Bài giảng Kiểm tra 1 tiết Môn: Hoá học – 9 Tiết 10 – Tuần 5

Câu 1: Chỉ dùng thêm nước và giấy qùy tím có thể phân biệt được các oxit:

 A. MgO ; Na2O ; K2O B. P2O5 ; MgO ; K2O

 C. Al2O3 ; ZnO ; Na2O D. SiO2 ; MgO ; FeO

Câu 2: CaO tác dụng được với dãy chất nào trong các dãy chất sau:

A. CaO ; H2O B. Dung dịch Ca(OH)2 ; CuO

C. Dung dịch NaOH ; Fe2O3 D. HCl ; H2O,

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kiểm tra 1 tiết Môn: Hoá học – 9 Tiết 10 – Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tam Thanh
Lớp: 9
Họ và tên:
Kiểm tra 1 tiết
Môn: Hoá học – 9
Tiết 10 – Tuần 5
Điểm
Lời phê của giáo viên
ĐỀ
A. Trắc nghiệm: (4 điểm) Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng:
Câu 1: Chỉ dùng thêm nước và giấy qùy tím có thể phân biệt được các oxit:
 A. MgO ; Na2O ; K2O B. P2O5 ; MgO ; K2O 
 C. Al2O3 ; ZnO ; Na2O D. SiO2 ; MgO ; FeO
Câu 2: CaO tác dụng được với dãy chất nào trong các dãy chất sau:
A. CaO ; H2O B. Dung dịch Ca(OH)2 ; CuO
C. Dung dịch NaOH ; Fe2O3 D. HCl ; H2O, 
Câu 3: Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận ra dung dịch HCl và dung dịch H2SO4?
A. Zn B. Giất quỳ tím C. BaCl2 D. NaOH
Câu 4: Thể tích dung dịch HCl 2M cần để hòa tan hết 8gam CuO là:
A. 100ml B. 200ml C. 500ml D. 400ml
Câu 5: Hoà tan Zn vào 500ml dung dịch axit HCl 0,2M. Thể tích khí H2 sinh ra (ở đktc) là:
A. 22,4 lít B. 11,2 lít C. 2,24 lít D. 1,12 lít
Câu 6: Trong các dãy oxit sau, dãy oxit nào gồm toàn oxit bazơ?
A. CaO ; P2O5 B. SO2 ; P2O5 
C. CaO ; Na2O D. CO2 ; Na2O
Câu 7: Những dãy oxit dưới đây, dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. CuO ; ZnO ; Na2O B. P2O5 ; CO2 ; Fe2O3 
C. NO ; CaO ; Al2O3 D. N2O5 ; SO2 ; CO2
Câu 8: Có các oxit sau: BaO, SO3, N2O5, Na2O, CaO, P2O5. Những oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ là: 
A. BaO, SO3, N2O5 B. SO3, BaO, P2O5
C. CaO, Na2O, BaO D. N2O5, Na2O, CaO
B. Tự luận: (6 điểm)
Bài 1: Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các dung dịch không màu đựng trong các lọ bị mất nhãn sau: HCl ; KNO3 ; K2SO4. Viết PTHH nếu có để giải thích. (1 điểm)
Bài 2: Viết phương trình hoá học thực hiện chuỗi chuyển đổi hoá học sau: (ghi rõ điều kiện nếu có.) ( 2 điểm)
Bài 3: Hòa tan 9,4 gam K2O vào nước được 2 lít dung dịch KOH. (3 điểm)
1. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch KOH.
2. Trung hòa hoàn toàn dung dịch KOH trên bằng dung dịch H2SO4 0,2M 
a. Tính thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng.
b. Tính khối lượng muối thu được.
( Biết: K = 39 ; S = 32 ; Cu = 64 ; O = 16 )
ĐÁP ÁN
A. Trắc nghiệm: 4 điểm. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
C
A
D
C
D
C
B. Tự luận: 6 điểm
Bài 1: 
- Dùng quỳ tím nhận được HClđược 0,25 điểm
- Dùng dung dịch BaCl2 nhận được K2SO4 được 0,25 điểm
- Viết đúng PTHH được 0,5 điểm
Bài 2: Mỗi phương trình viết đúng được 0,5 điểm
(1) SO2 + H2O → H2SO3
(2) H2SO3 + Na2O → Na2SO3 + H2O
(3) Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2
(4) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O 
Bài 3:
- Số mol K2O tham gia phản ứng: 0,5 điểm
- Phương trình hoá học: K2O + H2O → 2KOH 0,5 điểm
 1mol 2mol
 0,1mol 0,2mol
1. Nồng độ mol/lít của dd KOH: 0,5 điểm
2. Phương trình hoá học: H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O 0,5 điểm
 1mol 2mol 1mol
 0,1mol 0,2mol 0,1mol
a. Thể tích dung dịch H2SO4cần dùng: 0,5 điểm
b. Khối lượng K2SO4: 0,5 điểm

File đính kèm:

  • docKiem tra 1 tiet Tuan 5 de 2 2011.doc