Bài giảng Liên kết hoá học- Tinh thể hoá trị và số oxi hoá

Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức về các loại liên kết hoá học, giải thích được sự hình thành 1 số loại phân tử. Đặc điểm cấu trúc và liên kết của 3 loại tinh thể đã học

- Kĩ năng xác định hoá trị và số oxi hoá của ngtố trong đơn chất và hợp chất

II. Nội dung:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Liên kết hoá học- Tinh thể hoá trị và số oxi hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 	TUẦN 
CHỦ ĐỀ: LIÊN KẾT HOÁ HỌC- TINH THỂ 
HOÁ TRỊ VÀ SỐ OXI HOÁ 
I. Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức về các loại liên kết hoá học, giải thích được sự hình thành 1 số loại phân tử. Đặc điểm cấu trúc và liên kết của 3 loại tinh thể đã học
- Kĩ năng xác định hoá trị và số oxi hoá của ngtố trong đơn chất và hợp chất 
II. Nội dung: 
A. Liên kết hoá học:
So sánh
LK CHT không cực
LK CHT có cực
LK ion
Giống về mục đích
Các ngtử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi ngtử lớp e ngoài cùng bền vững giống cấu trúc khí hiếm (2e hoặc 8e)
Khác về cách tạo liên kết
Dùng chung e, cặp e chung không lệch
Dùng chung e, cặp e chung lệch về phía ngtử có độ âm điện lớn
Cho và nhận e
Thường tạo nên
Giữa các ngtử của cùng 1 ngtố phi kim
Giữa phi kim mạnh yếu khác nhau
Giữa kim loại và phi kim
Nhận xét 
LK CHT có cực là dạng trung gian giữa LK CHT không cực và liên kết ion
B. Mạng tinh thể:
a) + Tinh thể ion: NaCl, MgO
 + Tinh thể ngtử: kim cương
 + Tinh thể phân tử: iot, nước đá, băng phiến
b) So sánh tonc:
+ Tinh thể ion được tạo ra do lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu → rất bền, khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy
+ Tinh thể ngtử tạo thành do liên kếtCHT → bền vững, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi
+ Tinh thể phân tử được hình thành bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử → dễ nóng chảy, dễ bay hơi
c) Không có tinh thể nào dẫn điện ở trạng thái rắn
 Tinh thể ion dẫn điện được ở trạng thái nóng chảy và dung dịch
C. Điện hoá trị: 
- Điện hoá trị của các ngtố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các ngtố nhóm IA là:
+ Các ngtố KL thuộc nhóm IA có 1e ở lớp ngoài cùng → nhường đi 1e => có điện hoá trị là 1+
+ Các ngtố phi kim thuộc VIA, VIIA có 6, 7e ngoài cùng → nhận 2, 1e => điện hoá trị là 2-, 1-
D. Số oxi hoá:
+5
+5
+6
+7
a) KMnO4, Na2Cr2O7, KClO3, H3PO4
- 1
- 3
+4
+6
+5
b) NO3-, SO42-, CO32-, Br -, NH4+
E. Độ âm điện và hiệu độ âm điện:
Oxit
Na2O
MgO
Al2O3
SiO2
P2O5
SO3
Cl2O7
∆χ
2,51
2,13
1,83
1,54
1,25
0,86
0,28
Loại LK
Ion
Ion
Ion
CHT có cực
CHT có cực
CHT có cực
CHT không cực
III. Bài t âp:
1) Hãy cho biết liên kết trong các phân tử sau, liên kết nào mang nhiều tính chất ion nhất?
	A. RbCl	B. LiCl	C. KCl 	D. CsCl
2) Cho 3 ngtố có cấu hình electron lớp ngoài cùng tương ứng là: X (ns1), Y (ns2np4), Z (ns2np5) với n = 3. Câu trả lời nào sau đây sai?
	A. Z là phi kim thuộc nhóm VIIA trong BTH	B. Liên kết giữa Z và X là liên kết ion
	C. Liên kết giữa Y và X là liên kết CHT	D. Liên kết giữa Y và X là liên kết ion
3) Dãy các phân tử nào sau đây đều là các hợp chất ion?
	A. CH4, KCl, CO2	B. Na2O, BaCl2, NH3	C. AlCl3, LiBr, P2O5	D. cả A, B, C không đúng
4) Dãy các phân tử nào sau đây đều là hợp chất cộng hoá trị:
	A. P2O5, Al2O3, Cl2O7	B. SiO2, Cl2O7, SO3	C. SO3, P2O5, MgO	D. cả A, B, C đều sai
5) Dãy các ngtố nào sau được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần:
	A. N, P, As, H	B. Si, P, S, Cl, O	C. H, S, Cl, N	D. cả A, B, C đều sai
6) Độ phân cực của liên kết giữa 2 ngtử trong phân tử được sắp xếp theo chiều tăng dần theo dãy các chất:
	A. N2, CH4, AlN, BCl3, AlCl3	B. BCl3, AlCl3, AlN, NaBr, MgO
	C. CH4, AlN, AlCl3, CaO, NaBr	D. cả A, B, C đều không đúng
7) Số oxi hoá của clo tăng dần trong các hợp chất của dãy nào sau đây: 
	A. HCl, HClO2, NaClO, HClO4	B. NaCl, KClO2, NaClO3, KClO4
	C. MnCl2, NaClO, NaClO3, HClO4	D. B, C đúng
8) Anion XY32- có tổng số electron là 42. Trong hạt nhân X cũng như Y đều có số proton bằng số nơtron
	a) Tính số khối của X, Y
	b) Viết cấu hình electron và phân bố electron vào các obitan ngtử của các ngtố X, Y
	c) Cho biết trong hợp chất XY2 có những loại liên kết gì ?
9) Viết công thức cấu tạo, công thức electron của các chất sau : H2S, H2SO3, H2SO4, NaHS, Na2SO3, SO3, K2S, SO2, Na2O, PCl3, NO, NO2, KNO3
10) Cho 10,8 gam một kim loại hoá trị III tác dụng với dung dịch HCl dư thì thấy có một chất khí bay ra và nếu cho lượng khí ấy đi qua Fe2O3 nung nóng thì thu được 22,4 gam Fe
	a) Xác định tên kim loại
	b) Viết công thức cấu tạo của oxit và hidroxit tương ứng với kim loại đó

File đính kèm:

  • docTIET14.doc