Bài giảng Kiểm tra 1 tiết (tiết 6)

Kiến thức:

 - Ôn lại các kiến thức về phi kim, các hợp chất của cacbon, sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

- Vận dụng làm các bài tập hoá học liên quan.

2. Kĩ năng:

- Giải toán hoá học, làm bài tập trắc nghiệm.

3. Thái độ:

- Học tập nghiêm túc, có kế hoạch, cẩn thận trong làm việc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kiểm tra 1 tiết (tiết 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
 - Ôn lại các kiến thức về phi kim, các hợp chất của cacbon, sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Vận dụng làm các bài tập hoá học liên quan.
2. Kĩ năng: 
- Giải toán hoá học, làm bài tập trắc nghiệm.
3. Thái độ: 
- Học tập nghiêm túc, có kế hoạch, cẩn thận trong làm việc.
II. THIẾT LẬP MA TRÂN ĐỀ:
A/ Bảng ma trận 
 Mức độ Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Các oxit của cacbon
Clo – TCHH của phi kim
C 3(0,25đ)
C 5(0,25đ)
C 2(0,25đ)
C 4(0,25đ)
C 6(0,25đ)
1,25 đ
Axit cacbonic và muối cacbonat
C 1(0,25đ)
0,25 đ
Silic. Công nghệp silicat
C12(0,25đ)
0,25 đ
Bảng tuần hoàn các NTHH
C 8(0,25đ)
C 9(0,25đ)
C10(0,25đ)
C11(0,25đ)
C 7(0,25đ)
1,25 đ
Nhận biết, Viết PTHH
C 14
2 đ
C 13
2đ
4 đ
Bài toán hóa học
C15
3đ
3 đ
Tổng 
1,75 đ
2 đ
1 đ
2 đ
0,25 đ
3 đ
10 đ
 B/ Đề KT:
I/ Trắc nghiệm khách quan(3đ):Hãy khoanh tròn chữ cái A hoặc B,C,D đúng trong các câu sau:
Câu 1:Hãy cho biết các cặp chất sau đây,cặp nào có thể tồn tại trong dung dịch?
A/H2SO4 và KHCO3 C/CaCl2 Và Na2CO3
B/K2CO3 Và NaCl D/MgCO3 và HCl
Câu 2 : Khi điều chế Clo trong phòng thí nghiệm, một lượng nhỏ Clo bị thoát ra ngoài. Có thể dùng chất nào trong số các chất sau để khử độc khí Clo?
A - HCl
B - NaOH 
C – H2O 
D - Fe 
Câu3 : Trong các nhóm chất sau, nhóm nào gồm toàn phi kim?
A – Cl2, O2, N2, Pb, C
C – Br2, S, Ni, N2, P
B – O2, N2, S, P, I2
D – Cl2, O2, N2, Pb, C
Câu 4: Trong các nhóm sau, nhóm nào gồm các phi kim tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường?
A – Cl2, O2, N2, Br2, C
C – Br2, S, F2, N2, P
B – O2, N2, Cl2, Br2, I2
D – Cl2, O2, N2, F2
Câu 5 : Trong các cách sắp xếp sau, cách sắp xếp nào đúng với tính phi kim giảm dần?
A- F2, P, S, Cl2
B- P, S, F2, Cl2
C- F2, Cl2, S, P 
D- F2, Cl2, P, S 
Câu 6: Nguyên tố R tạo thành với Hidro một hợp chất có công thức phân tử RH4, trong đó R chiếm 25% về khối lượng. R là nguyên tố nào?
A – Cacbon 
B – Silic
C – Lưu huỳnh
D – Photpho 
Câu 7 : Kết luận nào sau đây hoàn toàn đúng?
Biết vị trí của 1 nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có thể biết cấu tạo nguyên tử và dự đoán tính chất hóa học của nó.
Biết vị trí của 1 nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học chỉ cho biết kí hiệu hoá học của nguyên tố và nguyên tử khối của nó.
Biết cấu tạo nguyên tử của 1 nguyên tố có thể biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và dự đoán tính chất của nó.
Kết luận A và C đúng.
Câu 8 : Ô nguyên tố cho biết những điều nào sau đây?
Số hiệu nguyên tử của nguyên tố (số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn hay điện tích hạt nhân của nguyên tử của nguyên tố)
Ký hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học.
Nguyên tử khối của nguyên tố.
Cả 3 điều trên.
Câu 9: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
Chu kỳ là dãy nguyên tố có cùng số lớp electron được sắp xếp theo chiều nguyên tử khối tăng dần.
Chu kỳ là dãy nguyên tố có cùng số lớp electron được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.
Chu kỳ là dãy nguyên tố có cùng số electron lớp ngoài cùng được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.
Chu kỳ là dãy nguyên tố có cùng số electron lớp ngoài cùng được sắp xếp theo chiều nguyên tử khối tăng dần.
Câu10 : Chọn câu trả lời đúng:
Nhóm là dãy nguyên tố có cùng số lớp electron được sắp xếp theo chiều nguyên tử khối tăng dần.
Nhóm là dãy nguyên tố có cùng số lớp electron được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.
C-Nhóm là dãy nguyên tố có cùng số electron lớp ngoài cùng được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.
D- Nhóm là dãy nguyên tố có cùng số electron lớp ngoài cùng được sắp xếp theo chiều nguyên tử khối tăng dần.
Câu 11: Kết luận nào sau đây hoàn toàn đúng:
Trong một nhóm: số lớp electron tăng dần, tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần.
 Trong một nhóm: số lớp electron tăng dần, tính phi kim giảm dần đồng thời tính kim loại tăng dần.
Trong một nhóm: số electron lớp ngoài cùng tăng dần, tính phi kim giảm dần đồng thời tính kim loại tăng dần.
Trong một nhóm: số electron lớp ngoài cùng tăng dần, tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần.
Câu 12: Thành phần chính của Ximăng là:
A – Canxi Silicat và Natri Silicat
C – Nhôm Silicat và Canxi Silicat
B – Nhôm Silicat và Kali Silicat
D – Canxi Silicat và Canxi Aluminat
II/ Tự luận:
Câu 13: (2đ)Có ba khí đựng riêng biệt trong 3 lọ là: clo, cacbon dioxit, oxi. Hãy nêu phương pháp hoá học để phân biệt từng khí đựng trong mỗi lọ.
Câu 14:(2đ) Hoàn thành chuổi phản ứng sau:
+CaO
+O2
 (1) (2) (3) 
+CO2
 C CO2 CaCO3 CO2
+HCl
 (4) 5) (6) (7)
 CO Na2CO3 (8)
Câu 15: (3đ)Nung hoàn toàn 4,84 g hổn hợp gồm NaHCO3 và KHCO3 tạo ra 0,56 lit CO2 (đktc).
Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hổn hợp đã cho.
( Cho biết: Na=23; H=1; C=12; O=16)
C/ ĐÁP ÁN
I/ Phẩn trắc nghiệm. (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
B
B
D
C
A
D
A
B
C
B
A
Điểm
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
II/ Tự luận:
Câu 13:
-Trích mỗi chất một ít làm thuốc thử.
- Dùng than hồng: O2.
- Dùng Ca(OH)2: CO2
- Còn lại là Cl2.
Câu 14: 
(1) C + O2 CO2
(2) CO2 + CaO CaCO3
(3) CaCO3 CaO + CO2 
(4) C + CO2 CO
(5) CO2 + C CO
(6) CO + O2 CO2
(7) CO2 + Na2O Na2CO3
(8) Na2CO3 + HCl NaCl + H2O + CO2
Câu 15:
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O (1)
2KHCO3 K2CO3 + CO2 + H2O (2)
Đặt x, y lần lược là số mol NaHCO3 và KHCO3
Theo (1), (2) ta có hệ phương trình:
84x + 100y = 4,84
x/2 + y/2 = 0.56/22.4 
Giải hệ PT: x = 0,04; y= 0,01
m= 0,84 (g) ; m= 4 (g)
% m= 17,36%
% m= 82,64%
*****************************************

File đính kèm:

  • docKiem tra 1 tiet Hoa 9 tiet 54.doc