Bài giảng Một số bài tập andehit – xetol

Bài 1: Cho 14,4 gam andehit A là đồng đẳng của andehit fomic phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3. Hoà tan hoàn toàn lượng Ag sinh ra bằng dung dịch HNO3 thu được 9,856 lít khí màu nâu bay ra (đo ở 1atm, 27,30C).

a) Xác định công thức phân tử của A. Viết các công thức cấu tạo có thể có của A và gọi tên chúng.

b) Xác định công thức cấu tạo đúng của A, biết khi hidro hoá A (Ni, t0) thì thu được rượu no, mạch nhánh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Một số bài tập andehit – xetol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số bài tập andehit – Xetol
Bài 1: Cho 14,4 gam andehit A là đồng đẳng của andehit fomic phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3. Hoà tan hoàn toàn lượng Ag sinh ra bằng dung dịch HNO3 thu được 9,856 lít khí màu nâu bay ra (đo ở 1atm, 27,30C).
Xác định công thức phân tử của A. Viết các công thức cấu tạo có thể có của A và gọi tên chúng.
Xác định công thức cấu tạo đúng của A, biết khi hidro hoá A (Ni, t0) thì thu được rượu no, mạch nhánh.
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,75 gam chất hữu cơ A (chứa C, H, O) thu được 0,224 lít CO2 và 0,135 gam H2O. Tỉ khối hơi của A so H2 bằng 35.
Xác định công thức phân tử của A.
Khi cho 0,35 gam A tác dụng với H2 (Ni, to) thu được 0,296 gam rượu iso-butylic. Xác định công thức cấu tạo của A và tính hiệu suất phản ứng tạo thành rượu.
Bài 3: Chia hỗn hợp 2 andehit đơn chức thành 2 phần bằng nhau:
Phần thứ nhất cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 32,4 gam kim loại.
Phần thứ 2 cho tác dụng với H2 (Ni, to) thấy tốn hết V lít H2 (đktc) và thu được hỗn hợp 2 rượu no. Nếu cho hỗn hợp 2 rượu này tác dụng hết với Na thấy thoát ra 3/8V lít H2 (đktc), còn nếu đem đốt cháy hỗn hợp rượu này rồi cho toàn bộ sản phẩm đốt cháy hấp thụ vào 100 gam dung dịch NaOH 40% thì sau phản ứng nồng độ NaOH còn lại 9,64%.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của các andehit và tính khối lượng mỗi andehit, biết rằng gốc hidrocacbon của các andehit là gốc no hoặc có một nối đôi.
Bài 4: Chuyển hoá hoàn toàn 4,2 gam andehit A mạch hở bằng phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được hỗn hợp muối B. Nếu cho lượng Ag tạo thành tác dụng với HNO3 tạo ra 3,792 lít khí NO2 (270C và 740 mmHg). Tỉ khối hơi của A so N2<4.
Mặt khác khi cho 4,2 gam A tác dụng với 0,5 mol H2 (Ni, to) thu được chất C với hiệu suất 100%. Cho lượng chất C tan vào nước được dung dịch D. Cho 1/10 lượng dung dịch D tác dụng hết với Na làm thoát ra 12,04 lít H2 (đktc).
Tìm công thức của A, B, C.
Tìm khối lượng của hỗn hợp muối B, biết rằng các chất trong B đều có khả năng tác dụng với NaOH tạo ra khí NH3.
Tìm nồng độ % của C trong dung dịch D. 
Bài 5: Chia 14,2g hỗn hợp X gồm 2 andêhit đơn chức làm 2 phần bằng nhau:
- Phần1 đem tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3 / NH3 thu được 43,2g bạc.
- Phần 2 đốt cháy hoàn toàn thu được 15,4g CO2 và 4,5g H2O.
Xác định CTPT, viết CTCT hai andêhit.
Tính phần trăm theo khối lượng mỗi anđêhit trong X.
Nếu không biết được lượng bạc thu được ở phản ứng tráng gương nhưng biết gốc hiđrôcacbon của các andêhit là gốc no hoặc gốc chưa no chứa 1 nối đôi thì có thể xác định được công thức 2 andêhit trên không ?
Bài 6: A, B là 2 andêhit có cùng số cacbon trong phân tử, đều mạch hở và không phản ứng với nước brom.
Đốt cháy 13g hỗn hợp trên rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng 90g dung dịch H2SO4 88% và bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy nồng độ H2SO4 trong bình 1 giảm còn 80% và bình 2 xuất hiện 60g kết tủa.
Xác định công thức 2 anđêhit.
Tính phần trăm theo khối lượng mỗi andêhit trong hỗn hợp.
Bài 7: A, B là 2 andêhit đơn chức mạch hở, cùng dãy đồng đẳng.
Khử hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 andêhit này cần V lít H2. Sản phẩm thu được cho tác dụng với Na dư sinh ra V/4 lít H2 (đo ở cùng điều kiện).
Mặt khác 9,8g hỗn hợp andêhit này tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra 32,4g Ag.
Xác định CTPT, viết CTCT mỗi andêhit biết trong hỗn hợp số mol của andêhit có phân tử lượng lớn nhiều hơn số mol của andêhit còn lại.
Tính phần trăm theo khối lượng mỗi andêhit trong hỗn hợp.
Bài 8: Hiđro hoá hoàn toàn hỗn hợp 2 andêhit là đồng đẳng của andêhit fomic thu được hỗn hợp 2 rượu. Lượng rượu thu được cho phản ứng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc).
Oxi hoá cũng một lượng như trên hỗn hợp hai andêhit này để được hai axit tương ứng. Để trung hoà hết 2 axit này người ta đã dùng một lượng dung dịch KOH 28% (d=1,2g/ml) vừa đủ. Dung dịch sau phản ứng cô cạn được 30,8g muối.
Xác định lượng hỗn hợp andêhit đã dùng ban đầu ?
Thể tích dung dịch KOH cần dùng là bao nhiêu ?
Nếu biết 2 andêhit là đồng đẳng liên tiếp, hãy xác định công thức của chúng. Đọc tên.
Bài 9: Khử hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 andêhit đơn chức A và B cần dùng 5,6 lít H2 (đktc). Sản phẩm thu được chia làm 2 phần bằng nhau:
- Phần I cho tác dụng với Na dư thu được 0,84g lít H2 (đktc).
- Phần II đốt cháy hoàn toàn cho 8,8g CO2.
Hỗn hợp andêhit trên có làm mất màu nước brôm không ?
Biết rằng trong hỗn hợp trên, số mol andêhit chưa no lớn hơn số mol andêhit no. Hãy xác định công thức mỗi andêhit.
Xác định m.
Bài 10: A là một andêhit mạch thẳng. Một thể tích hơi A cộng hợp được tối đa ba thể tích hidro, sản phẩm phản ứng nếu cho tác dụng với Na dư cho thể tích hidro bằng thể tích hơi A đã dùng ban đầu (các thể tích đo ở cùng điều kiện).
Đốt cháy hoàn toàn một lượng A thu được 14,08g CO2 và 2,88g H2O.
Xác định CTPT, viết CTCT A.
Oxi hoá A bằng dung dịch KMnO4 tạo hợp chất hữu cơ duy nhất B chứa 21,23% cacbon về khối lượng.
Xác định B. Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,5M cần để oxi hoá 12,6g A thành B.
Bài 11: Hidro hoá hoàn toàn một andêhit đơn chức, mạch hở A thành rượu B phải dùng một lượng hiđro gấp bốn lần lượng hidro thu được khi cho toàn bộ B phản ứng hết với Na.
Mặt khác chia lượng A làm hai phần bằng nhau:
- Phần 1 đốt cháy hoàn toàn cho 6,72 lít CO2 (đktc).
- Phần 2 cho phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 /NH3 thu được một lượng bạc nặng hơn 16g so với lượng andêhit đã tham gia phản ứng.
Xác định công thức A, B.
Bài 12: Chia m gam andêhit mạch hở X làm 3 phần bằng nhau:
- Phần 1 khử hoá hoàn toàn để tạo Y phải cần V lít H2. Sản phẩm Y tác dụng với Na dư tạo ra V/4 lít H2 (đo cùng ở điều kiện)
- Phần 2 cho phản ứng với nước brôm dư thấy có 16g brom phản ứng. 
- Phần 3 đốt cháy hoàn toàn cho 13,2g CO2 và 3,6g H2O.
Xác định CTPT, viết CTCT của X.
Hoà tan 3g Y vào nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít H2 (đktc). tính nồng độ phần trăm của Y trong dung dịch Z.
Bài 13: Chia 12,6g một andêhit mạch hở là 3 phần bằng nhau:
- Để khử hoá hoàn toàn phần 1 phải dùng 3,36 lít H2 (đktc).
- Cho phần 2 phản ứng với brom dư thấy có 8g brôm phản ứng.
- Đem phần 3 phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được x gam bạc.
Tính x.
Xác định CTPT, viết CTCT có thể có của andêhit, biết khi đốt cháy một thể tích hơi anđêhit thu được thể tích CO2 nhỏ hơn 6 lần thể tích hơi andêhit nếu đo cùng điều kiện . 
Bài 14 (andêhit đa chức): Hoá hơi 5,8g hợp chất hữu cơ A thu được 4,48 lít hơi ở 109,2oC và 0,7 atm. Mặt khác cho 5,8g A tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 thấy tạo 43,2g bạc.
1. Xác định CTPT, viết CTCT của A. Đọc tên.
2. Chia 11,6g A làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 cho phản ứng hoàn toàn với H2 thu được chất B.
- Phần 2 oxi hoá hoàn toàn tạo ra chất C.
Cho toàn bộ lượng chất B và C thu được ở trên phản ứng với nhau trong điều kiện có H2SO4 đặc làm xúc tác thấy tạo ra 69,6g một este D có cấu tạo vòng.
Tính hiệu suất phản ứng este hoá.

File đính kèm:

  • docAndehit-Xetol.doc
Giáo án liên quan