Bài giảng Ôn tập tính chất hóa học của axit và oxit

Lý thuyết :

A . Tính chất hóa học của oxit :

1. Tính chất hóa học của oxit bazo.

a. Tác dụng với nước : Na20 , K20, Ca0, Ba0.

PTHH: Na20 + H20 → 2Na0H

b. Tác dụng với axit.

- VD : Cu0 + 2HCl → CuCl2 + H20

c. Tác dụng với oxit axit.

Vd: Ca0 + C02 → CaC03

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập tính chất hóa học của axit và oxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 1 : Lớp 9A , ngày dạy :..
 Lớp 9B , ngày dạy.
 ÔN TẬP TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT VÀ OXIT
I . Lý thuyết : 
A . Tính chất hóa học của oxit : 
1. Tính chất hóa học của oxit bazo.
a. Tác dụng với nước : Na20 , K20, Ca0, Ba0. 
PTHH: Na20 + H20 → 2Na0H
b. Tác dụng với axit. 
- VD : Cu0 + 2HCl → CuCl2 + H20
c. Tác dụng với oxit axit. 
Vd: Ca0 + C02 → CaC03
2. Tính chất hóa học của oxit axit .
a. tác dụng với nước .
Vd: S03 + H20→ H2S04
b. tác dụng với dd ba zơ. 
Vd : C02 + 2Na0H → Na2C03 + H20
c. tác dụng với oxit bazơ.
B . Tính chất hóa học của axit . 
a. Làm đổi màu chất chỉ thị. 
Quỳ tím + dd axit → Quỳ hóa đỏ 
b. tác dụng với bazo. 
Vd: Na0H + HCl → NaCl + H20 
Vd2: Cu(0H)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H20 
c. Tác dụng với oxit bazơ. 
d. Tác dụng với muối . 
Lưu ý : Axit HN03 và H2S04 là các axit đặc biệt , khi cho tác dụng với kim loại không bao giờ giải phóng khí H2 mà giải phóng ra chất khí khác . 
II. Bài tập vận dụng :
Đề kiểm tra 1 : 
Đề 1: 
Câu 1 : 
Nêu tính chất hóa học của Oxit axit ? Viết phương trình hóa học minh họa?
Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: Na2S04, H2S04, HCl bằng phương pháp hóa học , viết các phản ứng munh họa? 
Câu 2 : Cho các chất sau : Cu0, Mg0, H20, S02, C02 . Hãy chọn các chất thích hợp đã cho để điền vào chỗ trống trong các phương trình hóa học sau:
1 . 2HCl +  → CuCl2 +  
2. H2S04 + Na2S03 → Na2S04 +  +  
3. 2HCl + CaS03 → CaCl2 +  + 
4. H2S04 +  → MgS04 +  
5.  +  → H2S03 
Câu 3: 
- Cho một lượng bột sắt dư vào 50 ml dung dịch axitsunfuric . Phản ứng xong , thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc) . 
a) Viết phương trình hóa học ?
b) Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng ? 
c) Tính nồng độ mol của dung dịch axit sunfuric đã dùng ? 
Đề số 2:
Câu 1 : 
Nêu tính chất hóa học của Oxit Bazơ? Viết phương trình hóa học minh họa?
Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: K2S04, H2S04, HCl bằng phương pháp hóa học , viết các phản ứng munh họa? 
Câu 2 : Cho các chất sau : Cu(0H)2, Mg(0H)2, H20, S02, C02 . Hãy chọn các chất thích hợp đã cho để điền vào chỗ trống trong các phương trình hóa học sau:
1 . 2HCl +  → CuCl2 +  
2. H2S04 + Na2S03 → Na2S04 +  +  
3. 2HCl + CaS03 → CaCl2 +  + 
4. H2S04 +  → MgS04 +  
5.  +  → H2S03 
Câu 3: ( giống đề 1)
Đề số 3: 
Câu 1 : Cho các oxit sau : Fe203, S02, Cu0, Mg0, C02 , Zn0 . 
Những oxit nào tác dụng được với dung dịch H2S04 .
Những oxit nào tác dụng được với dung dịch Na0H . 
Những oxit nào tác dụng được với nước . 
Viết các phuong trình hóa học của phản ứng ? 
Câu 2: 
a. Nêu phương pháp hóa học để tách riêng các oxit sau ra khỏi hỗn hợp: Al203 và Fe203? 
b. Nêu phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch mất nhãn sau :BaCl2 , Na2S04, H2S04, NaCl chỉ dùng quỳ tím , hãy nhận biết các dung dịch trên bằng phương pháp hóa học ? ( Viết phương trình hóa học nếu có). 
Câu 3: Trung hòa 20ml dung dịch H2S04 1M bằng dung dịch Na0H 20% . 
Viết phương trình hóa học . 
Tính khối lượng dung dịch Na0H cần dùng . 
Nếu trung hòa dung dịch axit sunfuric trên bằng dung dịch K0H 5,6% , có khối lượng riêng là 1,045g/ml , thì cần bao nhiêu ml dung dịch K0H? 
Đề số 4: 
Câu 1 : Cho các oxit sau : Al203, S03, Cu0, Mg0, C02 .
Những oxit nào tác dụng được với dung dịch H2S04 .
Những oxit nào tác dụng được với dung dịch Na0H . 
Những oxit nào tác dụng được với nước . 
Viết các phuong trình hóa học của phản ứng ? 
Câu 2: 
a. Nêu phương pháp hóa học để tách riêng các oxit sau ra khỏi hỗn hợp: Al203 và Fe203? 
b. Nêu phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch mất nhãn sau :BaCl2 , Na2S04, H2S04, HCl chỉ dùng quỳ tím , hãy nhận biết các dung dịch trên bằng phương pháp hóa học ? ( Viết phương trình hóa học nếu có). 
Câu 3 ( giống đề 3) Chữa đề kiểm tra :
Đề 1 : Câu 1: 
a. Nêu tính chất hóa học của oxit ba zơ , dựa vào thông tin phần sách giáo khoa .
b. Nhận biết các dung dịch : K2S04, H2S04, , HCl . 
- HCl , H2S04, K2S04 Nhúng quỳ tím vào - Qùy hóa đỏ : HCl , H2S04 . 
 - Quỳ không đổi màu là: K2S04. 
- Cho dung dịch BaCl2 vào 2 ống nghiệm đựng 2 axit : 
+ Nếu ống nào xuất hiện kết tủa : ống đó đựng H2S04 . 
PTHH : BaCl2 + H2S04 → BaS04(r) + 2HCl 
+ Dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là HCl. 
Câu 2: các phương trình phản ứng : 
1. 2HCl + Cu0 → CuCl2 + H20
2. H2S04 + Na2S03 → Na2S04 + S02(k) + H20 
3. 2HCl + CaS03 → CaCl2 + S02(k) + H20 
4. H2S04 + Mg0 → MgS04 + H20 
5. S02 + H20 → H2S03 
Câu 3: (Đề 3) 
Theo bài ra ta có số mol của H2S04 là: nH2S04 = 0,02mol 
- Phương trình hóa học xẩy ra : 
 2Na0H + H2S04 → Na2S04 + 2H20 
 0,04mol 0,02mol 
- mNa0H = 0,04.40 = 1.6 gam 
- mddNa0H = = 8 gam . 
- phương trình hóa học của phản úng xẩy ra : 
2K0H + H2S04 → K2S04 + 2H20 
0,04mol 0,02mol 
mK0H = 0,04.56 = 2,24 gam 
mddK0H = x100 = 40 gam vậy Vdd = mdd /D = 40 /1,045= 38,3 ml 
Đề 4 : 
Câu 1 : - Lưu ý tính lưỡng tính của Al203 ( tác dụng được với dung dịch Na0H) 
Câu 2 : Phương pháp tách Al203 và Fe203 
- Cho hỗn hợp đi vào dung dịch Na0H dư → Lọc lấy phần không tan sấy khô làm sạch ta thu được Fe203 . ( Hs tự viết phương trình )
- Sục khí C02 cho đến dư vào dung dịch thu được → Lọc lấy phần không tan rồi sấy khô, nung đến khối lượng không đổi , ta thu được Al203 . ( Hs tự viết phương trình )
 Phương trình hóa học của phản ứng : 2Al(0H)3 to Al203 + 3H20 
B . Nhận biết : 
Cho quỳ tím vào hỗn hợp , ta chia hỗn hợp thành các nhóm là : 
+ Nhóm 1: quỳ hóa đỏ : HCl và H2S04 
+ Nhóm 2 : quỳ không đổi màu là : BaCl2 và Na2S04 
- Cho từ từ từng ống nghiệm thuộc nhóm 1 vào nhóm 2 
+ Nếu xuất hiện kết tủa thì ống nhóm 1 đựng H2S04 và ống nhóm 2 đựng BaCl2
Phương trình hóa học : BaCl2 + H2S04 → BaS04(r) + 2HCl 
(Một số phương trìn học sinh tự viết ) 
Bài nâng cao
Câu 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng bằng cách thay các chất thích hợp vào các chữ cái A,B,C,D ,ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
 B (2) H (3) E
 A (1) (5) (4) G
 C (6) D (7) E
 Biết A là một hợp chất của Fe
Câu 2: 
- Hoà tan hoàn toàn 4gam hỗn hợp gồm 1 kim loại hoá trị II và 1 kim loại hoá trị III cần dùng hết 170ml dung dịch HCl 2M
Tính thể tích H2 thoát ra (ở ĐKTC).
Cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khô.
Nếu biết kim loại hoá trị III là Al và số mol bằng 5 lần số mol kim loại hoá trị II thì kim loại hoá trị II là nguyên tố nào .
Câu 1 : G : Fe203 , E : Fe(0H)3 , D : Fe2(S04)3 , C: FeCl3 , B : FeCl2 , H: Fe(0H)2
Câu 2: a. VH2 = 0,17. 22,4 3,808 (lit) ( ĐLBT số mol nguyên tử ) 
. nHCl = 0,34 mol => nCl = 0,34 mol 
mCl = 0,34.35,5 = 12,07g
Khối lượng muối = m(hỗn hợp) + m(Cl) = 4+ 12,07 = 16,07g
m(Kimloại) = 4 – 2,7 = 1,3 g .Mkimloại = 1.3 : 0,02 = 65 => là : Zn 

File đính kèm:

  • docGA hoc them9.doc
Giáo án liên quan