Bài giảng Khoa học - Quản lý giáo dục 2 - Chương 7: Quản lý nhân sự trong nhà trường
Bác Hồ đã dạy: Mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém.
Đó là chân lý. Nghị quyết hội nghị trung ương 3 khoá VIII tiếp tục khẳng định "
Cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của
Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong xây dựng Đảng”. Có thể nói,
công tác cán bộ, nguồn lực con người là mặt quan trọng hàng đầu của một tổ chức, vì
thế, việc quản lý nhân sự là yếu tố quyết định đến hiệu quả, hiệu lực của tổ chức.
- Trong mỗi tổ chức giáo dục, mỗi nhà trường, nhân sự chủ yếu là đội ngũ giáo
viên. Đây là lực lượng nòng cốt có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất
lượng giáo dục, như tiến sĩ Raja Roy Singh (Ấn Độ) đã đưa ra nhận xét: “Không một
hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc cho nó”.
(Nền giáo dục cho thế kỷ XXI. Những triển vọng của châu Á – Thái Bình Dương,
Viện KHGDVN, Hà Nội 1994, tr 115).
- Ở nước ta, trong các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục-đào tạo của Đảng,
của Nhà nước và của ngành giáo dục đều rất coi trọng vai trò, vị trí của đội ngũ giáo
viên. Họ chính là những người quyết định trực tiếp chất lượng của giáo dục. Vì vậy,
việc xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên được coi là một trong hai giải pháp trọng
tâm của chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo Việt Nam năm 2001-2010.
Yếu tố con người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của một
quốc gia nói chung và của một tổ chức, một nhà trường nói riêng. Trong Đại hội Đảng
IX chúng ta đã xác định: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế – xã hội” (Văn kiện đại hội Đảng IX, NXB chính trị quốc gia, HN
2001 trang 114), Cho nên việc nghiên cứu về công tác quản lý con người, quản lý
nhân sự là rất cần thiết đối với các cán bộ quản lý giáo dục.
- Nhiệm vụ của ngành giáo dục là đào tạo lực lượng lao động có phẩm chất tốt,
có trình độ văn hóa, kỹ thuật, có tay nghề phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Vì vậy nhà trường cần phải có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đạt chuẩn
về chất lượng để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế –
xã hội.
ng cần phải làm gì, thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm như thế nào, tại sao phải thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm đó. Chương 7- Quản lý nhân sự trong nhà trường 19 Ví dụ: một trong những nhiệm vụ chủ yếu của tổ trưởng chuyên môn là “Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên” sẽ được giải thích và cụ thể như sau: - Phát triển tinh thần học hỏi, hợp tác, tinh thần làm việc và hiểu biết trong công việc của giáo viên thuộc tổ mình. - Đảm bảo cho giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu cần thiết của công việc. - Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng bao gồm cả giảng dạy, hướng dẫn, giải thích, cố vấn, tạo điều kiện cho giáo viên dự giờ, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn định kỳ * Mối quan hệ trong công việc: cần ghi rõ mối quan hệ chủ yếu của người thực hiện công việc với những người khác trong tổ, các phòng ban, trong và ngoài nhà trường. Các mối quan hệ này phải được phối hợp nhịp nhàng, cân đối giữa các bộ phận, các lĩnh vực. * Quyền hạn của người thực hiện công việc: cần xác định rõ giới hạn hay phạm vi quyền hạn của người thực hiện công việc, bao gồm: - Giới hạn của các quyết định về mặt chuyên môn, thời gian, tài chính - Giới hạn trong chỉ đạo, giám sát nhân viên dưới quyền (khen thưởng, kỷ luật) - Quyền hạn và trách nhiệm phải gắn chặt với nhau, không chồng chéo, mâu thuẫn nhau. * Điều kiện làm việc: liệt kê những điều kiện về môi trường, trang thiết bị, phương tiện làm việc. Điều kiện làm việc bình thường và đặc biệt như làm thêm giờ, làm đêm, đi công tác xa, an toàn lao động và các điều kiện liên quan khác * Tiêu chuẩn cần đạt được khi thực hiện công việc: Hệ thống định mức khoa học, cụ thể, định mức khối lượng công việc thực hiện trong ngày, tuần, học kỳ, năm học(Ví dụ số tiết dạy trong 1 tuần, 1 học kỳ, số tiết dự giờ đối với giáo viên, giáo viên tập sự) các yêu cầu kiểm tra, giám sát Bản mô tả công việc cần đầy đủ, ngắn gọn, súc tích. Không có một hình thức cụ thể nào được coi là tốt nhất mà các tổ chức, các nhà trường khác nhau sẽ sử dụng các hình thức khác nhau để mô tả về các công việc. 3. Bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện (Job Specification) Là văn bản liệt kê tất cả những yêu cầu chủ yếu đối với người thực hiện công việc về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, các đặc trưng về tinh thần thái độ, thể lực và các yêu cầu cụ thể khác. Các công việc rất đa dạng nên các yêu cầu của công việc cũng rất đa dạng, phong phú. Những yếu tố chung nhất là: - Các phẩm chất đạo đức cần thiết. - Trình độ văn hóa, chuyên môn và các khóa đào tạo đã qua. - Trình độ ngoại ngữ, tin học. - Thâm niên công tác trong nghề. Chương 7- Quản lý nhân sự trong nhà trường 20 - Năng lực chuyên môn và các kỷ lục, thành tích đã đạt được. - Năng khiếu đặc biệt (thể dục thể thao, âm nhạc) và các yêu cầu đặc biệt (ghi tốc ký, dẫn chương trình) - Tuổi đời. - Sức khỏe. - Ngoại hình. - Hoàn cảnh gia đình. - Sự cầu tiến, sở thích, nguyện vọng cá nhân 4. Các căn cứ để phân công nhân sự trong nhà trường Thực chất việc mô tả công việc là nêu rõ những công việc, nhiệm vụ phải làm của mỗi vị trí công tác. Bản tiêu chuẩn công việc là những yêu cầu cần thiết đối với người thực hiện công việc đó. Đối với nhà trường khi phân công nhân sự, các nhà quản lý cần căn cứ vào luật giáo dục, điều lệ nhà trường phổ thông làm cơ sở pháp lý cho việc phân công. Dưới đây là một số tư liệu làm căn cứ để cán bộ quản lý tham khảo 4.1. Tổ trưởng chuyên môn Tổ trưởng chuyên môn không chỉ là cách tay nối dài từ hiệu trưởng đến từng giáo viên trong tổ, họ là người quản lý cấp cơ sở. Vì vậy, người tổ trưởng chuyên môn phải có nhân cách tổng hòa của người giáo viên bộ môn, nhà sư phạm, nhà tổ chức các hoạt động chuyên môn của tổ. Tổ trưởng chuyên môn được đào tạo và bồi dưỡng tốt sẽ là nguồn cán bộ quản lý kế cận của ban lãnh đạo sau này. Công việc của hiệu trưởng là lựa chọn cho được các tổ trưởng chuyên môn có năng lực và phẩm chất phù hợp với cương vị công tác. * Nhiệm vụ cơ bản của tổ trưởng chuyên môn (Điều 14, điều lệ trường trung học. Ban hành theo quyết định số: 23/2000/QĐ – BGD-ĐT ngày 11/7/2000 ). * Tiêu chuẩn lựa chọn tổ trưởng chuyên môn: - Vững vàng về tư tưởng chính trị, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, là tấm gương sáng cho giáo viên và học sinh noi theo. - Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, có năng lực giảng dạy từ khá trở lên, có kinh nghiệm sư phạm. - Có uy tín đối với đồng nghiệp, nhất là đối với giáo viên trong tổ, có năng lực quản lý, có tính nguyên tắc trong hoàn thành kế hoạch của tổ. Đoàn kết tốt nội bộ. - Sức khỏe, điều kiện làm việc, hoàn cảnh gia đình của tổ trưởng là những yếu tố mà khi phân công hiệu trưởng không thể bỏ qua. 4.2. Giáo viên giảng dạy Giáo viên giảng dạy là người trực tiếp truyền thụ kiến thức đến học sinh thông qua môn học. Nề nếp, kỷ cương trong hoạt động của giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến nề nếp và kết quả học tập của học sinh. Chất lượng giờ dạy trên lớp là khâu quyết định đến chất lượng dạy học trong nhà trường. Vì vậy, việc phân công giáo viên dạy lớp là công việc quan trọng của công tác quản lý nhân sự. Chương 7- Quản lý nhân sự trong nhà trường 21 * Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn (Điều 28 - 32, điều lệ trường trung học, điều 70 -76 Luật giáo dục 2005) * Những căn cứ để phân công giáo viên giảng dạy - Đặc điểm tình hình cụ thể của từng lớp học, những yêu cầu đặt ra đối với từng loại lớp học. - Phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn của giáo viên. - Sự phân công và kết quả giảng dạy của giáo viên ở năm học trước. - Sức khoẻ, nguyện vọng, hoàn cảnh của giáo viên. - Nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh. Trên cơ sở nghiên cứu các nguồn thông tin cơ bản trên, hiệu trưởng xem xét việc phân công cho hợp lý nhưng phải tuân theo nguyên tắc cơ bản là làm sao cho việc học tập của học sinh đạt kết quả cao nhất. 4.3. Giáo viên chủ nhiệm Mỗi thành công hay thất bại của từng lớp học đều ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà trường. Người giáo viên chủ nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một tập thể lớp tốt góp phần xây dựng tập thể nhà trường tốt. Điều lệ nhà trường qui định mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm được lựa chọn, chỉ định trong số giáo viên giảng dạy của lớp đó. giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng làm công tác quản lý và giáo dục học sinh trong phạm vi một lớp. Do đó, việc lựa chọn giáo viên chủ nhiệm phải do hiệu trưởng phân công căn cứ vào tình hình thực tế của trường. * Nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm (Điều 28 - 32, điều lệ trường trung học) * Những yêu cầu cơ bản của người giáo viên chủ nhiệm là: - Có phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức tốt. - Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ - Có tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và các kỹ năng sư phạm (biết tiếp cận các đối tượng học sinh, giao tiếp sư phạm, kỹ năng làm việc với học sinh...) - Biết xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện của lớp, có khả năng bồi dưỡng đội ngũ tự quản cho học sinh. Có năng lực dự báo sự phát triển nhân cách của học sinh. - Có khả năng truyền đạt thông tin từ nhà trường đến với học sinh. Có khả năng phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt công tác giáo dục. - Có khả năng đánh giá, nhận định kết quả rèn luyện của học sinh và các phong trào hoạt động của lớp. - Nắm được đặc điểm, nguyện vọng của học sinh, ý kiến của cha mẹ học sinh. - Gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực sư phạm. Đặc biệt có tình thương yêu học sinh, có sức thuyết phục đối với học sinh. - Có điều kiện thuận lợi và sức khỏe tốt để đảm đương công việc. Chương 7- Quản lý nhân sự trong nhà trường 22 V. MỘT SỐ HÌNH THỨC PHÂN CÔNG GIÁO VIÊN Trong phân công giảng dạy có rất nhiều hình thức phân công như: - Dạy toàn cấp (tất cả các lớp) một bộ môn. - Dạy một bộ môn cho một khối lớp trong nhiều năm. - Dạy một bộ môn cho một khối lớp vài năm rồi luân chuyển khối lớp - Dạy một bộ môn ở 2 khối lớp. - Dạy 2 bộ môn: 1 môn chính và 1 môn phụ Mỗi hình thức đều có những điểm tích cực và hạn chế riêng. hiệu trưởng cần nắm được yêu cầu của công tác giảng dạy, thực trạng đội ngũ của trường mình và xuất phát từ nhận thức: vì công việc để chọn người thích hợp, chứ không vì người để đặt việc. Tóm tắt Công việc là kết quả của việc phân chia lao động trong nhà trường. Mỗi công việc được tạo thành từ nhiều nhiệm vụ và được thực hiện bởi những người lao động ở các vị trí khác nhau. Phân tích công việc giúp cho nhà trường xây dựng được các văn bản làm rõ bản chất của công viện như: bản mô tả công việc, bản xác định yêu cầu của công việc với người thực hiện, các văn bản này là công cụ đắc lực của quản lý nhân sự trong nhà trường. Để thu thập các thông tin về công việc, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như quan sát, tự quan sát, ghi chép các sự kiện quan trọng, nhật kí công việc, phỏng vấn, sử dụng các bản câu hỏi được thiết kế sẵn, hội thảo chuyên gia Trong tiến trình phân tích công việc, người quản lý nhân sự đóng vai trò chính, trực tiếp. Khi phân công công việc cho từng thành viên trong nhà trường, Hiệu trưởng cần căn cứ vào điều lệ trường trung học, luật giáo dục, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những nguyên tắc và yêu cầu của việc phân công để đạt được mục tiêu của nhà trường đồng thời quan tâm đến nguyện vọng của cá nhân. Kết hợp nhiều hình thức phân công để khai thác thế mạnh của mỗi người. 1. Phân tích những nguyên tắc cơ bản trong phân công, sử dụng nguồn nhân sự của nhà trường. 2. Phân tích công việc là gì? Hãy mô tả công việc của giáo viên bộ môn trường bạn đang công tác. Nêu những yêu cầu cần thiết phù hợp với những công việc đó. 3. Phân tích những ưu điểm và hạn chế của các hình thức phân công giảng dạy trong nhà trường. 4. Phân tích công việc Sử dụng bảng câu hỏi sau đây để thu thập thông tin phân tích công việc của người giáo viên. 1. Bạn hãy mô tả một ngày làm
File đính kèm:
- chuong_7.pdf