Bài giảng Tiết 01: Ôn tập đầu năm (tiết 3)

Mục tiêu:

1. Kiến thức: + Ôn lại một số kiến thức cơ bản về hoá học.

 + Ôn lại kiến thức đã học ở lớp 10 như: Cấu hình e, sự phân bố e vào các obitan, BTH, Phản ứng oxi hoá - khử.

 + Ôn lại kiến thức nhóm halogen, nhóm oxi-lưu huỳnh, Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học.

2. Kỹ năng: + Rèn luyện một số kỹ năng như: Viết cấu hình e, xác định vị trí của ngtố trong BTH. Cân bằng phẩn ứng Oxi hoá - khử, giải các bài tập có liên quan

doc113 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 01: Ôn tập đầu năm (tiết 3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
--------
Ngày soạn: 12/01/2008
Tiết 41: luyện tập chất hữu cơ, công thức phân tử.
Lớp, sĩ số
Ngày dạy
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho HS về các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ. Các phương pháp phân tích định tính, định lượng hợp chất hữu cơ. Lập CTPT hợp chất hữu cơ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng xác định CTPT từ kết quả phân tích.
3. Tình cảm, thái độ: Giáo dục ý thức hoc tập HS.
B/ Chuẩn bị:	GV: Bảng phụ như sơ đồ SGK. Hệ thống bài tập.
	HS: Ôn tập kiến thức đã học.
C/ Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
2. KTBC: Kết hợp bài mới 
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm
 - GV dùng sơ đồ như trong SGK nhưng để chống (chỉ ghi đề mục)
- HS điền các thông số.
- GV két luận, bổ xung.
Hoạt động 2: Bài tập
HS làm các bài tập 2, 4
Hỗn hợp chấthữu cơ
I – Kiến thức cần nắm:
Chưng cất:
Tách chất lỏng có t0s khác nhau
Chiết:
Tách các chất lỏg không trộn lẫn vào nhau hoặc tách chất hoà tan ra khỏi chất rắn không tan
Kết tinh:
Tách các chẩtắn có độ tan thay đổi theo nhiệt độ
Hợp chất hữu cơ tinh khiết
Ph/tích định tính. Ph/ tích định lượng.
%C, %H, %N,%O
CTĐGN: CpHqOrNs
Xác định khối lượng mol phân tử: MA= MB.dA/B
MA = (CpHqOrNs)n
n
CTPT: CxHyOzNt = (CpHqOrNs)n
II – Bài tập:
1. Bài 2 ( SGK - 121):
a/ %mO = 100% - ( 49,4 + 9,8 + 19,1)% = 21,7%
MA = 29. 2,52 = 73(g/mol). Đặt CTPT của A: CxHyOzNt. (x, y, z,t)
Ta có: x=4; y= 7; z= 1; t=1.
Vậy CTPT của A: C4H7ON
b/ %mO = 100% - (54,54 + 9,09)% = 36,37%
MB= 2. 44 = 88(g/mol). Đặt CTPT của B: CxHyOz. (x, y, z, )
Ta có: 
Vậy CTPT của B: C4H8O2.
Bài 4 (SGK – 121):
a/ Cách 1: Qua CTĐGN
%mO = 100% - (70,97+10,15)% = 18,88%. MA = 340(g/mol)
Đặt CTPT của hợp chất là: CxHyOz. (x, y, z, )
Ta có: x : y : z = 
CTĐGN: C5H9O. Ta có: (C5H9O)n = 340 n = 4. CTPT: C20H36O4.
b/ Cách 2: Không qua CTĐGN
Từ %C= 70,97%; %H= 10,15%; %O = 18,88%. Ta đặt CTPT của hợp chất hữu cơ là: CxHyOz. (x, y, z, ). M = 340.
Ta có: 
Vậy CTPT là C20H36O4.
4. Củng cố: Giải đáp thắc mắc cho HS. Chốt cách lập CTPT hợp chất hữu cơ.
5. Dặn dò: Học và làm bài tập.
Tổ trưởng ký duyệt:
-----------------------------------------------------------$@$------------------------------------------------------
Ngày soạn: 18/01/2008
Tiết 42: cấu trúc phân tử chất hữu cơ.
Lớp, sĩ số
Ngày dạy
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu về những luận điểm cơ bản của thuyết cấu tạo hoá học. Hiểu về liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ.
2. Kỹ năng: Vận dụng thuyết cấu tạo hoá học để hiểu và gải thích các hợp chất hữu cơ.
3. Tình cảm, thái độ: Giáo dục ý thức học tập của HS.
B/ Chuẩn bị: Mô hình rỗng và đặc cuả phân tử etan.
	Mô hình phân tử: cis-but-2-en và trans-but-2-en.
C/ Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức: 
2. KTBC: Gọi tên các chất sau: CH2=CH-CH2-CH3; CH3-CH=CH-CH3?
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Nội dung luận điểm 1 của thuyết cấu tạo hóa học.
- GV: viết 2 CTCT của 2 chất ứng với CTPT C2H6O, ghi tính chất cơ bản nhất:
CH3-CH2-OH CH3-O-CH3
Chất lỏng Chất khí
t/d với Na. Không t/d với Na
- HS so sánh 2 chất về thành phần, cáu tạo, tính chất? Rút ra Luận điểm 1?
Hoạt động 2: Nội dung luận điểm 2
GV viết CTCT của 3 Chất trong SGK:
CH3-CH2 - CH2- CH3. (1)
 CH3- CH - CH3 (2)
 CH3 
 CH2-CH2 
 CH2 (3)
 CH2- CH2
- HS nhận xét và rút ra luạn điểm 2?
Hoạt động 3: Nội dung luận điểm 3.
GV cho hai chất:
 H Cl
 H - C – H Cl - C - Cl
 H Cl
Khí, dễ cháy Lỏng, không cháy
- HS nhận xét và rút ra luận điểm 3?
Hoạt động 4: Đồng đẳng
GV lấy hai dãy đồng đẳng như VD SGK. 
 Yêu cầu: HS nhận xét và viết CTTQ cho từng dãy, rút ra quy luật và nêu định nghĩa đồng phân?
Hoạt động 5: Đồng phân
HS nhận xét về thành phần, cấu tạo và tính chất của các chất: Etanol và Đimetyl ete. Metyl axetat, Etyl fomiat và axit propionic?
- Etanol và Đimetyl ete là đồng phân của nhau. Metyl axetat, Etyl fomiat và axit propionic là đồng phân của nhau. 
- Thế nào là đồng phân?
Hoạt động 6: Các loại liên kết trong phân tử hữu cơ
- HS nhắc lại kiến thức về liên kết và liên kết ?
- Thế nào là liên kết đơn, đôi, ba?
- GV thông báo: Nguyên tử C sử dụng obtan lai hoá để tạo liên kết và dùng obitan p để tạo liên kết 
Hoạt động 7: Các loại công thức cấu tạo.
- GV thông báo cho HS: 
+ CT triển khai: Viết tất cả các ngtử và các liên kết
+ CT thu gọn: Viết gộp ngtử C với các ngtử khác liên kết với nó thành nhóm.
+ Ct thu gọn nhất: Chỉ viết các liên kết và nhóm chức, đầu mút các liên kết là các nhóm CHx.
I – Thuyết cấu tạo hoá học:
1. Nội dung của thuyết cấu tạo hoá học:
- Hai chất có tính CTPT giống nhau, CTCT khác nhau Tính chất vật lí và hoá học khác nhau.
* Luận điểm 1: (SGK)
Công thức (1):(Mạch không nhánh)
 Công thức (2): (Mạch có nhánh)
Công thức (3): (Mạch vòng)
Công thức (1)Các chất hữu cơ các nguyen tử C liên kết vớ nhau, tạo nhiều CTCT khác nhau.
* Luận điểm 2: (SGK)
- Hai chất CH4 và CCl4: Giống nhau về số lượng nguyên tử, khác nhau về thành phần nguyên tố. Tính chất khác nhau.
* Luận điểm 3: (SGK)
2. Đồng đẳng, đồng phân:
a/ Đồng đẳng:
CH4; C2H6;C3H8; C4H10;  Cn H2n+2
CH3OH; C2H5OH; C3H7OH;CnH2n+1OH
- Các chất trong cùng dãy đều hơn (kém) nhau một (nhiều) nhóm CH2.
* Khái niệm đồng đẳng: (SGK)
- Các chất trong cùng dãy đồng đẳng có tính chất hoá học tương tự nhau ( do cấu tạo tương tự nhau)
b/ Đồng phân: 
Etanol và Đimetyl ete là các chất có CTPT giống nhau nhưng CTCT khác nhau nên tính chất khác nhau. Metyl axetat, Etyl fomiat và axit propionic là các chất có CTPT giống nhau nhưng CTCT khác nhau nên tính chất khác nhau.
* Khái niệm đồng phân: (SGK)
- Các đồng phân có tính chất khác nhau do CTCT khác nhau.
II – Liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ:
1.Các loại liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ:
- Liên kết : Tạo thành do sự xen phủ trục ( bền)
- Liên kết: Tạo thành do sự xen phủ bên ( Kếm bền)
- Liên kết đơn: Tạo bởi 1 cặp e chung ()
- Liên kết đôi: Tạo bởi 2 cặp e chung( 1liên kết và 1 liên kết )
- LIên kết ba:Tạo bởi 3 cặp e chung(1liên kết và 2 liên kết )
2. Các loại công thức cấu tạo:
 H H H 
- Công thức khai triển: H- C – C – C – H
 H H H
Công thức thu gọn: CH3-CH2-CH3.
Công thức thu gọn nhất: 
4. Củng cố: Khắc sâu cho HS các luận điểm thuyết cấu tạo hoá học ( ý nghĩa), khái niệm đồng đẳng, đồng phân.
5. Dặn dò: Học và làm bài tập.
Ngày soạn: 18/01/2008
Tiết 43: cấu trúc phân tử chất hữu cơ (tiếp).
Lớp, sĩ số
Ngày dạy
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là đồng phân cấu tạo, đồng phân lập thể. Biết cách biểu diễn cấu trúc không gian phân tử hợp chất hữu cơ. Biết đồng phân lập thể, mối quan hệ giữa đồng phan cấu tạo và đồng phân lập thể.
2. Kỹ năng: Vận dung thuyết cấu tạo hoá học để viết các đồng phân, các công thức cấu tạo.
3. Tình cảm, thái độ: Giaó dục ý thức học tập của HS.
B/ Chuẩn bị: Mô hình rỗng và đặc cuả phân tử etan.
	Mô hình phân tử: cis-but-2-en và trans-but-2-en
C/ Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
2. KTBC: HS nêu nội dung của các luận điểm thuyết cấu tạo hoá học?
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khái niệm đồng phân cấu tạo.
- HS nghiên cứu thí dụ trong SGk và rút ra khái nioệm đồng phân?
- GV kết luận: Butan-1-ol và đietyl ete là đồng phân của nhau.
Hoạt động 2: Phân loại đồng phân cấu tạo.
Từ CTPT C4H10O em hãy viết tất cả các CTCT. Từ đó rút ra kết luận về 3 loại đồng phân?
Hoạt động 3: Công thức phối cảnh.
- HS quan sát công thức phối cảnh trong SGK.
- GV nêu các quy ước về các nét
Hoạt động 4: Mô hình phân tử.
- GV dùng các mô hình rỗng, đặc của phân tử meten, Etan Cho HS quan sát?
Hoạt động 5: Đồng phân lập thể.
- HS quan sát hình SGk và mô hình But – 2- en ở hai dạng Cis – và trans - mà GV đưa ra?
- HS nêu kết luận về đồng phân lập thể?
Hoạt động 6: Quan hệ giữa hai dạng đồng phân
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu sơ đồ SGK.
Hoạt động 7: Cấu tạo hoá học và cấu trúc hoá học.
- GV láy thí dụ về hai loại. HS nhận xét? Rút ra điểm giống và khác nhau?
III - Đồng phân cấu tạo:
1. Khái niệm đồng phân cấu tạo:
a/ Thí dụ: Butan-1-ol và đietyl ete có cùng CTPT: C4H10O nhưng CTCT khác nhau, nên tính chất khác nhau 
 Butan-1-ol và đietyl ete là đồng phân của nhau.
Khái niệm: Những hợp chất có cùng CTPT nhưng có Cấu tạo hóa học khác nhau gọi là những đồng phân cấu tạo.
2.Phân loại đồng phân cấu tạo:
a/ Thí dụ: C4H10O có các đồng phân:
 + Khác nhau về bản chất nhóm chức.
 + Khác nhau về mạch cacbon.
 + Khác nhau về vị trí nhóm chức.
b/ Kết luận: 
+ Những đồng phân khác nhau về bản chất nhóm chức gọi là đồng phân nhóm chức.
+ Những đồng phân khác nhau về sự phân nhánh mạch cacbon gọi là đồng phân mạch cacbon.
+ Những đồng phân khá nhau về vị trí của nhóm chức gọi là đồng phân vị trí nhóm chức.
IV –Cách biểu diễn cấu trúc không gian phân tử hợp chất chữu cơ:
1. Công thức phối cảnh:
Công thức phối cảnh của CH3Cl và ClCH2-CH2Cl
- Công thức phối cảnh là một loại công thưc lập thể
2. Mô hình phân tử:
a/ Mô hình rỗng:
b/ Mô hình đặc:
V - Đồng phân lập thể:
1. Khái niệm về đồng phân lập thể:
a/ Thí dụ: ứng với công thức: CHCl = CHCl có hai cách sắp xếp trong không gian: 
 Cis - đicloeten trans - đi cloeten
 tn/c=-80,5; ts=60,2(0C) tn/c=-50,5; ts=48,3(0C)
b/ Kết luận: 
Đồng phân lập thể là những đồng phân có cấu tạo hoá học như nhau( Cùng CTCT) nhưng khác nhau về sự phân bố không gian của các nguyên tử trong phân tử (tức khác nhau về cấu trúc không gian phân tử)
2. Quan hệ giữa đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể:
Đồng phân
(cùng CTPT
Khác nhau về cấu tạo hoá học
Đồng phân cấu tạo: CTCT khác nhau. Tính chất khác nhau
Cùng CTCT, khác nhau về cấu trúc không gian
Đồng phân lập thể: CGCT giống, cấu trúc không gian khác nhau. Tính chất khác nhau 
3. Cấu tạo hoá học và cấu trúc hoá học:
– Cấu tạo hoá học: Cho biết thứ tự và kiểu liên kết( Biểu diễn bởi CTCT). Không cho biết sự phân bố trong không gian của chúng.
- Cấu tạo hoá học và cấu trúc không gian của phân tử hợp thành cấu trúc hoá học (biểu diễn bởi công thức lập thể)
4. Củng cố: Khắc sâu cho

File đính kèm:

  • docGiao an 10(2).doc
Giáo án liên quan