Bài giảng Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 44)

Mục tiêu:

 1/ Về kiến thức: Củng cố, ôn tập kiến thức về sự điện li, một số đơn chất và hợp chất vô cơ của chúng (N, P, C, Si), các kiến thức về cấu tạo, tính chất của 1 số hợp chất hữu cơ (hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ancol, phenol, anđehit – xeton, axit cacboxylic ).

 2/ Về kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức cho HS

 3/ Về thái độ: Nâng cao hứng thú học tập, rèn tư duy logic và hệ thống cho HS.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 44), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1:
Ngày dạy:......./......../ 2009 tại lớp C1: ..../....
 ......./......../ 2009 tại lớp C4: ..../....
 ......./......../ 2009 tại lớp C5: ..../....
 ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. Mục tiêu:
 1/ Về kiến thức: Củng cố, ôn tập kiến thức về sự điện li, một số đơn chất và hợp chất vô cơ của chúng (N, P, C, Si), các kiến thức về cấu tạo, tính chất của 1 số hợp chất hữu cơ (hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ancol, phenol, anđehit – xeton, axit cacboxylic ).
 2/ Về kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức cho HS
 3/ Về thái độ: Nâng cao hứng thú học tập, rèn tư duy logic và hệ thống cho HS.
II. Chuẩn bị: 
 GV: Giáo án và các bảng câm:
 - Cấu tạo, tính chất hoá học cơ bản của một số đơn chất và hợp chất vô cơ.
 - Điều chế, tính chất hoá học của một số hợp chất dẫn xuất của hiđrocacbon
 - Cấu tạo, tính chất hoá học cơ bản của một số hợp chất hiđrocacbon
 ( Máy chiếu, máy vi tính nếu có điều kiện)
 HS: Ôn tập các kiến thức về hoá học vô cơ và hữu cơ đã học ở lớp 11.
III. Tiến trình bài dạy:
 1/ Kiểm tra bài cũ – Vào bài mới:
HS liệt kê các khái niệm hoá học và các hợp chất vô cơ, hữu cơ đã học ở lớp 11.
 2/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
 HS nêu lại khái niệm chất điện li, sự điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
 HS nêu lại khái niệm về axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối.
 HS nêu lại các điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion từ đó chỉ ra bản chất của các điều kiện đó.
Hoạt động 2:
 GV đưa ra bảng câm yêu cầu HS điền các thông tin liên quan đến số oxi hoá, tính chất hoá học của 1 số chất vô cơ.
 HS vận dụng kiến thức đã học hoàn thành yêu cầu của GV đề ra.
Hoạt động 3:
 GV đưa ra bảng câm yêu cầu HS điền các thông tin liên quan đến đặc điểm cấu tạo, tính chất hoá học của 1 số hợp chất hiđrocacbon.
 HS vận dụng kiến thức đã học hàn thành yêu cầu của GV đề ra.
Hoạt động 4:
 GV đưa ra bảng câm yêu cầu HS điền các thông tin liên quan đến cách điều chế, tính chất hoá học của một số hợp chất dẫn xuất của hiđrocacbon.
 HS vận dụng kiến thức đã học hàn thành yêu cầu của GV đề ra.
Củng cố:
 GV hệ thống lại các kiến thức lí thuyết đã ôn tập trong bài học.
1/ Sự điện li
 - Sự điện li là quá trình các chất phân li ra ion ở trong nước (hoặc ở trạng thái nóng chảy).
 - Chất điện li là các chất phân li ra ion ở trong nước (hoặc ở trạng thái nóng chảy).
 - Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước các phân tử hòa tan đều phân li thành ion.
 - Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có 1 số phân tử hòa tan phân li thành ion.
2/ Axit, bazơ, muối và hiđroxit lưỡng tính
 - Axit là chất phân li trong nước ra ion H+.
 - Bazơ là chất phân li trong nước ra ion OH-.
 - Muối là chất phân li ra cation kim loại (hoặc cation amoni) và anion gốc axit.
 - Hiđroxit lưỡng tính là chất vừa phân li theo kiểu axit, vừa phân li theo kiểu bazơ.
3/ Phản ứng trao đổi ion
 Các điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion:
 - Sản phẩm phản ứng có chất kết tủa.
 - Sản phẩm phản ứng có chất điện li yếu.
 - Sản phẩm phản ứng có chất khí.
Þ Bản chất của phản ứng trao đổi ion là làm giảm số ion có trong dung dịch. 
4/ Cấu tạo, tính chất hoá học cơ bản của một số đơn chất và hợp chất vô cơ
Chất
Số oxi hoá
Tính chất hoá học
N2
0
Có tính oxi hoá và tính khử.
Hợp chất của Nitơ
-3 (NH3)
Có tính khử mạnh.
+1;+2;+3;+4
Có tính oxi hoá và tính khử.
+5 (HNO3)
Có tính oxi hoá mạnh.
P
0
Có tính oxi hoá và tính khử.
Hợp chất của P
+5 (H3PO4)
Là axit yếu, ba nấc.
C
0
Có tính oxi hoá và tính khử.
Hợp chất của C
+2 (CO)
Oxit tring tính có tính khử.
+4 (CO2)
Oxit axit có tính oxi hoá.
+4 (H2CO3)
Axit yếu, kém bền.
Si
0
Có tính oxi hoá và tính khử.
Hợp chất của Si
+4 (SiO2)
Oxit axit không tan.
+4 (H2SiO3)
Axit rất yếu, không tan.
5/ Cấu tạo, tính chất hoá học cơ bản của một số hợp chất hiđrocacbon
Chất
Đặc điểm cấu tạo
Tính chất hoá học
Ankan
CnH2n+2
n ³ 1
Mạch hở, chỉ có liên kết đơn trong phân tử
- Phản ứng thế với X2
- Phản ứng tách hiđro
- Không làm mất màu với dd KMnO4
Anken
CnH2n
n ³ 2
Mạch hở, có 1 liên kết đôi trong phân tử
- Phản ứng cộng X2, HX
- Phản ứng trùng hợp
- Làm mất màu với dd KMnO4
Ankin
CnH2n- 2
n ³ 2
Mạch hở, có 1 liên kết ba trong phân tử
- Phản ứng cộng X2, HX
- Pư thế H ở – C º CH
- Làm mất màu với dd KMnO4
Ankađien
CnH2n- 2
n ³ 3
Mạch hở, có 2 liên kết đôi trong phân tử
- Phản ứng cộng X2, HX
- Phản ứng trùng hợp
- Làm mất màu với dd KMnO4
Aren
CnH2n - 6
n ³ 6
Phân tử có vòng benzen (còn gọi là ankylbenzen)
- Phản ứng cộng X2, HX
- Pư thế H ở vòng benzen
- Ankylbenzen làm mất màu với dd KMnO4
6/ Điều chế, tính chất hoá học cơ bản của một số hợp chất dẫn xuất của hiđrocacbon
Chất
Tính chất hoá học
Điều chế
Dẫn xuất halogen
CxHyX
- Phản ứng thế X = OH
- Phản ứng tách HX
- Thế H ở CxHy = X
- Cộng HX hoặc X2 vào anken, ankin
Ancol no đơn chức
CnH2n +1OH
n ³ 1
- Phản ứng với kim loại kiềm.
- Phản ứng thế OH
- Phản ứng tách nước
- Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn.
Từ dẫn xuất halogen hoặc anken
Phenol
C6H5OH
- Phản ứng với kim loại kiềm
- Phản ứng với dd kiềm
- Phản ứng thế ở vòng benzen
Từ benzen hoặc cumen
Anđehit no đơn chức
CnH2n +1CHO
n ³ 0
- Tính oxi hoá: cộng H2
- Tính khử: Tráng bạc, tác dụng với Cu(OH)2
Oxi hoá ancol bậc 1, no, đơn chức
Xeton no, đơn chức
R – CO – R’
R, R’: no
- Tính oxi hoá: cộng H2
Oxi hoá ancol bậc 2, no, đơn chức
Axit cacboxylic no, đơn chức
R – COOH
R: no
- Tác dụng với ancol
- Tính axit: t/d với KL hoạt động, bazơ, oxit bazơ, muối, đổi màu quỳ tím, 
- Oxi hoá cắt mạch ankan
- Oxi hoá anđehit no, đơn chức
 3/ Dặn dò:
 HS về nhà viết các PTHH chứng minh tính chất của các hợp chất đã nêu trong các bảng câm, ôn lại cách lập công thức phân tử.
 HS đọc trước bài Este – SGK 12.

File đính kèm:

  • doctiet 1 12cb.doc
Giáo án liên quan