2 + H2O
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK cho biết axit có tác dụng với muối không?
HS: Axit tác dụng với muối 
GV: nêu VD, hướng dẫn HS viết PTHH
2. Hoạt động 2: Ứng dụng.
Phương pháp: Vấn đáp, tìm tòi.
GV: Yêu cầu HS tham khảo SGK nêu lên một số ứng dụng của HCl.
HS: Ứng dụng: điều chế muối clorua, làm sạch bề mặt kim loại, chế biến thực phẩm, dược phẩm.
3. Hoạt động 3: Axit sunfuric.
Phương pháp: Trực quan.
GV: Cho HS quan sát lọ chứa H2SO4 và nêu tính chất vật lý của H2SO4.
HS: H2SO4 sánh, không màu, nặng 2 lần nước,d =1,83g/ cm3 dễ tan trong nước, không bay hơi.
GV: Lưu ý cách pha chế H2SO4 đặc: rót từ từ axit đặc vào lọ đựng sẵn nước rồi khuấy đều, làm ngược lại rất nguy hiểm.
GV giới thiệu axit H2SO4 loãng và H2SO4 đặc có một số tính chất hóa học khác nhau.
GV: Axit H2SO4 loãng có tính chất hóa học tương tự như axit HCl.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm. Nêâu tính chất hoá học của H2SO4 loãng.
HS: Thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày kết quả:
- Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
- Tác dụng với kim loại sinh muối + Hiđro.
- Tác dụng với bazơ sinh muối + nước.
- Tác dụng với oxit bazơ sinh muối + nước.
HS: Nhóm nhận xét, bổ sung (nếu có).
GV: Axit sunfuric loãng có tác dụng với muối hay không?
HS: Axit sunfuric loãng có tác dụng với muối 
GV: Làm thí nghệm biểu diễn: cho dd BaCl2 + dd H2SO4
HS quan sát hiện tượng viết PTHH
A. Axit clohiđric: HCl
I. Tính chất:
1. Tính chất vật lý: 
- HCl là chất lỏng không màu,độc.
2. Tính chất hóa học:
a. Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
b. Tác dụng nhiều kim loại:
Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2­
c. Tác dụng bazơ:
HCl + NaOH ® NaCl + H2O
d. Tác dụng oxit bazơ:
CuO + 2 HCl ® CuCl2 + H2O
e. Tác dụng với muối: 
2HCl + CaCO3 ® CaCl2 + H2O + CO2 ­
II. Ứng dụng: SGK/ 15.
- Điều chế muối clorua, làm sạch bề mặt kim loại, chế biến thực phẩm, dược phẩm.
B. Axit Sunfuric : H2SO4
I. Tính chất vật lý: SGK/ 15.
- H2SO4 sánh, không màu, nặng 2 lần nước, dễ tan trong nước, không bay hơi.
- Khi pha loãng H2SO4 đặc ta rót từ từ axit đặc vào nước, không làm ngược lại.
II. Tính chất hóa học:
1/ Axit H2SO4 loãng có tính chất hóa học của axit:
a. Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
b. Tác dụng kim loại:
Zn + H2SO4 ® ZnSO4 + H2­
c. Tác dụng bazơ:
H2SO4+ Cu(OH)2 ® CuSO4+ 2H2O
d. Tác dụng oxit bazơ:
CuO + H2SO4 ® CuSO4 + H2O
e. Tác dụng với muối:( sẽ học sau)
 BaCl2 + H2SO4 ® BaSO4 ¯ + 2 HCl
 4.4. Củng cố và luyện tập:
Có những chất: CaO, Zn, ZnO, chất nào tác dụng với dd HCl và H2SO4 sinh ra:
a. Chất khí cháy được trong không khí?
b. dd có màu xanh lam?
c. dd không màu và nước?
 Viết tất cả các PTHH?
Đáp án: a. Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2­
 Zn+ H2SO4 ® ZnSO4+ H2­
b. CuO +2 HCl ® CuCl2 + H2O
 CuO+ H2SO4 ® CuSO4+ H2O
c. ZnO + 2HCl ® ZnCl2 + H2O
 ZnO+ H2SO4 ® ZnSO4+ H2O
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Làm bài tập: 1/ 19 SGK. 
- Xem trước “H2SO4 đặc”.
? Chú ý PTHH tác dụng với kim loại và tính háo nước.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Ưu điểm: 	
* Hạn chế: 	

File đính kèm:

  • docH9-6.doc
Giáo án liên quan