Bài giảng Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 1)

1. Kiến thức

 - Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức các chương về hóa học vô cơ (sự điện li, nhóm nitơ, nhóm cacbon) và hóa học hữu cơ (đại cương về hóa học hữu cơ, hiđrocacbon (no, không no, thơm), dẫn xuất halogen-ancol-phenol, anđehit-xeton-axit cacboxylic).

 - Khắc sâu những kiến thức mới và khó như khái niệm axit-bazơ theo thuyết Bronstet, khái niệm về tecpen

 

doc60 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN
Bài 9: AMIN
(Tiết 13 & 14)
●MTBH
	1. Kiến thức
	HS biết:
	- Khái niệm, phân loại, danh pháp (gốc - chức), đồng phân.
	- Tính chất vật lí, ứng dụng và điều chế amin (từ NH3) và anilin (từ nitrobenzen)
	HS hiểu: Đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học
	- Tính chất của nhóm NH3 (tính bazơ, phản ứng với HNO2, phản ứng thay thế nguyên tử H bằng gốc ankyl.
	- Anilin có phản ứng thế ở nhân thơm.
	2. Kĩ năng
	- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin theo công thức cấu tạo.
	- Quan sát mô hình, thí nghiệm rút ra được cấu tạo và tính chất.
	- Dự đoán được tính chất hóa học của amin và anilin. 
	- Viết được các pthh minh họa tính chất. Phân biệt được aniln và phenol bằng pphh.
	- Giải được bài tập: xác định công thức phân tử, bài tập khác có nội dung liên quan.
	3. Tình cảm, thái độ
	Tầm quan trọng của hợp chất chứa nitơ
●Chuẩn bị
	GV:
	- Dụng cụ: ống nghiệm, đũa thủy tinh, ống nhỏ giọt.
	- Hóa chất: các dd CH3NH2, HCl, nước brom, anilin
	- Mô hình phân tử anilin.
	HS:
	- Ôn tập tính chất của NH3.
	- Đọc trước bài
●PPDH
	- Đàm thoại kết hợp với dạy học nêu vấn đề
	- Trực quan sinh động.
●Thiết kế bài lên lớp
Tiết 13
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ vào bài
GV: Viết công thức cấu tạo và nêu đặc điểm cấu tạo và cấu trúc của phân tử NH3? Tính chất hóa học của NH3?
HS: Nguyên tử N ở trang thái lai hóa sp3. Phân tử NH3 có cấu trúc hình chóp. Nguyên tử N có một cặp e chưa tham gia liên kết. NH3 có tính chất bazơ và tính khử mạnh
GV ghi nhận và bổ sung ý kiến của HS.
HĐ 1
GV viết CTCT của 4 amin và yêu cầu HS tìm hiểu và cho biết mối liên quan giữa cấu tạo của NH3 và các amin.
CH3NH2; C2H5NHCH3, C6H5NHCH3, (CH3)3N, piroliđin
HS
- Trong phân tử các amin, N ở trạng thái lai hóa sp3 và nguyên tử N cũng có một cặp e chưa tham gia lk giống amoniac.
- Có thể coi các amin được hình thành từ phân tử NH3 bằng cách thay thế lần lượt những nguyên tử H của NH3.
GV hướng dẫn HS đưa ra khái niệm amin
Amin là hợp chất hữu cơ được tạo ra khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong phân tử amoniac bằng một hay nhiều gốc HC
 GV giới thiệu bậc amin ở VD và đề nghị HS cho biết cách xác định bậc amin?
HS: căn cứ vào số nguyên tử H trong NH3 được thay thế bằng gốc HC.
GV ghi nhận y kiến của HS và lưu ý cách xác định bậc amin ở piroliđin
HS nghiên cứu SGK và các ví dụ, cho biết có mấy cách phân loại amin và cơ sở của những sự phân loại này?
HS: có hai cách phân loại amin
- Theo đặc điểm cấu tạo gốc HC
- Theo bậc amin
GV ghi nhận ý kiến HS, bổ sung và lưu ý: 
- amin dị vòng (piroliđin)
- amin thơm, nhóm NH2 gắn trực tiếp với vòng benzen
- amin béo: tất cả các gốc HC phải no, hở
HĐ 2
HS tìm hiểu SGK bảng 3.1
- Cách gọi tên amin theo danh pháp gốc chức
- Cách gọi tên theo danh pháp thay thế
HS:
- Danh pháp gốc - chức: tên gốc HC + amin
- Danh pháp thay thế:
Số chỉ vị trí-tên nhánh½tên mạch chính½-số chỉ vị trí-amin 
GV ghi nhận ý kiến của HS và bổ sung
- Danh pháp gốc - chức không có khoảng cách giữa phần gốc và phần chứcdo lịch sử để lại
- NH2 gọi là amino khi đóng vai trò nhóm thế
 gọi là amin khi đóng vai trò nhóm chức
- số chỉ vị trí là N khi nhánh lk với nguyên tử N.
HS gọi tên các amin sau
CH3 -CH2 -CH2 -CH-CH3
 ½
 CH3- N-CH3 
HĐ 3
HS viết CTCT các đồng phân amin có CTPT C4H11N
Có 8 đồng phân
GV sửa lỗi, bổ sung và lưu ý
- Viết đồng phân amin theo bậc của amin
- Viết đồng phân mạch C và vị trí nhóm chức theo từng bậc
+ Amin bậc I tương tự viết đp ancol
+ Amin bậc II viết tương tự đp ete
HĐ 4
HS nghiên cứu SGK cho biết tính chất vật lí đặc trưng của amin và anilin
- Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai, độc, dễ tan trong nước. Các amin đồng đẳng cao hơn là chất lỏng hoặc rắn.
- Anilin là chất lỏng, rất độc, nhiệt độ sôi 184oC, ít tan trong nước, tan trong ancolĐể lâu bị oxi hóa bởi oxi nên chuyển nâu đen.
GV ghi nhận ý kiến của HS và đề nghị giải thích khả năng dễ tan trong nước của amin nhẹ.
HS: do amin tạo lk H với nước
I. Khái niệm phân loại và danh pháp
1. Khái niệm, phân loại
a. Khái niệm
Amin là hợp chất hữu cơ được tạo ra khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong phân tử amoniac bằng một hay nhiều gốc HC
* Bậc amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử NH3 được thay thế bằng gốc HC.
b. Phân loại
* Theo đặc điểm cấu tạo gốc HC: amin thơm, amin béo, amin dị vòng
* Theo bậc amin: amin bậc một, bậc hai, bậc ba. 
2. Danh pháp
- Danh pháp gốc - chức: tên gốc HC + amin
- Danh pháp thay thế:
Số chỉ vị trí-tên nhánh½tên mạch chính½-số chỉ vị trí-amin 
3. Đồng phân
- Đồng phân bậc amin
- Đồng phân mạch C và vị trí nhóm chức
II. Tính chất vật lí
- Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai, độc, dễ tan trong nước. Các amin đồng đẳng cao hơn là chất lỏng hoặc rắn.
- Anilin là chất lỏng, rất độc, nhiệt độ sôi 184oC, ít tan trong nước, tan trong ancolĐể lâu bị oxi hóa bởi oxi nên chuyển nâu đen.
HĐ 5: Củng cố bài
Làm bài 3 tr 44 SGK
Tiết 14
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1
GV: Cho biết đặc điểm cấu tạo của phân tử amin từ đó dự đoán tính chất hóa học của amin nói chung?
HS
- Đặc điểm cấu tạo: Phân tử amin có nguyên tử N có đôi e chưa liên kết và nguyên tử N có số oxi hóa -3
- Amin có tính bazơ và dễ bị oxi hóa tương tự NH3.
GV: mô tả TN tác dụng CH3NH2 với HCl
HS: nêu hiện tượng, giải thích, viết pthh, gọi tên sản phẩm.
- Xuất hiện khói trắng
- CH3NH2 đã tác dụng với HCl tạo muối
CH3NH2 + HCl → [CH3NH3]Cl (metylamoni clorua)
GV: biểu diễn TN: cho một mảnh giấy quì tím vào dd prometylamin
HS nêu hiện tượng, viết pthh, giải thích
Mẩu giấy quì chuyển xanh
CH3CH2CH2NH2 + H2O ⇌ [CH3CH2CH2NH3]+ + OH- 
GV biểu diễn TN
- Nhỏ anilin vào nước lắc kĩ
- cho một mảnh giấy quì tím vào hỗn hợp sau lắc
- nhỏ dần từng giọt dd HCl đặc vào hỗn hợp và lắc
HS: nêu hiện tượng, giải thích, viết pthh, gọi tên sản phẩm.
- hỗn hợp đục: anilin không tan trong nước
- giấy quì tím không đổi màu
-anilin tan dần trong dd HCl do đã xảy ra phản ứng
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua)
HS so sánh lực bazơ của metylamin, NH3 và anilin, giải thích
GVghi nhận ý kiến của HS, giải thích và bổ sung, kết luận
lưu ý HS không so sánh tính bazơ của amin bậc III vì ảnh hưởng không gian của gốc HC
HĐ 2
GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK về phản ứng với ax HNO2 của amin: loại amin phản ứng, sản phảm, viết pthh và cho biết ứng dụng của sản phẩm.
HS
- Amin bậc I t/d với ax HNO2 ở nhiệt độ thường tạo ancol hoặc phenol và khí nitơ
C2H5NH2 + HNO2 → C2H5OH + N2 + H2O 
- Amin thơm bậc I t/d với ax HNO2 ở nhiệt độ thấp tạo muối điazoni
C6H5NH2 + HNO2 + HCl 0-5oC C6H5N2Cl + 2H2O
GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK để cho biết sản phẩm thu được khi cho amin bậc I, II tác dụng với ankyl halogenua, viết pthh và cho biết ứng dụng của phản ứng
HS: Khi amin bậc I, II tác dụng với ankyl halogenua, nguyên tử H lk với N có thể bị thay thế bởi gốc ankyl 
C2H5NH2 + CH3I → C2H5NHCH3 + HI
Ứng dụng: điều chế amin béo
HĐ 3
GV
- Biểu diễn TN: dd brom t/d với anilin
HS
- Quan sát TN, nêu hiện tượng, giải thích, viết pthh của pư
- Hiện tượng: tạo kết tủa trắng
- Giải thích: do ảnh hưởng của nhóm NH2, mật độ e trong vòng benzen tại các vị trí o, p tăng nên anilin dễ tham gia pư thế brom 
GV ghi nhận ý kiến của HS và sửa lỗi.
HĐ 4
HS nghiên cứu SGk, cho biết những ứng dụng của amin
HS: Tổng hợp chất hữu cơ, polime, điều chế phẩm nhuộm, dược phẩm
HS nghiên cứu SGK các pp điều chế amin để cho biết:
- PP điều chế các ankylamin
- PP điều chế anilin và amin thơm
GV: Điều chế amin bằng pp ankyl hóa NH3 có hạn chế? Khắc phục? 
HS: sản phẩm gồm các amin có bậc khác nhau
Để điều chế amin bậc I, lấy dư NH3, điều chế amin bậc III, lấy rất dư ankyl halogenua.
III. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học
Cấu tạo phân tử 
* Đặc điểm cấu tạo
- Phân tử N có đôi e chưa tham gia liên kết
- Nguyên tử N có số oxi hóa -3
* Khả năng phản ứng: amin có tính bazơ và dễ bị oxi hóa tương tự NH3.
Tính chất hóa học
1. Tính chất của chức amin
a. Tính bazơ
CH3NH2 + HCl → [CH3NH3]Cl (metylamoni clorua)
CH3CH2CH2NH2 + H2O ⇌ [CH3CH2CH2NH3]+ + OH- 
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua)
Các amin có tính bazơ do nguyên tử N có cặp e tự do (có khả năng tạo lk cho nhận với proton)
Tính bazơ của amin phụ thuộc mật độ e trên nguyên tử N: mật độ e lớn, tính bazơ mạnh
- Gốc HC đẩy e làm tăng tính bazơ
- Gốc hút e làm giảm tính bazơ
Amin béo > NH3 > amin thơm
Amin béo bậc II > amin béo bậc I
b. Phản ứng với axit nitrơ
- Amin bậc I t/d với ax HNO2 ở nhiệt độ thường tạo ancol hoặc phenol và khí nitơ
C2H5NH2 + HNO2 → C2H5OH + N2 + H2O 
- Amin thơm bậc I t/d với ax HNO2 ở nhiệt độ thấp tạo muối điazoni
C6H5NH2 + HNO2 + HCl 0-5oC C6H5N2Cl + 2H2O
c. Phản ứng ankyl hóa
Khi amin bậc I, II tác dụng với ankyl halogenua, nguyên tử H lk với N có thể bị thay thế bởi gốc ankyl 
C2H5NH2 + CH3I → C2H5NHCH3 + HI
Ứng dụng: điều chế amin béo
2. Phản ứng thế ở nhân thơm
Anilin tác dụng với dd brom tạo dẫn xuất thế tri brom
C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2 + 3HBr
IV. Ứng dụng và điều chế
1. Ứng dụng
Tổng hợp chất hữu cơ, polime, điều chế phẩm nhuộm, dược phẩm
2. Điều chế
a. Thay thế nguyên tử H của NH3 (điều chế ankylamin)
b. Khử hợp chất nitro
Anlin và amin thơm thường được điều chế bằng cách khử hợp chất nitro bằng hiđro mới sinh (kim loại Fe hoặc Zn + HCl)
C6H5NO2 + 6H Fe+HCl,to C6H5NH2 + 2H2O
HĐ 5: Củng cố bài
Làm bài 5,6 tr 44 SGK
●Củng cố dặn dò
Làm toàn bộ bài tập trong SGK
Đọc trước bài 10: AMINO AXIT
.............................................................
01/10/2008
Bài 10: AMINO AXIT
(Tiết 15)
●MTBH
	1. Kiến thức
	HS biết:
	- Định nghĩa, cấu trúc phân tử, danh pháp, tính chất vật lí, ứng dụng quan trọng của amino axit.
	HS hiểu: tính chất hóa học của amino axit (tính lưỡng tính, pư este hóa, pư với HNO2, phản ứng trùng ngưng của e và w-amionaxit).
	2. Kĩ năng
	- Dự đoán được tính chất hóa học, kiểm tra dự đoá

File đính kèm:

  • docBAI SOAN 12 (CB) KI I.doc