Bài giảng Mở đầu môn hoá học (tiết 100)

Kiến thức: Biết được:

- Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.

- Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống.

- Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học.

2/ Kỹ năng:

-Quan sát thí nghiệm.

- Liên hệ thực tế

3/ Thái độ:

 

doc96 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Mở đầu môn hoá học (tiết 100), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hoá học:
* Đơn chất: 
 A (KL và một vài PK)
 Ax(Phần lớn đ/c phi kim, x = 2)
* Hợp chất: AxBy, AxByCz...
 Mỗi công thức hoá học chỉ 1 phân tử của chất (trừ đ/c A).
2. Hoá trị:
* Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay nhóm nguyên tử.
 - A, B : nguyên tử , nhóm n. tử.
 - x, y : hoá trị của A, B.
 ® x. a = y. b 
a. Tính hoá trị chưa biết:
 VD: PH3 , FeO , Al(OH)3 , Fe2(SO4)3 .
* PH3: Gọi a là hoá trị của P.
 PH3 ® 1. a = 3. 1 a = .
* Fe2(SO4)3 : Gọi a là hoá trị của Fe.
 Fe2(SO4)3 ® .
* VD khác : Tương tự.
b. Lập công thức hoá học:
* Lưu ý: - Khi a = b ® x = 1 ; y = 1.
 - Khi a b ® x = b ; y = a.
® a, b, x, y là những số nguyên đơn giản nhất.
* Lập công thức hoá học:
 - HS lập: 
 SO2
 AlCl3
 Fe2(SO4)3
II/ Luyện tập
BT1: ® 2. X + 3. 16 = 160.
 X = 
 X = 56 đvC. Vậy X là Fe 
® Phương án : d.
BT2: ® x. V = y. II
 .
 x = 2; y = 5 
® Phương án : c
BT3: ® ® X hóa trị II.
 ® ®Y hóa trị III
Vậy CTHH của X và Y là : X3Y2
® Phương án : d
BT4:
Li2O = 2. 7 + 16 = 25 đvC.
 KNO3 = 39 + 14 + 3. 16 = 101 đvC.
BT5: 
 - Nguyên tố C có : 6 e trong nguyên tử, 2 
lớp e và 6 e lớp ngoài cùng. 
 - Nguyên tố Na có : 11 e trong nguyên tử, 3 lớp e và 1 e lớp ngoài cùng.
4/ Củng cố: (6 phút)
 - Cách làm bài tập: Lập công thức hoá học, tính hoá trị của một nguyên tố chưa biết.
 - Cho HS chép bài ca hoá trị.
Bài ca hoá trị
Kali ( K), iot (I), hiđro (H). Natri (Na) với bạc (Ag), clo (Cl) một loài. Là hoá trị I hỡi ai. Nhớ ghi cho kỹ kẻo hoài phân vân. 
Magie (Mg), kẽm (Zn) với thuỷ ngân (Hg). Oxi (O), đồng (Cu) thêm phần Bari( Ba). Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca). Hoá trị II nhớ có gì khó khăn!
Này nhôm (Al) hoá trị III lần. In sâu trí nhớ khi cần có ngay.
Cacbon (C), silic (Si) này đây. Có hoá trị IV không ngày nào quên.
Sắt (Fe) lắm lúc hay phiền II, III lên xuống nhớ liền nhau thôi. Lại gặp nitơ (N) khổ rồi 
I, II, III, IV khi thời lên V.
Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm. Xuống II lên VI, khi nằm thứ IV. 
Photpho (P) nói đến không dư. Có ai hỏi đến thì ừ rằng V.
Em ơi cố gắng học chăm. Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng. 
5/ Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
 - Học thuộc hoá tbị các nguyên tố có trong bảng ở Sgk.(Bảng trang 42).
 - Bài tập về nhà: 2, 3, 4 (Sgk).
 - Làm các bài tập trong SBT.
 - Ôn tập chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra viết 45 phút.
V/ Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 
Tiết: 16
KIỂM TRA 45 phút
I/ Mục tiêu: 
 - Học sinh nắm kiến thức trong chương một cách có hệ thống.
 - Vận dụng kiến thức trong chương làm bài tốt.
 - Giáo dục ý thức tự giác, độc lập suy nghĩ trong khi làm bài.
II/ Chuẩn bị: Đề kiểm tra: Chẳn, lẻ.
III/ Phương pháp: Giám sát, kiểm tra, đánh giá.
 IV/ Tiến trình lên lớp: 
 I. Ổn định:
 II. Bài cũ: 
 III.Bài mới: 
 Ma trận đề:
Chủ đề
Nhaän bieát
Thoâng hieåu
Vaän duïng
Toång
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Ñôn chaát, hôïp chaát - Phaân töû
1
 1,5ñ
1
 1,5ñ
Coâng thöùc hoaù hoïc
2
 1,5ñ
2
 6,5ñ
4
 8ñ
Hoaù trò
1
 0,5ñ
1
 0,5ñ
Tổng
3
 2ñ
1
 1,5ñ
2
 6,5ñ
6
 10ñ
 ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm: 4 điểm.
 Câu 1: (1 điểm) Một hợp chất phân tử gồm, một nguyên tử nguyên tố X liên kết với một nguyên tử O và có phân tử khối là: 56 đvC. X là nguyên tố nào sau đây:
 a. Mg. b. Zn . c. Cu. d. Ca.
 ( Biết : O = 16 ; Mg = 24 ; Zn = 65 ; Cu = 64 ; Ca = 40 )
 Câu 2 : (1 điểm) Để tạo thành phân tử một hợp chất thì tối thiểu phải có bao nhiêu loại nguyên tử.
 a. Một loại nguyên tử. b. Hai loại nguyên tử.
 c. Ba loại nguyên tử. d. a, b, c đều đúng.
 Câu 3 : (1 điểm) Biết S (VI) hãy chọn công thức hoá học phù hợp với quy tắc hoá trị trong số các công thức cho sau đây :
 a. S2O3 b. S2O2 c. SO2 d. SO3
 Câu 4 : (1 điểm) Cho biết công thức hoá học của hợp chất của nguyên tố X với S (II) và hợp chất của nguyên tố Y với H như sau : X2S3 ; YH3 .
 Hãy chọn công thức hoá học nào là đúng trong các hợp chất của X và Y trong các hợp chất cho sau đây :
 a. X2Y b. XY c. XY2 d. X3Y2
 II. Tự luận : 6 điểm.
 Câu 1:(1 điểm)Cho công thức hoá học của các chất sau:O2 ( Khí oxi).
 CaCl2 (Canxi clorua).
 Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất?
 Câu 2 : (1 điểm) Tính hoá trị của các nguyên tố: Mg,P trong các hợp chất MgO, P2O5.
 Câu 3 : ( 2 điểm) Lập công thức hoá học của những hợp chất có 2 nguyên tố sau 
 a. S (IV) và O. b. N (III) và H. 
 Câu 4 (1 điểm) Tính phân tử khối của các công thức hoá học sau : a. K2O b. CaSO4
 ( Biết : K = 39 ; O = 16 ; Ca = 40 ; S = 32 )
 Câu 5 ( 1 điểm) Biết số proton của các nguyên tố: F là 9 ; Al là 13 .
 Cho biết số e trong nguyên tử, số lớp e và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử?
Đáp án:
 I. Trắc nghiệm: (4 câu x 1 đ = 4 điểm)
 Câu: 1d, 2b, 3d, 4b, .
 II. Tự luận: (6 điểm)
 Câu 1: Nêu đầy đủ ý nghĩa về CTHH của khí oxi .
 CTHH khí O2 cho biết: + Khí o xi do nguyên tố oxi tạo nên.
 + Có 2O trong 1 phân tử khí O2.
 + PTK của O2 là: 2.16 = 32 đvC.
 Câu 3: Tính đúng hoá trị của các nguyên tố P trong hợp chất.
 P2O5 : a = 5.2/2 = V P có hoá trị V.
 Câu 4: Lập đúng CTHH của các hợp chất qua 4 bước.
 CTHH của SO2 : b1: CTHH chung của hợp chất là SxOy 
 b2: Theo quy tắc: x.IV= y.II.
 b3: Tỉ lệ: x/y = II/IV = 1/2. Suy ra: x = 1, y = 2.
 b4: Vậy CTHH của hợp chất là : SO2.
 Câu 5: Nêu đúng số e, số lớp e và số e ngoài cùng. 
 F có 9 e trong nguyên tử, 2 lớp e, 7e ngoài cùng.
 Al có 13e trong nguyên tử, 3 lớp e, 3e ngoài cùng
V/ Rút kinh nghiệm
Chương II : PHẢN ỨNG HOÁ HỌC.
I/ Mục tiêu chương
1/ Kiến thức:
- Tạo cho HS hiểu và vận dụng được định nghĩa về phản ứng hóa học cùng bản chất, điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết.
- Nội dung của định luật bảo toàn khối lượng.
2/ Kĩ năng:
- HS phân biết được hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí
- Biết biểu diễn phản ứng hóa học bằng phương trình hóa học.
- Biết cách lập và hiểu được ý nghĩa của phương trình hóa học.
3/ Thái độ:
- HS có hứng thú với môn học.
- Phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy hóa học – năng lực tưởng tượng về sự biến đổi hạt (phân tử) của chất
Ngày soạn: 
Tiết: 17
SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I/ Mục tiêu: 
1/ Kiến thức:
 - Học sinh Biết được hiện tượng vật lý là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.
 - Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.
 2/ Kĩ năng:
- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học
3/ Thái độ: 
- Yêu thích môn học
II/ Chuẩn bị: 
1. GV: - Hoá chất: Bột Fe, S, nam châm, đường trắng.
 - Dụng cụ : Đèn cồn, ống ngiệm, giá, đũa thuỷ tinh, đường, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ.
2. HS: - đọc trước bài ở nhà
III/ Phương pháp: 
 - Quan sát hiện tượng rút ra kết luận.
IV/ Tiến trình bài dạy:
1/ Ổn định lớp: (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số:
2/ Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
HS1: đọc hoá trị của 10 nguyên tố theo yêu cầu của GV.
3/ Bài mới: (28 phút)
 * Đặt vấn đề: Chúng ta đã học về chất, phân loại chất, chương này ta tiếp tục nghiên cứu chất có biến đổi như thế nào?
 * Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu hiện tượng vật lý (12 phút)
*GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.1Sgk.
? Hình vẽ đó nói lên điều gì.
HS quan sát và mô tả hiện tượng.
? Làm thế nào để nước lỏng thành nước đá.
? Làm thế nào để nước lỏng thành hơi nước.
? Ở hiện tượng này có sự biến đổi về chất không.
* GV làm thí nghiệm pha loãng và đun dung dịch muối ăn. 
? Ở hiện tượng này có sinh ra chất mới không.
- HS nhận xét: Khi cô cạn dung dịch muối ăn thu được những hạt muối ăn có vị mặn.
? Qua 2 hiện tượng trên, em có nhận xét gì.
? Chất có bị biến đổi không.
- HS: Chất bị biến đổi về trạng thái mà không bị biến đổi về chất(Vẫn giữ nguyên là chất ban đầu)
® GV kết luận: Sự biến đổi chất như thế thuộc loại hiện tượng vật lí.
? Hãy cho 1 vài ví dụ về hiện tượng vật lý.
(Ví dụ:Thuỷ tinh nung nóng bị uốn cong).
? Vậy thế nào là hiện tượng vật lí.
HS: Trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng hóa học (16 phút)
* Thí nghiệm 1: GV cho HS quan sát màu sắc của S và Fe, nhận xét.
Sau đó GV trộn một lượng bột Fe và bột S vừa đủ (HS quan sát màu, n.xét). Chia làm 2 phần:
+ Phần1: HS dùng nam châm hút và nhận xét.
? Cơ sở nào để tách riêng Fe ra khỏi hỗn hợp.
+ Phần 2: GV làm thí nghiệm: Nung hỗn hợp bột Fe, S.
? HS quan sát, nhận xét sự thay đổi màu sắc của hỗn hợp.
? GV đưa nam châm tới phần SP. HS nh. xét.
? So sánh chất tạo thành so với chất ban đầu 
? Ở TN trên có sinh ra chất mới không.
* Thí nghiệm 2:
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: 
Lấy đường vào 2 ống nghiệm:
+ Ống 1: Để nguyên (Dùng để so sánh)
+ Ống 2: Đun nóng.
? Rút ra nhận xét hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm 2. 
- HS: Đường chuyển thành màu đen và có những giọt nước động ở thành ống nghiệm.
? Em có nhận xét gì về hiện tượng trên.
? Ở TN trên có sinh ra chất mới không.
? Ở TN trên có sinh ra chất mới không.
* GV thông báo: Sự biến đổi chất ở 2 TN trên thuộc loại hiện tượng hoá học.
? Vậy em hãy cho biết hiện tượng hoá học là gì?
HS: trả lời
? Dấu hiệu chính để phân biệt HTHH và HTVL là gì.
I. Hiện tượng vật lý:
1. Hiện tượng 1:
 Nước đá(r) ® Nước lỏng(l) ® Hơi nước(h).
2. Hiện tượng 2:
Muối ăn(r) D.dịch muối(l) M.ăn(r)
*Kết luận: Nước và muối ăn vẫn giữ nguyên chất ban đầu. Gọi là hiện tượng vật lý.
* Định nghĩa: hiện tượng vật lý là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.
II. Hiện tượng hoá học:
* Thí ngiệm 1:
* Trộn hhỗn hợp bột Fe và S. Chia làm 2 phần:
+ Phần 1:
Dùng nam châm hút: Sắt bị hút và vẫn giữ nguyên trong hỗn hợp (Có Fe và S).
+ Phần 2:
Đun hỗn hợp bột Fe, S: Tạo thành chất mới không bị nam châm hút. Đó là FeS (Sắt II sunfua).
* Thí nghiệm 2:
* Cho đường vào 2 ống nghiệm :
+ Ống nghiệm 1: Để nguyên.
+ Ống nghiệm 2: Đun nóng.
® Đường chuyển thành màu đen, xuất hiện những giọt nước trên thành ống nghiệm.
* Nhận xét: Đường bị phân huỷ thành than và nước.
* Kết luận:Đường, sắt, lưu huỳnh đã biến đổi thành chất khác nên gọi là hiện tượng hoá học.
* Định nghĩa: Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khá

File đính kèm:

  • docgahoahoa8 HKI- thuydt.doc
Giáo án liên quan