Bài giảng Nguyên tử - Phân tử. Nguyên tố - chất (tiếp)

- Nguyên tử là hạt vi mô không bị chia nhỏ trong PƯHH, đại diện cho ntố HH, trung hoà về điện (vì số p = số e và điện tích của p trái dấu với đtích của e) và tạo nên mọi chất.

- Cấu tạo ntử:

 + Ntử được tạo nên từ 3 loại hạt cơ bản (còn gọi là hạt dưới ntử) là proton (p) nơtron (n), electron (e).

 

doc8 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nguyên tử - Phân tử. Nguyên tố - chất (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó cùng đtích hạt nhân 13+ thì đều thuộc ntố nhôm và các ntử này đều được gọi là ntử nhôm.
	+ Mỗi ntố có 1 kí hiệu hoá học (bằng 1 hoặc 2 chữ cái trong tên ntố thuộc tiếng La-tinh). VD: Fe là kí hiệu của ntố sắt nhưng fe, FE, hay fE,  đều không phải là KH của ntố sắt.
- Đồng vị là những ntử có cùng số p những khác nhau về số n, do đó số khối khác nhau.
	VD: ntố hiđro có 3 đồng vị: (chiếm số ntử khác nhau).
- Nguyên tử khối trung bình: 
	 với X, Y là ntử khối của các đồng vị X, Y có phần trăm số ntử là a, b. 
VD: Clo có 2 đồng vị bền là chiếm 75,77% và chiếm 24,23% tổng số ntử clo trong tự nhiên. NTK trung bình của clo là: 
	Hoặc với a, b lần lượt là số nguyên tử của các đồng vị.
	Trong những tính toán không cần độ chính xác cao, có thể dùng A thay cho NTK.
	Trường hợp ntố có 2 đồng vị: Nếu đặt x là % số ntử của đồng vị có NTK lớn hơn thì (100 - x) là % số ntử của đồng vị còn lại. Khi đó ta có:
	 với NTK(X) > NTK(Y).
- Hoá trị: là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử này hay nhóm ntử này với ntử kia hay nhóm ntử kia. 
- Lấy hoá trị của ntử H là 1 đơn vị hoá trị tức hoá trị I, lấy ntử O làm 2 đơn vị hoá trị hay hoá trị II. Từ đó ta tính được hoá trị của ntử ntố khác hay hoá trị của nhóm ntử liên kết với H hoặc O. Ngoài ra: Nhóm ntử cũng có hoá trị như nhóm OH mang hoá trị I, nhóm CO3 mang hoá trị II, nhóm SO4 mang hoá trị II, nhóm (PO4)(III), 
	VD: 	a) Trong phân tử của hợp chất HCl ta có H mang hoá trị I => Cl cũng mang hoá trị I. Trong phân tử H2S: Mỗi S liên kết được với 2 ntử H mà mỗi H (I) nên S (II). 
	b) Trong CaO: O(II) nên Ca(II). Trong Na2O: 1 ntử O(II) liên kết được với 2 ntử Na nên mỗi Na (I). Trong Al2O3: 3O có tổng hoá trị là VI liên kết được với 2Al nên mỗi Al(III).
	c) Trong NaOH: 1 OH mang hoá trị I liên kết với 1 Na nên Na(I). Trong Ca(OH)2 thì Ca(II). Trong CaSO4 thì Ca(II). Trong FeSO4 thì Fe(II). 
Lưu ý: Hoá trị của ntử cũng chính là hoá trị của ntố do ntử đó tạo nên.
- Quy tắc hoá trị: với hợp chất ta có a.x = b.y {B có thể là 1 ntử hoặc nhóm ntử}. Từ đó ta có: ; và tỷ số (tối giản) => x = b’ và y = a’
VD:
	a) Tính hoá trị của ntố Fe trong hợp chất Fe2O3; Fe2(SO4)3.
	Ta có: . Vậy hoá trị của Fe là III.
	. Vậy hoá trị của Fe là II.
	b) Tính hoá trị của nhóm SO3 trong Na2SO3.
	Ta có: .
	c) Tính hoá trị của Mn trong K2MnO4. 
	Ta có: 
	e) Lập công thức của hợp chất gồm Fe(II) và (OH).
	Ta có: => x = 1 và y = 2. Vậy CTHH là Fe(OH)2.
3P Phân tử:
- Là hạt vô cùng nhỏ, đại diện cho chất, mang đầy đủ TCHH của chất và có thể bị chia nhỏ tới mức nguyên tử trong PƯHH.
- Phân tử có 2 loại: 
+ Phân tử do nhiều ntử liên kết với nhau tạo nên. Nếu do nhiều ntử cùng loại liên kết với nhau thì tạo nên phân tử của đơn chất (VD: phân tử hiđro (H2) do 2 ntử H liên kết với nhau tạo nên). Nếu do nhiều ntử khác loại liên kết với nhau thì tạo nên phân tử của đơn chất (VD: phân tử nước (H2O) do 2 ntử H liên kết với 1 ntử O tạo nên; chứ không phải do 1 ptử H2 liên kết với 1 ntử O).
	+ Phân tử do 1 ntử duy nhất tạo nên. Đó là ptử của tất cả các đơn chất kim loại và của 1 số đơn chất phi kim (C, Si, P, S,  và tất cả khí hiếm). 
Nhưng trường hợp này người ta thường đọc và viết là nguyên tử, coi là nguyên tử, mặc dù xét về “đẳng cấp” thì phải đọc hay viết là phân tử.
Ví dụ: Phân tử sắt tạo nên chất sắt nhưng thực tế lại đọc và viết là nguyên tử sắt tạo nên chất sắt; tương tự với các chất kim loại khác và 1 số chất phi kim.
- Phân tử khối là khối lượng của ntử tính bằng đơn vị cacbon. PTK bằng tổng các NTK.
	VD: 	a) Tính PTK của chất nước, canxi nitrat. 
Ta có: 	* H2O = 1.2 + 16.1 = 18 (đvC)
	* Ca(NO3)2 = 40.1 + (14.1 + 16.3).2 = 164.
 	b) X là 1 nguyên tố tạo nên 1 chất có CTTQ là X(OH)2 có PTK = 74. Xác định X.
	Ta có: X(OH)2 = 74 => X.1 + (16.1 + 1.1).2 => X + 34 = 74 => X = 40 đvC. Vậy X là ntố canxi (Ca).
? Phát biểu nào sau đây là đúng ?
	a) Phân tử nước do 2 ntố là C và O tạo nên.
	b) Phân tử khối của chất nước bằng 18.
	c) Khối lượng mol phân tử nước bằng 1,8 g.
	d) Mỗi phân tử nước do 2 ntử H liên kết với 1 ntử O tạo nên.
	e) Tỷ lệ số mol ntử trong chất nước là nH : nO = 2 : 1
LG: a) S. 	b) Đ. 	c) S, đúng là 18g. 	d) Đ.	e). Đ, tỷ lệ số ntử H : số ntử O trong mỗi phân tử nước là 2:1 ố tỷ lệ số mol ntử H : số ntử O cũng = 2:1)
4P Chất.
- Là bao gồm những phân tử cùng loại giống nhau. VD chất cacbonic là bao gồm những phân tử cacbonic; tập hợp những phân tử HCl tạo nên chất axit clohiđric (HCl); tập hợp các ntử sắt (chính xác là phân tử sắt) tạo nên chất sắt; 
- Mỗi chất có một công thức hoá học (CTHH):
	+ CTHH của các đơn chất có dạng tổng quát là Ax {thường x = 1, 2; A là kí hiệu HH}.
	Khi x = 1 ta có A là CTTQ của tất cả các đơn chất kim loại và 1 số đơn chất phi kim. VD: A = Fe là CTHH của đơn chất sắt (gọi tắt là chất sắt), A=Cu là CTHH của chất đồng, A = C là CTHH của chất cacbon,  Như vậy, trường hợp này CTHH của đơn chất trùng với KHHH của ntố tạo nên đơn chất đó.
	Khi x = 2 ta có A2 là CTTQ của 1 số đơn chất:
	ở thể khí có: H2 (hiđro), O2 (oxi), Cl2 (clo), N2 (nitơ), F2
	ở thể lỏng có: Br2 (brom).
	ở thể rắn có: I2 (iot)
	Khi x = 3 ta có duy nhất là O3 (ozon, ở thể khí).
	+ CTHH của các hợp chất có dạng TQ là AxBy (do 2 ntố tạo nên), AxByCz nhưng thường AxByOz (3 ntố),  VD: CO2, HCl, H2SO4, Ca(OH)2, KMnO4, Trong trường hợp này muốn thuộc lòng ta phải học dần và nhớ rằng chúng cũng có quy luật nên cũng dễ học.
- Chất được chia làm 2 loại lớn: Chất vô cơ và chất hữu cơ.
+ Chất vô cơ chia làm 2 loại: đơn chất vô cơ và hợp chất vô cơ.
… Đơn chất vô cơ gồm 2 loại: đơn chất kim loại (do ntố KL tạo nên) và đơn chất phi kim (do ntố phi kim tạo nên).
… Hợp chất vô cơ: 4 loại là oxit, axit, bazơ và muối.
 Oxit: là hợp chất gồm 2 ntố trong đó có 1 ntố là oxi. Chia làm 4 loại (oxit bazơ, oxit axit, oxit lưỡng tính và oxit trung tính)
² Oxit bazơ (viết tắt là OB): là oxit của đa số ntố KL liên kết với ntố O, gồm:
ủ OB tác dụng được với H2O (ở ngay t0 thường): K2O, Na2O, CaO, BaO, Li2O,  (của KL nhóm IA, IIA, trừ Be, Mg, Fr).
ủ OB không td với H2O: MgO, FeO, CuO, Cu2O, Ag2O, 
	Các OB đều tác dụng được với dung dịch axit.
² Oxit axit (OA): là oxit của hầu hết ntố PK như CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5, SiO2,  và của 1 số ntố KL ở trạng thái hoá trị cao như CrO3, Mn2O7,  Gồm:
ủ OA tác dụng được với H2O (ở ngay t0 thường): CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5, 
ủ OA không td với H2O là SiO2, 
	Các OA đều tác dụng được với dung dịch bazơ.
² Oxit lưỡng tính (OL): là oxit của 1 số ntố KL như Al2O3, ZnO, BeO, PbO, Cr2O3, SnO,  Các OL vừa td được với dd axit vừa td được với dd bazơ.
² Oxit trung tính (OT) hay còn gọi là oxit không tạo muối: CO, NO, N2O,  Các OT không td được với dd axit cũng không td được với dd bazơ và H2O.
k Axit: là hợp chất có phân tử gồm 1 hoặc nhiều ntử H liên kết với 1 gốc axit. Gồm: 
² Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HF, HI, 
² Axit có oxi: H2SO4, H2CO3, HNO3, HClO, 
l Bazơ: là hợp chất có phân tử gồm 1 ntử KL liên kết với 1 hoặc nhiều nhóm hiđroxit (OH). Gồm:
² Bazơ tan trong nước: KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, LiOH, 
² Bazơ không tan trong nước: Mg(OH)2, Fe(OH)2, Cu(OH)2, , Al(OH)3, Zn(OH)2, Cr(OH)3, 
m Muối: là hợp chất có phân tử do 1 hoặc nhiều ntử KL liên kết với 1 hoặc nhiều gốc axit. Có 3 cách phân loại: 	
² Theo thành phần gốc axit: 
ủ Muối clorua (Cl): NaCl, KCl, CaCl2, , FeCl2, , AlCl3, ZnCl2, 
ủ Muối sunfat (SO4): Na2SO4, K2SO4, , FeSO4, , Al2(SO4)3, 
² Theo thành phần ntố KL hoặc nhóm amoni: 
ủ Muối Natri: NaCl, Na2SO4, Na2CO3, Na3PO4, NaNO3, NaHCO3, 
ủ Muối Sắt: FeCl2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3, 
ủ Muối amoni: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3, 
² Theo tính tan trong nước: 
ủ Tan nhiều: Tất cả muối NO3 và CH3COO (axetat), hầu hết muối Cl và muối axit, đa số muối SO4, 
ủ Tan ít: PbCl2, CaSO4, Ag2SO4, 
ủ Không tan: AgCl; AgBr; AgI; BaSO4, SrSO4, PbSO4; đa số muối CO3 (như CaCO3, BaCO3, MgCO3, PbCO3, FeCO3, SrCO3, ZnCO3, Ag2CO3, Bi2(CO3)3, MnCO3, của CuII, CrIII, Al, FeIII và SnII đều k tồn tại, ), đa số muối SO3 (như CaSO3, BaSO3, MgSO3, PbSO3, FeSO3, SrSO3, ZnSO3, Ag2SO3, CuSO3, Bi2(SO3)3, MnSO3, của CrIII, Al, FeIII và SnII đều k tồn tại, ), đa số muối SiO3, hầu hết muối PO4 (trừ của Na, K và NH4), 
+ Chất hữu cơ chia làm 2 loại: hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon (đều là hợp chất).
… Hiđrocacbon: là hợp chất hữu cơ chỉ do 2 ntố là C và H tạo nên như CH4, C2H4, C2H2, C2H6, C6H6, 
… Dẫn xuất hiđrocacbon: là hợp chất hữu cơ do ntố C, H và 1 số ntố khác tạo nên như C2H6O, C2H4O2, (C6H10O5)n, C12H22O11, 
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của ntố C (trừ CO2, CO, H2CO3, muối cacbonat, muối cacbua, ). 
Lưu ý: - Hợp chất vô cơ có 1 số trường hợp đặc biệt cần ghi nhớ: H2O2 (nước oxi già), N2O4 (đinitơ tetraoxit, đọc là đi-ni-tơ tê-tờ-ra-ô-xít), FeS2 (pirit sắt), N2H4 (hiđrazin).
	- Hợp chất hữu cơ có những đặc điểm riêng. Trong hợp chất hữu cơ, C luôn luôn mang hoá trị IV, N(III), O(II), H(I), Br và Cl(I),  Cách tính hoá trị cũng khác.
- Cách gọi tên chất:
+ Với chất vô cơ:
	… Tên đơn chất: trùng với tên nguyên tố tạo nên đơn chất đó. Trừ O3 (ozon).
	… Tên hợp chất vô cơ: theo quy tắc quốc tế và không theo quy tắc (1 số ít).
	* Gọi tên Oxit:
	Tên OB và OL = tên ntố KL (kèm theo hoá trị với KL nhiều hoá trị) + oxit
VD: 	Na2O: natri oxit.	CaO: canxi oxit.	Al2O3: nhôm oxit
	FeO: sắt(II) oxit.	CuO: đồng(II) oxit, 
Tên OA và OT = (tiền tố từ 2 trở lên) tên ntố PK + (tiền tố từ 2 trở lên) oxit.
	Tiền tố dùng để chỉ số ntử của ntố. Các tiền tố thường gặp là: mono = 1 (bỏ qua), đi = 2, tri (đọc là tờ-ri) = 3, penta = 5, hexa (héc-xa) = 6, 
VD: 	CO2: cacbon đioxit (thường gọi là khí cacbonic hay cacbonic)
	CO: cacbon oxit;
	SO2: lưu huỳnh đioxit (thường gọi là khí sunfurơ)
	P2O5: điphotpho pentaoxit 
	* Gọi tên Axit:
Tên axit không có oxi = axit + tên ntố PK(viết liền với)hiđric
VD: 	HCl: axit clohiđric;	HBr: axit bromhiđric; 
	HF: axit .;	HI: 
Đặc biệt: H2S: axit sunfuhiđric. 
Tên axit có oxi = axit + tên PK(viết liền với)ic (nếu nhiều O hơn)
	 Hoặc = axit + tên PK(viết liền với)ơ (n

File đính kèm:

  • docLuyen thi HSG Hoa 8 9 12 namhoc1011.doc
Giáo án liên quan