Bài giảng Một số bazơ quan trọng (tiết 8)

Kiến thức

- Hs biết được tính chất vật lý và tính chất hoá học của NaOH, dẫn ra được những thí nghiệm để chứng minh và viết được phương trình hoá học tương ứng cho mỗi tính chất .

- Hs biết được những ứng dụng của NaOH cũng như biết được phương pháp điều chế NaOH.

2 . Kỹ năng

- Rèn kỹ năng làm thí nghiệm , quansát , viết PTHH

3. Thái độ:

- Giáo dục thái độ chăm chỉ, ý thức tự giác học tập, ham học hỏi tìm tòi nghiên cứu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Một số bazơ quan trọng (tiết 8), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐỊNH QUÁN 	Ngày soạn: 26/9/2010
TRƯỜNG THCS TÂY SƠN 	Ngày dạy: 2/10/2010
Tổ: Toán – Lý – Hóa – Sinh	 Tuần 7
Giáo án: Hóa học 9	Tiết 12	
Giáo viên: Phạm Thế Huy 	
	MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG
A. Natrihyđroxit - NaOH
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức 
- Hs biết được tính chất vật lý và tính chất hoá học của NaOH, dẫn ra được những thí nghiệm để chứng minh và viết được phương trình hoá học tương ứng cho mỗi tính chất .
- Hs biết được những ứng dụng của NaOH cũng như biết được phương pháp điều chế NaOH.
2 . Kỹ năng
- Rèn kỹ năng làm thí nghiệm , quansát , viết PTHH
3. Thái độ:
- Giáo dục thái độ chăm chỉ, ý thức tự giác học tập, ham học hỏi tìm tòi nghiên cứu.
II . Chuẩn bị 
- Máy chiếu, phim trong, bảng phụ, bảng thảo luận nhóm. 
- Hoá chất: NaOH , dd phenolphtalein , HCl , nước , quỳ tím. 
- Hoá cụ: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt , kẹp gỗ . 
- Phiếu học tập .
* Phiếu số 1:
STT
Tiến hành thí nghiệm
Hiện tượng
PTHH
III . Tiến hành hoạt động 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra .
Viết các phương trình hoá học sau:
a. Cu(OH)2 + HClž
b .Ca(OH)2 + CO2ž
c. Fe(OH)2 
d. NaOH + H3PO4 ž
3. Bài mới:
Nhìn vào phương trình (d) ta biết được NaOH tác dụng được với axít? Vậy NaOH là gì ? NaOH có những tính chất nào, cũng như là ứng dụng của NaOH ?. Để hiểu được vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài mới . Một số bazơ quan trọng : A. Natrihyđroxit
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung
E Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất vật lý của NaOH.
- GV phân phát 1 ít NaOH rắn cho các nhóm ,sau đó yêu cầu HS quan sát những tính chất vật lý thông qua mẫu NaOH rắn.
- HS quan sát và thảo luận ( là chất rắn ,nhờn.)
- GV yêu cầu các nhóm bỏ 1 ít NaOH rắn vào ống nghiệm có chứa 1-2ml nước . Hãy nhận xét tính tan. Sau đó sờ tay vào thành ống nghiệm nhận xét nhiệt toả ra.
(NaOH tan nhiều trong nước và toả nhiều nhiệt.)
- GV gọi 1 HS tóm tắc về tính chất vật lý của NaOH.
- HS trả lời 
- Gv nhận xét và đi đến kết luận - HS ghi bài
I. Tính chất vật lý
NaOH có tính nhờn làm bục vải, giấy .ăn mòn da,tan nhiều trong nước và toả nhiều nhiệt .
E Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất hoá học của NaOH.
* Hoạt động 2.1: Đổi màu chất chỉ thị 
- GV thông báo: NaOH có những tính chất hoá học của 1 bazơ tan.
- HS thu nhận thông tin 
- GV treo phiếu học tập số 1.
- GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm :
+ Nhỏ 1-2 giọt NaOH vào giấy quỳ 
Hãy nhận xét hiện tượng ?
+ Nhỏ 1-2 giọt NaOH vào dung dịch phenolphtalein không màu .
Hãy nhận xét hiện tượng .
- HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm
+ Giấy quỳ chuyển thành màu xanh
+ Dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ .
- GV cử đại diện các nhóm lên bảng hoàn thành phiếu học tập.
- GV nhận xét và kết luận: - HS ghi bài
Dung dịch NaOH làm quỳ tím hoá xanh, làm dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ.
* Hoạt động 2.2: NaOH tác dụng với axít.
- GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm sau: 
+ Nhỏ 1-2 giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch NaOH. Tiếp đến nhỏ từ từ từng giọt HCl .
Hãy nhận xét hiện tượng xảy ra.
- HS nhóm làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV
+ Khi nhỏ dd phenolphtaleinvào NaOH, dd có màu đỏ sau đó chuyển thành không màu khi nhỏ HCl vào.
- GV hỏi : Tại sao màu đỏ mất màu? 
- HS: Dung dịch không còn tính bazơ.
- GV kết luận : Vì sản phẩm thu được không còn tính bazơ cho nên màu đỏ không còn.
- GV yêu cầu 1 HS lên viết PTHH.
-HS: NaOH + HCl ž NaCl + H2O
- GV nhận xét và hỏi: Sản phẩm thu được giữa NaOH và HCl là gì? 
- HS: Muối và nước
- GV nhận xét và kết luận - HS ghi bài 
Sản phẩm thu được giữa NaOH và HCl là muối và nước nên được gọi là phản ứng trung hoà .
PTHH:
NaOH + HCl ž NaCl + H2O
- GV liên hệ thực tế là khử chua đất trồng ở nơi có phèn.
* Hoạt động 2.3: NaOH tác dụng với oxitaxit.
- GV: Dung dịch NaOH tác dụng với oxitaxit tạo thành hợp chất gì?
- HS: muối và nước 
- GV yêu cầu HS viết PTHH sau:
NaOH + SO3 ž
NaOH + CO2 ž
- HS viết PTHH
2NaOH + SO3 ž Na2SO4 + H2O
2NaOH + CO2 ž Na2CO3 + H2O
- GV nhận xét và kết luận - HS ghi bài
NaOH tác dụng với oxitaxit tạo thành muối và nước .
PTHH:
2NaOH + SO3 ž Na2SO4 + H2O
2NaOH + CO2 ž Na2CO3 + H2O
- GV thông báo : NaOH còn 1 tính chất hoá học nữa là tác dụng với muối nhưng sẽ học ở tiết sau
( Bài 9 SGK).
II. Tính chất hóa học
1. Đổi màu chất chỉ thị 
Dung dịch NaOH làm quỳ tím hoá xanh ,làm dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ .
2. NaOH tác dụng với axít.
Sản phẩm thu được giữa NaOH và HCl là muối và nước nên được gọi là phản ứng trung hoà .
NaOH + HCl ž NaCl + H2O
3. NaOH tác dụng với oxitaxit.
NaOH tác dụng với oxitaxit tạo thành muối và nước .
2NaOH + SO3 ž Na2SO4 + H2O
2NaOH + CO2 ž Na2CO3 + H2O
4. tác dụng với dung dịch muối (học ở bài sau)
E Hoạt động 3: Tìm hiểu về những ứng dụng của NaOH.
- GV treo tranh vẽ một số ứng dụng của NaOH.
- HS quan sát 
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi : Qua những tìm hiểu về tính chất hoá học và tính chất vật lý của NaOH . Hãy cho biết NaOH có những ứng dụng nào trong cuộc sống và sản xuất?
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
- GV nhận xét và kết luận - HS ghi bài
III. Ứng dụng
+ Sản xuất xa phòng, chất tẩy rửa, bột giặt.
+ Sản xuất tơ nhân tạo.
+ Sản xuất giấy.
+ Sản xuất nhôm.
+ Chế biến dầu mỏ và nhiều ngành hoá chất khác.
E Hoạt động 4: Tìm hiểu việc sản xuất NaOH.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trong SGK.
- HS đọc thông tin
- GV treo phiếu học tập số 2. Yêu cầu HS hoàn thành phiếu.
- HS thảo luận nhóm và hoàn hành phiếu
- GV kết luận - HS ghi bài
IV. Sản xuất NaOH
Phương tình điện phân dd NaCl :
2NaCl +2H2O2NaOH + Cl2“ +2H2 
 có màng ngăn
4. Củng cố:
Điền vào chổ trống :
NaOH làm quỳ tím ------------------------------------------------
NaOH làm dd phenolphatalein -------------------------------------
NaOH + HNO3 ž
NaOH + SO2 g
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học bài và chuẩn bị bài mới.
- Làm bài tập 1,2,3,4 SGK trang 27.
* Rút kinh nghiệm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docGiao an hoi giang vong to tuan 6 tiet 12.doc
Giáo án liên quan