Bài giảng Hướng dẫn thực hiện Quản lý, bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non

Biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn cho trẻ trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Củng cố, cập nhật kiến thức về bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non

Biết cách quản lý nhằm đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non.

 

ppt69 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4859 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Hướng dẫn thực hiện Quản lý, bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trẻ sử dụng các đồ chơi đó phải có sự giám sát chặt chẽ của giáo viên và người trông trẻ.. Nhà vệ sinh phù hợp với lứa tuổi, tránh để sàn bị trơn gây trượt. Các bể chứa nước, miệng cống phải có nắp đạy kín. Không để trẻ tiếp xúc hoặc nhận quà từ người lạ. Giáo viên, người trông trẻ cần có ý kiến kịp thời những vấn đề về cơ sở vật chất chưa đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm, lớp mình phụ trách với ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh và cùng nhau bàn bạc để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp tạo môi trường an toàn cho trẻ. Môi trường an toàn đối với các cơ sở giáo dục mầm non, khi: Môi trường vật chất và vui chơi đảm bảo an toàn. Giáo viên mầm non và người trông trẻ có kiến thức và hiểu biết về an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và trẻ được giáo dục về an toàn để phòng tránh các tai nạn. Ở mọi lúc, mọi nơi trẻ luôn được giám sát bởi cô giáo, người trông trẻ . Có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình trong việc chăm sóc, nuôi, dạy trẻ. 2.1.Phòng tránh và xử trí ban đầu một số tai nạn Nguyên tắc chung: Giáo viên phối hợp với nhà trường và phụ huynh tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lý và than thể. Phải thường xuyên bao quát trẻ mọi lúc , mọi nơi. Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh sử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thơi báo cho cha mẹ và y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ. Giáo dục về an toàn cho trẻ: Những đồ vậy nguy hiểm, những hành động nguy hiểm và những nơi nguy hiểm trẻ không nên tới gần Giáo viên phải được tập huấn kiến thức, kỹ năng về phòng và xử trí một số tai nạn thường gặp. Hàng năm nhà trường cấn phối hợp với y tế địa phương tập huấn nhắc lại cho giáo viên và người trông trẻ về nội dung này. Giáo viên nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh: Thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ để đề phòng những tại nạn có thể sảy ra tại gia đình, khi cho trẻ đến	trường hoặc đón trẻ từ trường về nhà. Phòng tránh trẻ thất lạc và tai nạn * Đề phòng trẻ bị lạc Giáo viên nhận trẻ trực tiếp từ người của gia đình trẻ Đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày, chú ý những lúc đưa trẻ ra ngoài lớp trong các hoạt động ngoài trợi hoặc tham quan. Bàn giao số trẻ khi giao ca. Giáo viên phải ở lại lớp cho tới khi trả hết trẻ. Chỉ trả trẻ cho cha mẹ trẻ, cho người lớn được ủy quyền, không trả trẻ cho người lạ * Đề phòng dị vật đường thở Không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ có thể cho vào miệng mũi Khi cho trẻ ăn các quả có hạt cần bóc bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn. Giáo dục trẻ lớn khi ăn không được vừa ăn, vừa đùa nghịch hoặc nói chuyện. Không ép trẻ ăn uống khi trẻ đang khóc. Thận trọng khi cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các thuốc dạng viên. Cần nắm vững cách phóng tránh dị vật đường thở cho trẻ và có một số kỹ năng đơn giản giúp trẻ loại dị vật đường thở ra ngoài. Khi xảy ra trường hợp bị dị vật đường thở, cần bình tĩnh sơ cứu cho trẻ, đồng thời báo cho gia đình và đưa trẻ tới nơi gần nhất để cấp cứu cho trẻ. * Phòng tránh đuối nước. 	- Nếu có điều kiện nên dạy trẻ tập bơi sớm. Rào ao, các hố nước, kênh mương cạnh trường ( hoặc lớp học) Không bao giờ để trẻ ở một mình ở dưới nước hoặc ở gần nơi nguy hiểm. Nhắc nhở cha mẹ khi đưa trẻ đi đến trường và từ trường về nhà, nếu phải đi qua những nơi nguy hiểm nhử ao, hồ, kênh rạch phải luôn để mắt tới trẻ. Lớp học được tổ chức ở các bè nổi trên mặt nước phải có biện pháp bảo vệ để tránh để trẻ ngã xuống nước. Tại các lớp học, không nên để trẻ chơi một mình vào nơi chưa nước, kể cả sô nước, chậu nước. Giám sát khi trẻ đi vệ sinh, khi trẻ chơi gần khu vực có chứa nguồn nước. Giếng nước, bể nước phải xây cao thành, có nắp đạy. Các dụng cụ chứa nuớc như chum, vại… phải có nắp đạy chắc chắn. * Phòng tránh cháy bỏng Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ uống. TRánh cho trẻ ăn thức ăn, nước uống còn quá nóng. Không cho trẻ đến gần nơi đun bếp ga, bếp củi, nôì canh hoặc phíc nước còn nóng. Không để trẻ nghịch diêm, bậc lửa và các chất khác gây cháy bỏng. Để diêm , bật lửa, nến, đèn dầu, bàn là. Vật nóng xa tầm với của trẻ hoặc nơi an toàn đối với trẻ. Giáo dục cho trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm. * Phòng tránh ngộ độc Không để bếp than tổ ong, bếp củi đang đun hoặc đang ử gần nơi sinh hoạt của trẻ. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi nghi nghờ ăn thức ăn bị ôi thiu hoặc thức ăn có nhiều chất bảo quản, phụ gia… báo cho nhà trường hoặc phụ huynh và không cho trẻ ăn. Thuốc chữa bệnh để trên cao ngoài tầm với của trẻ. Không cho trẻ chơi đồ chơi có hóa chất Không cho trẻ tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Không đựng thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hỏa… trong vỏ chai nước ngọt, nước khoáng, lon bia, chai dầu ăn, cốc… * Phòng tránh điện giật Đặt ổ điện, bảng điện ngoài tầm với của trẻ. Luôn đạy nắp các ổ điện. Khi thiết bị điện bị hở không được sử dụng và có biện pháp sửa chữa ngày. Giáo dục trẻ không nghịch, chọc vào ổ điện, không tự động cắm các đồ dùng vào các ổ cắm điện. * Phòng tránh vết thương do các vật sắc nhọn Cất giữ vật dụng sắc nhọn xa tầm với của trẻ. Nếu trẻ lớn có thể hướng dẫn trẻ sử dụng một cách an toàn. Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt… khỏi nơi vui chơi của trẻ. Giải thích cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật sắc nhọn khi chơi, đùa nghịch hay sinh hoạt. * Phòng tránh tai nạn giao thông Khi cho trẻ đi bộ: dắt trẻ di trên vỉa hè, đi phía bên tay phải để tạo thói quen cho trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh khi đưa, đón trẻ bằng xe đạp, xe máy. Không để cho trẻ dưới 15 tuổi đèo em đi học. * Phòng tránh động vật cắn Không cho trẻ đến gần hoặc chó, mèo lạ. Xích hoặc đeo rọ mõm cho chó. Không để trẻ chơi gần các bụi rậm, đề phòng rắn cắn, ong đốt. Biết cách xử trí ban đầu một số tai nạn: Dị vật đường thở Điện giật Đuối nước Vết thương chảy máu Rắn cắn Chó cắn Xử trí một số tai nạn khác: Hóc xương, bỏng, gãy xương… Bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở một số thời điểm sau ( ở đâu và khi nào) Khi đi học từ nhà đến trường và từ trường trở về nhà: 	Tai nạn liên quan đến giao thông, ngã, đuối nước, động vật cắn, thất lạc… Khi trẻ ở trường 	* Giờ chơi 	- Chơi ở ngoài trời:Khi chơi tự do ở ngoài trời trẻ có thể gặp tai nạn như: Chấn thương phần mềm, rách da, gãy xương…Nguyên nhân thường do trẻ đùa nghịch xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm chọc vào nhau, vô tình chọc vào mắt gây chấn chương…Ngoài ra, trẻ còn chơi đùa cầm gạch, đá ném nhau… Giờ chơi trong lớp 	+ Khi chơi trong nhóm, trẻ có thể gặp các loại tai nạn như: dị vật mũi, tai, do trẻ tự nhét đồ chơi (hạt, các loại quả…) vào mũi hoặc tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Trẻ hay ngậm đồ chơi vào mồm, chọc vào có thể rách niêm mạc miệng, hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây di vật đường ăn. 	+ Trẻ chơi tự do trong nhóm chạy đùa xô đẩy nhau va vào thành bàn, cạnh ghế, mép tủ… gây chấn thương 	* Giờ học 	+ Trẻ có thể đùa nghịch chọc các vật vào mặt nhau 	* Giờ ăn 	+ Sặc thức ăn ( trong khi ăn, trẻ vừa ăn, khóc, cười đùa hoặc trẻ đang khóc mà cố ép trẻ ăn…) 	+ Dị vật đường ăn ( thường là hóc xương do chế biến không kĩ) 	+ Bỏng do thức ăn ( canh, cháo, súp, nước sôi) 	* Giờ ngủ 	+ Ngạt thở: Trẻ nằm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối, nếu để trẻ ngủ lâu trong tư thế đó sẽ thiếu dưỡng khí, gây ngạt thở. 	+ Hóc dị vật: Trẻ khi đi ngủ nếu ngậm các loại hạt, kẹo cứng, thậm chí ngậm đồ chơi rất dễ rơi vào đường thở gây ngạt. 	+ Ngộ độc: Trong khi trẻ ngủ nếu hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm không khí ( thường do than tổ ong đốt tại nơi trẻ ngủ, do các chất khí độc hại thải ra từ cơ sở sản xuất, nhà máy…) rất dễ bị ngộ độc. 	 Hoạt động 3 	Quản lý bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non 1. Thông tin cần trao đổi, thảo luận Nêu các bước xây dựng kế hoạch bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn thường gặp cho trẻ, những khó khăn, vướng mắc trong xây dựng kế hoạch của cơ sở giáo dục mầm non. Để bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ,anh/chị có mong muốn như thế nào đối với nguồn nhân lực hiện nay đang làm công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non Công tác giám sát, kiểm tra, theo dõi và đánh giá hoạt động bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn thường gặp cho trẻ của các cơ sở giáo dục mầm non. Thông tin phản hồi Xây dựng kế hoạch bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn cho trẻ. 2.1.1. Thu thập thông tin đánh giá tình hình bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn cho trẻ. Thông tin về việc bảo vệ an toàn cho trẻ là những tin tức mô tả về tình hình sức khoẻ, thể lực, tâm lý và tính mạng của trẻ liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non và của gia đình, cộng đồng... Ví dụ về các thông tin cần thu thập Thông tin về sức khoẻ và các vấn đề liên quan đến sức khoẻ: Tổng số trẻ, số trẻ theo độ tuổi... được chăm sóc, nuôi dạy tại trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp giáo. Tình hình sức khỏe của trẻ. Các vấn đề về chăm sóc, nuôi dạy trẻ liên quan đến việc bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn cho trẻ. Công tác sơ cứu, cấp cứu khi tai nạn xảy ra với trẻ (công tác dự phòng, sơ cứu, cấp cứu khi xảy ra tai nạn...) Mối quan hệ giữa cô giáo, người trông trẻ và trẻ. Thông tin về phòng bệnh, bảo vệ an toàn cho trẻ Công tác phòng tránh tai nạn nói chung và một số tai nạn thường gặp đối với trẻ của trường, lớp, nhóm trẻ... Tình hình bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích đối với trẻ cần sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn của cô giáo và người trông trẻ. Số trẻ sử dụng các biện pháp phòng bệnh: Ví dụ: uống/tiêm thuốc phòng/vaccine. Thông tin về nguồn lực: Con người: ví dụ: người được đào tạo, người có kỹ năng Cơ sở vật chất: Phòng, nhóm, lớp, phương tiện phục vụ chăm sóc, dạy trẻ. Thông tin: sổ sách ghi chép và báo cáo, kết quả của những cuộc kiểm tra, giám sát… Kinh phí: cho hoạt động y tế… 2.1.2.Xác định các vấn đề ưu tiên Việc xác định vấn đề ưu tiên cần dựa vào các tiêu chí sau: Mức độ phổ biến của vấn đề (nhiều trẻ mắc tai nạn hoặc bị tác động) Gây tác hại lớn (Tử vong, tàn phế, tổn hại đến kinh tế, xã hội...) Ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, dạy trẻ của đơn vị hoặc địa phương. Đã có hướng ( hoặc điều kiện giải quyết) Các yếu tố khác liên quan đ

File đính kèm:

  • pptbài giảng 2014 An toan phong tránh.ppt