Bài giảng Một số bài tập về sắt và hợp chất của sắt

Bài 1: Một hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3. Lấy 0,4 gam X cho tác dụng với HCl dư thu được 56 ml khí H2 (đktc). Đem khử 1 gam hỗn hợp X bằng H2 thì thu được 0,2115 gam H2O.

a) Tính phần trăm mỗi chất trong hỗn hợp X.

b) Tính thể tích dung dịch HNO3 0,5M phải dùng để hoà tan hết 1g hỗn hợp X trên, phản ứng cho ra khí NO.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Một số bài tập về sắt và hợp chất của sắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số bài tập về Sắt và hợp chất của sắt
Bài 1: Một hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3. Lấy 0,4 gam X cho tác dụng với HCl dư thu được 56 ml khí H2 (đktc). Đem khử 1 gam hỗn hợp X bằng H2 thì thu được 0,2115 gam H2O.
a) Tính phần trăm mỗi chất trong hỗn hợp X.
b) Tính thể tích dung dịch HNO3 0,5M phải dùng để hoà tan hết 1g hỗn hợp X trên, phản ứng cho ra khí NO.
Bài 2: Hoà tan hết 22,4 gam bột Fe trong 500 ml dung dịch HCl 2M cho luồng khí Cl2 qua dung dịch. Đun nóng được dung dịch A. Thêm NaOH dư vào dung dịch A thu được hỗn hợp 2 kết tủa. Nung hỗn hợp này ngoài không khí được chất rắn có khối lượng giảm 15,12% so với lượng kết tủa tạo ra ngay sau phản ứng. Tính nồng độ mol các chất và nồng độ mol Cl- trong dung dịch A.
Bài 3: Một oxit Fe (A) có phần trăm Fe là 72,41%.
a) Xác định công thức của oxit này.
b) Một hỗn hợp X gồm (A) và một oxit khác (B) của Fe có ít hơn (A) một nguyên tử oxi. Tính tỷ lệ giữa 2 số mol (A) và (B) để khi cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, ta thu được một dung dịch trong đó nồng độ mol của ion Fe3+ gấp 3 lần nồng độ mol của ion Fe2+.
c) Tính khối lượng chất rắn thu được khi nung kết tủa (A) do phản ứng giữa NaOH dư và 1 lít dung dịch 2 muối. Xét 2 trường hợp: nung ngoài không khí hoặc nung dưới khí N2. Biết nồng độ mol tổng cộng của 2 muối là 0,8M.
Bài 4: Một hỗn hợp X gồm kim loại M (có 2 hoá trị 2 và 3) và oxit MxOy của kim loại ấy. Khối lượng mX = 27,2 gam. Hỗn hợp X hoà tan trong 0,8 lít dung dịch HCl 2M cho ra dung dịch A và 4,48 lít H2 (đktc). Để trung hoà lượng axit dư trong dung dịch A cần 0,6 lít dung dịch NaOH 1M.
a) Xác định M, MxOy, phần trăm M và phần trăm MxOy trong hỗn hợp X biết rằng trong 2 chất này có 1 chất có số mol bằng 2 lần số mol của chất kia.
b) Một hỗn hợp khác Y có khối lượng là 37,6 gam cũng gồm M và MxOy trên. Tính số mol H2SO4 (loãng) tối đa để hoà tan hết hỗn hợp Y. Suy ra tan hết trong 1 lít dung dịch H2SO4 1M.
c) Tính nồng độ phần trăm các chất tan trong dung dịch B thu được khi hoà tan Y trong 1 lít dung dịch H2SO4 1M (d = 1,1 g/ml) biết rằng tổng số mol M và MxOy trong Y bằng tổng số mol của M và MxOy trong X.
Bài 5: Hỗn hợp X gồm Fe và FexOy có khối lượng 16,16 gam. Hoà tan hết X trong dung dịch HCl thu được dung dịch A và 0,896 lít khí (đktc). Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi đem đun sôi trong không khí được kết tủa B. Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 17,6 gam chất rắn.
a) Xác định công thức của FexOy.
b) Biết rằng nồng độ mol của dung dịch HCl là 1M, tính thể tích dung dịch HCl tối thiểu để hoà tan hết hỗn hợp X.
Bài 6: Nung 5,02 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Al2O3 trong điều kiện có oxi dư cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Lấy toàn bộ chất rắn Y sau khi nung hoà tan bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A. Chia A làm 2 phần bằng nhau:
Phần 1: phản ứng với 10 ml dung dịch KMnO4 0,1M ở môi trường H2SO4.
Phần 2: cho phản ứng với dung dịch NaOH dư. Lọc bỏ kết tủa. Dung dịch lọc được trung hoà bằng HCl sau đó thêm tiếp 250 ml dung dịch HCl 0,1M. Kết tủa thu được đem nung đến khối lượng không đổi cho ra một chất rắn có khối lượng là 0,255 gam.
Tính phần trăm FeCO3 trong hỗn hợp X.
Bài 7: Cho luồng CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm Fe2O3 và FeO đốt nóng, sau một thời gian thu được chất rắn B gồm 4 chất, nặng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 4,6 gam kết tủa. Mặt khác hoà tan chất rắn B bằng dung dịch HCl dư thì thu được 0,6272 lít H2 (đktc) .
Tính % khối lượng cácc oxit trong A.
Tính % khối lượng các chất trong B, biết rằng trong B số mol Fe3O4 bằng 1/3 lần tổng số mol của Fe2O3 và FeO.
Bài 8: Một hỗn hợp A gồm Fe, Al, và một kim loại M (có hoá trị n không đổi), đứng trước H2 trong dãy hoạt động. Cho 19,95 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch chứa a gam NaOH thu được 1,86 lít H2 sau đó cho một lượng HCl dư vào hỗn hợp còn lại thu thêm được 8,4 lít H2. Tiếp theo thêm NaOH dư, kết tủa đem lọc rửa sạch và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 23,25 gam chất rắn B. Để hoà tan hết B cần 750 ml dung dịch HCl 1M. Cho biết M và hiđrôxit M không tan trong nước và trong dung dịch kiềm.
a) Tính a (khối lượng NaOH), cho biết với lượng kiềm này Al trong hỗn hợp đã phản ứng hết mà không dự vào kết quả tính thành phần các kim loại. 
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các kim loại trong A. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích đo ở đktc.
Bài 9: Hỗn hợp A gồm Fe, FeCO3 và Fe3O4. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A bằng 896ml dung dịch HNO3 0,5M thì thu được dung dịch B và hỗn hợp khí C gồm CO2 và NO. Để trung hoà lượng HNO3 dư trong dung dịch B cần 200ml dung dịch NaOH 0,14M.
Có một bình kín dung tích 4,48 lít chứa không khí (20% oxi và 80% nitơ về thể tích) ở 00C và 0,375 atm. Sau khi nén tất cả hỗn hợp khí C vào bình và giữ bình ở 00C thì áp suất cuối cùng trong bình là 0,6 atm.
	Mặt khác đem đun nóng (không có mặt oxi) hoàn toàn m gam hỗn hợp A rồi cho tác dụng với H2 dư. Lượng nước tạo ra cho hấp thụ hoàn toàn vào 100 gam dung dịch H2SO4 97,565% thì dung dịch axit bị loãng thành nồng độ 95%.
Tính % khối lượng các chất có trong A.
Bài 10: Để hoà tan 4 gam oxit FexOy cần 52,14 ml dung dịch HCl 10% (D=1,05g/ml).
xác định CTPT FexOy.
Cho V lít CO (đktc) đi qua ống sứ đựng m gam oxit ở trên đốt nóng. Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử oxit thành kim loại. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí A đi ra khỏi ống sứ, có tỉ khối so với H2 bằng 17. Nếu hoà tan hết chất rắn B còn lại trong ống sứ thấy tốn hết 50 ml dung dịch H2SO4 0,5M, còn nếu dùng dung dịch HNO3 thì thu được một loại muối sắt duy nhất có khối lượng nhiều hơn chất rắn B là 3,48 gam.
Tính % thể tích các khí có trong hỗn hợp A.
Tính V và m.
Bài 11: Trộn a gam bột Fe với b gam bột S rồi nung nóng ở nhiệt độ cao (không có mặt oxi) thu được hỗn hợp A. Hoà tan hỗn hợp A bằng dung dịch HCl dư thu được 0,8 gam chất rắn B, dung dịch C và khí D. cho khí D (có tỉ khối so H2 bằng 9) sục rất từ từ qua dung dịch CuCl2 dư thấy tạo thành 9,6 gam kết tủa đen.
Tính khối lượng a và b.
Cho dung dịch C tác dụng với NaOH dư trong không khí rồi lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Nếu lấy hỗn hợp A cho vào bình kín dung tích không đổi, chứa oxi dư ở t0C và nung bình ở nhiệt độ cao tới khi chất rắn trong bình là một oxit sắt duy nhất, sau đó làm nguội bình tới t0C ban đầu thì áp suất trong bình chỉ bằng 95% áp suất ban đầu. Tính số mol oxi trong bình ban đầu (Coi thể tích chất rắn không đáng kể).

File đính kèm:

  • docSat va hop chat cua sat.doc
Giáo án liên quan