Bài giảng Luyện tập sự biến đổi tuần hoàn các tính chất

- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron ngtử các ngtố hoá học

- e ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của các ngtố nhóm A

- Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim

- Sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện

- Sự biến đổi tuần hoàn hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị của phi kim với hidro

- Sự biến đổi tính axit – bazơ của các oxit, hodroxit trong bảng tuần hoàn (chú ý hidroxit lưỡng tính)

- Định luật tuần hoàn các ngtố hoá học

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Luyện tập sự biến đổi tuần hoàn các tính chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 8 	TUẦN 8
Chủ đề: LUYỆN TẬP SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CÁC TÍNH CHẤT
I. Mục tiêu bài học:
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron ngtử các ngtố hoá học
- e ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của các ngtố nhóm A
- Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim
- Sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện
- Sự biến đổi tuần hoàn hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị của phi kim với hidro
- Sự biến đổi tính axit – bazơ của các oxit, hodroxit trong bảng tuần hoàn (chú ý hidroxit lưỡng tính)
- Định luật tuần hoàn các ngtố hoá học
II. Nội dung: 
	1) Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron ngtử của các ngtố:
Cấu hình electron lớp electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng nhóm A được lặp đi lặp lại một sau mỗi chu kì. Ta nói rằng: Chúng biến đổi một cách tuần hoàn.
	2) Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim	
	a) Sự biến đổi tính chất trong 1 chu kì:
Trong 1 chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các ngtố yếu dần, đồng thời tính phi kim mạnh dần
b) Sự biến đổi tính chất trong 1 nhóm A: 
Trong 1 nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các ngtố mạnh dần, đồng thời tính phi kim yếu dần
	3) Độ âm điện: ( χ )
- Trong 1 chu kì, giá trị độ âm điện của các ngtử nói chung tăng dần
- Trong 1 nhóm A, giá trị độ âm điện của các ngtử nói chung giảm dần
	4) Hoá trị của các ngtố: 
Trong 1 chu kì, khi Z tăng hoá trị cao nhất đối với hidro của các ngtố tăng từ 1®7, còn hoá trị với hidro của các phi kim giảm từ 4®1
	5) Oxit và hidroxit của các ngtố nhóm A:
 	 Trong 1 chu kì, Z­ tính bazơ của các oxit và hodroxit tương ứng yếu dần, đồng thời tính axit của chúng mạnh dần
	6) Định luật tuần hoàn: 
“Tính chất của các ngtố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các ngtố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân ngtử”
III. Bài tập:
1) Cho dãy nguyên tố F, Cl, Br, I. Độ âm điện của dãy nguyên tố trên biến đổi như thế nào theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ?
 A. Giảm
B.
Vừa giảm vừa tăng
 C. Tăng
D.
Không thay đổi
2) Độ âm điện của dãy nguyên tố : Na (Z=11), Mg(Z=12), Al (Z=13), P(Z=15), Cl(Z=17) biến đổi như thế nào sau đây ?
 A. Tăng
B.
Vừa giảm vừa tăng
 C. Giảm
D.
Không thay đổi
3) Tính bazo của dãy các hidroxit : NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến đổi theo chiều nào sau đây ?
 A. Giảm
B.
Vừa giảm vừa tăng
 C. Tăng
D.
Không thay đổi
4) Tính axit của dãy các hidroxit : H2SiO3, H2SO4, HClO4 biến đổi theo chiều nào sau đây ?
 A. Tăng
B.
Không thay đổi
 C. Giảm
D.
Vừa giảm vừa tăng
5) Nguyên tố Cs trong nhóm IA được sử dụng để chế tạo tế bào quang điện bởi vì trong số các nguyên tố không có tính phóng xạ, Cs là kim loại có
A. năng lượng ion hoá thứ nhất nhỏ nhất
B.
bán kính nguyên tử nhỏ nhất
B. giá thành rẻ, dễ kiếm
D.
năng lượng ion hoá thứ nhất lớn nhất.
6) Một nguyên tố thuộc nhóm VIA có tổng số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử bằng 24. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố đó là
A. 1s22s22p4
B.
1s22s22p3
C.
1s22s22p5
D.
1s22s22p6
7) Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ có tổng số proton trong 2 hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kỳ và các nhóm nào sau đây ?
 A. Chu kỳ 3, nhóm IIA, IIIA
B.
Chu kỳ 2, nhóm IIIA, IVA
 C. Chu kỳ 2, nhóm IIA, IIIA
D.
Chu kỳ 3, nhóm IA, IIA
8) Cho 6,4g hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA, thuộc 2 chu kỳ liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48lít khí Hidro (đktc). Các kim loại đó là
 A. Mg và Ca
B.
Be và Mg
C.
Ca và Sr
D.
Sr và Ba
9) Các nguyên tô nhóm A trong bảng tuần hoàn là
 A. các nguyên tố s và p
B.
các nguyên tố s
 C. các nguyên tố p
D.
các nguyên tố d
10) Cho 1,44 g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó MO, có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 đặc, đun nóng. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là 0,224 lít. Cho biết hoá trị lớn nhất của M là II. Kim loại M là “
 A. Cu
B.
Zn
C.
Mg
D.
Fe
11) Cho 1,44 g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó MO, có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 đặc, đun nóng. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là 0,224 lít. Cho biết hoá trị lớn nhất của M là II. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là
 A. ô 29, chu kỳ IV, nhóm IB
B.
ô 12, chu kỳ III, nhóm IIA
 C. ô 30, chu kỳ IV, nhóm IIB
D.
ô 56, chu kỳ IV, nhóm VIIIB
12) Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố thuộc nhóm nào sau đây có hoá trị cao nhất trong hợp chất với oxi bằng I
 A. Nhóm IA
B.
Nhóm IIA
C.
Nhóm IIIA
D.
Nhóm IVA
13) Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai ?
 A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.
 B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng
 C. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột
 D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
14) Nguyên tố hoá học Canxi (Ca) có số hiệu nguyên tử là 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây về Ca là sai ?
 A. Nguyên tố hoá học này là một phi kim
 B. Hạt nhân nguyên tử Canxi có 20 proton
 C. Vỏ nguyên tử có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron.
 D. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố đó là 20
15) X và Y là 2 nguyên tố thuộc hai chu kỳ liên tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn, X có điện tích hạt nhân nhỏ hơn Y. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 32. Xác định hai nguyên tố X và Y trong số các đáp án sau ?
 A. Mg(Z=12) và Ca(Z=20).
B.
Si(Z=14) và Ar(Z=18).
 C. Al(Z=13) và K(Z=19).
D.
Na(Z=11) và Ga(Z=21).
16) Các nguyên tố hoá học trong cùng 1 nhóm A có đặc điểm nào chung về cấu hình electron nguyên tử ?
 A. Số electron hoá trị
B.
Số electron lớp K.
 C. Số lớp electron
D.
Số phân lớp electron
17) Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxit cao nhất ứng với công thức R2O3 
 A. Al
B.
Mg
C.
Si
D.
P
18) Khi xếp các nguyên tố hoá học theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn ?
 A. Số khối
B.
Năng lượng ion hoá
 C. Số electron ngoài cùng
D.
Độ âm điện

File đính kèm:

  • docTIET8.doc