Bài giảng Sinh học 8 - Tiết 18 - Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật (tiếp)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sinh học 8 - Tiết 18 - Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/10/2023 Ngày giảng: 31/10/2023 Tiết 18: BÀI 28- TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT (Tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Sử dụng được sơ đồ khái quát hóa mô tả được đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người, động vật và quá trình trao đổi khí ở người. - Vận dụng được những kiến thức về trao đổi khí ở thực vật, động vật và người trong trồng trọt, bảo vệ cơ thể và môi trường sống để có hệ hô hấp khỏe mạnh. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự học và tự chủ: + Chủ động, tích cực nhận tất cả các nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao. + Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm khi hoạt động nhóm. + Tìm kiếm thông tin, tham khảo nội dung sách giáo khoa về cấu tạo chức năng của khí khổng, cơ quan trao đổi khí ở động vật. + Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm. - Năng lực giao tiếp và hợp tác trong hoạt động nhóm (tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của khí khổng, quá trình trao đổi khí.): + Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. + Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. + Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ. + Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống. + Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: + Giải quyết được vấn đề quan sát các vật nhỏ trong cuộc sống và nghiên cứu khoa học. + Nêu được nhiều biện pháp bảo quản kính lúp đúng cách. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Sử dụng được sơ đồ khái quát hóa mô tả được đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người, động vật và quá trình trao đổi khí ở người. - Vận dụng được những kiến thức về trao đổi khí ở thực vật, động vật và người trong trồng trọt, bảo vệ cơ thể và môi trường sống để có hệ hô hấp khỏe mạnh. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Đầu chiếu, máy tính 2. Học sinh: Soạn bài III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề, kiểm tra bài cũ, khởi động, mở đầu ( 5’) Hướng dẫn/trợ giúp của GV- HĐ của hs và sản Nội dung phẩm của HĐ GV hướng dẫn hs thực hiện động tác hít vào thở ra (hít sâu 3 giây sau đó thở ra nhẹ nhàng). Tiết 14: Bài 28- trao đổi khí Hs thực hiện. ở sinh vật (Tiết 3) Hoạt động hít thở hs vừa thực hiện cũng như sự thở diễn ra hằng ngày gọi là sự trao đổi khí ở người. Vậy trao đổi khí là gì? Trao đổi khí diễn ra như thế nào ở cả động vật và thực vật? Chúng ta cùng tìm hiểu vào nội dung bài học hôm nay: “trao đổi khí ở sinh vật”. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30’) 2.3: Tìm hiểu sự trao đổi khí ở động vật. * Mục tiêu: - Sử dụng được sơ đồ khái quát hóa mô tả được đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người, động vật và quá trình trao đổi khí ở người. - Vận dụng được những kiến thức về trao đổi khí ở động vật và người trong bảo vệ cơ thể và môi trường sống để có hệ hô hấp khỏe mạnh. * Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn/trợ giúp của GV- HĐ của HS và Nội dung sản phẩm của HĐ - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: III. Trao đổi khí ở động vật Yêu cầu HS quan sát hình 28.2, 28.3, 28.4, video 1. Cơ quan trao đổi khí ở động trao đổi khí ở các động vật khác nhau. vật. Thảo luận nhóm (chia lớp 8 nhóm hoạt động 5 - Động vật trao đổi khí với môi phút), trả lời các câu hỏi và yêu cầu sau: trường qua cơ quan trao đổi khí. Tuỳ từng loài động vật mà + Quan sát Hình 28.2, cho biết tên cơ quan trao đổi khi ở giun đất, cá, châu chấu và mèo. + Quan sát Hình 28.3, mô tả đường đi của khí cơ quan trao đổi khí là da, hệ qua cơ quan trao đổi khí ở động vật. thống ống khí, mang hay phổi. + Quan sát Hình 28.4, mô tả đường đi của khí 2. Qúa trình trao đổi khí ở động O2, và CO2, qua các cơ quan của hệ hô hấp ở vật (ví dụ ở người). người. Ở người, khi hít vào, không khí + Điều gì sẽ xảy ra nếu đường dẫn khí bị tắc đi qua đường dãn khí vào đến nghẽn? Nêu những việc làm có lợi cho quá trình phổi sẽ cung cấp O2 cho các tế trao đổi khí ở người? bào; khí CO2 từ tế bào được máu chuyển tới phổi để thải ra - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: ngoài môi trưởng qua động tác HS quan sát hình kết hợp thông tin SGK thảo thở ra. luận nhóm để trả lời câu hỏi trong phần hoạt động. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS phát biểu trước lớp, HS còn lại nghe và bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: Gv nhận xét đánh giá. Bổ sung kiến thức: Cho hs xem video cách sơ cứu trẻ khi bị hóc dị vật, giới thiệu các trường hợp bị hóc dị vật do nhiều nguyên nhân để hs biết cách phòng tránh cho bản thân và mọi người. 3. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, củng cố (5’) * Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức. * Tổ chức thực hiện: + Gv yêu cầu HS hoàn thành bài tập để đánh giá được mức độ hiểu vài và ôn tập kiến thức bài: 1.Chọn các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thòng tin nói về trao đổi khí ở động vật và thực vật. Khi cây được chiếu sáng và được cung cấp đủ nước, ...(1)... mở, CO2 từ môi trường khuếch tán vào tế bào lá và O2 từ tê bào lá khuếch tán ra ngoài mỏi trường trong quá trình ...(2)..., ngược lại O2 từ ngoài môi trường khuếch tán vào tế bào lá và CO 2 từ tê bào lá khuếch tán ra ngoài môi trường trong quá trình ...(3).... Khí CO 2 do con người và động vật thải ra cung cấp cho cây xanh thực hiện quá trình quang hợp, tạo ra O2 cung cấp cho hoạt động ...(4)... của con người và động vật. Vì vậy, trổng nhiểu cây xanh sẽ giúp cho hoạt động ...(5)... ở sinh vật diễn ra hiệu quả và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. 2. Các khẳng định sau đây là đúng hay sai? STT Khẳng định Đúng/Sai a. Độ mở của khí khổng tăng dần từ sáng đến tối b. Khi cây thiếu ánh sáng và nước, quá trình trao đổi khí sẽ bị hạn chế c. Ở tất cả các loài thực vật, khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt trên của lá d. Lau bụi cho lá là một biện pháp giúp quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra thuận lợi 3.Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo của khí khổng với chức năng trao đổi khí ở thực vật. 4.Giải thích tại sao khi sưởi ấm bằng than hoặc củi trong phòng kín, người trong phòng có thể bị ngất hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Em hãy đề xuất biện pháp giúp hạn chế nguy hiểm trong trường hợp sưởi ấm bằng than hoặc củi. 5.Tại sao khi ở trong phòng kín đông người một thời gian thì cơ thể thường thấy nhịp hô hấp tăng? Em hãy đề xuất biện pháp để quá trình trao đổi khí ở người diễn ra thuận lợi khi ở trong phòng đông người, phòng ngủ, lớp học,... * Hướng dẫn về nhà: Về nhà học thuộc bài, soạn bài sau.
File đính kèm:
bai_giang_sinh_hoc_8_tiet_18_bai_28_trao_doi_khi_o_sinh_vat.docx