Bài giảng Hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Năm được mục đích ban hành Bộ chuẩn

Nắm được nội dung Bộ chuẩn PTTENT

Biết cách sử dụng Bộ chuẩn hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN

Biết lựa chọn công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ

Biết điều chỉnh kế hoạch giáo dục dựa vào kết quả theo dõi sự phát triển của trẻ.

 

ppt33 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10181 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h ban hành Bộ chuẩn Nắm được nội dung Bộ chuẩn PTTENT Biết cách sử dụng Bộ chuẩn hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN Biết lựa chọn công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ Biết điều chỉnh kế hoạch giáo dục dựa vào kết quả theo dõi sự phát triển của trẻ. NỘI DUNG CHÍNH Mục đích ban hành Bộ chuẩn PTTENT Cấu trúc, nội dung Bộ chuẩn PTTENT 3. Bộ chuẩn hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN 4. Xây dựng bộ công cụ và phương pháp theo dõi sự phát triển của trẻ 5. Điều chỉnh kế hoạch giáo dục TÀI LIỆU HỖ TRỢ - Thông tư 23/2010/TTBGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành bộ chuẩn PTTENT Chương trình giáo dục mầm non Tài liệu hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn PTTENT Hoạt động 1.Thảo luận những vấn đề cơ bản của Bộ chuẩn PTTENT Khái niệm về bộ Chuẩn PTTENT Mục đích ban hành bộ chuẩn PTTENT Xây dựng bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ Những nội dung nào (gồm chuẩn, chỉ số) trong Bộ chuẩn PTTENT bạn thấy khó đối với trẻ (trẻ không thực hiện được) THÔNG TIN PHẢN HỒI Khái niệm về bộ chuẩn - Chuẩn phát triển trẻ là những tuyên bố thể hiện sự mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác động của giáo dục. Chuẩn giúp cho GV, cha mẹ trẻ hiểu được khả năng của trẻ để: + Không đòi hỏi ở trẻ những điều trẻ không thể làm được hoặc đánh giá thấp khả năng của trẻ + Hỗ trợ để phát huy tối đa tiềm năng của trẻ + Theo dõi sự phát triển của trẻ để điều chỉnh các tác động kích thích sự phát triển của trẻ 2. Mục đích ban hành Bộ chuẩn PTTENT + Thư nhất: Hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN: - Là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh nội dung CS- GD cho phù hợp với trẻ MG 5 tuổi Là cơ sở để xây dựng bộ công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ MG 5 tuổi. + Thứ hai: Là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu, hướng dẫn các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em. THÔNG TIN PHẢN HỒI 3. Cấu trúc, nội dung của chuẩn Bộ chuẩn PTTENT gồm: 4 + 4 Lĩnh vực + 28 chuẩn + 120 chỉ số + Lĩnh vực phát triển: Được hiểu là một mặt cụ thể sư phát triển của trẻ. + Chuẩn là những tuyên bố, thể hiện sự kỳ vọng hay sự mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm được + Chỉ số: Là sự mô tả những hành vi hay kỹ năng có thể quan sát được ở trẻ trong chuẩn đã định. Hoạt động 2 Câu hỏi thảo luận Trường bạn đã sử dụng Bộ chuẩn PTTENT hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN như thế nào? ( hãy nên từng việc bạn đã sử dụng Bộ chuẩn PTTENT trong việc hỗ trợ thực hiện chương trình Trong những việc bạn đã làm, bạn thấy việc nào là khó nhất? Cách làm của bạn/ trường bạn để giải quyết những khó khăn đó như thế nào? THÔNG TIN PHẢN HỒI Dựa vào Bộ chuẩn PTTENT làm căn cứ xác định mục tiêu - Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm 28 chuẩn, 120 chỉ số. Đây chính là căn cứ xác định mục tiêu giáo dục cụ thể đầu ra của trẻ mẫu giáo 5 tuổi cần đạt được trong và sau quá trình giáo dục. - Vào đầu năm học căn cứ vào 120 chỉ số trong Bộ chuẩn để xác định mục tiêu giáo dục năm học. Từ mục tiêu năm giáo viên phân bổ vào mục tiêu chủ đề/tháng cho phù hợp. a. Những lưu ý khi viết mục tiêu - Mục tiêu đặt ra cụ thể, có thể quan sát được, đo được lượng hóa được. - Mục tiêu cần được xây dựng hướng vào trẻ: trẻ sẽ trở nên như thế nào hoặc có thể làm được gì sau quá trình giáo dục. - Những từ thường được dùng để viết mục tiêu: nhận ra, nói được, biết được, đếm được, kể ra, hiểu được, thực hiện được, sử dụng được, tự giác, bảo vệ... b. Ví dụ minh họa về cách viết mục tiêu giáo dục năm học 	 * Mục tiêu giáo dục năm học mẫu giáo 5-6 tuổi * Một số mục tiêu giáo dục lĩnh vực phát triển nhận thức + Trẻ gọi được tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung; + Trẻ nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên; + Trẻ nói được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống; + Trẻ phân loại được một số đồ dùng thông thường và phương tiện giao thông; + Trẻ biết cách đo độ dài và nói kết quả đo. * Một số mục tiêu giáo dục lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội + Trẻ nói được một số thông tin quan trọng về bản thân. + Trẻ nói được một số thông tin quan trọng về gia đình. + Trẻ ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân. + Trẻ nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân. + Trẻ đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân Căn cứ xác định nội dung - Dựa vào mục tiêu giáo dục giáo viên cụ thể nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non tương ứng với mục tiêu (các chỉ số) Ví dụ gợi ý: Lựa chọn nội dung giáo dục trong lĩnh vực phát triển thể chất Ví dụ gợi ý 2 Lựa chọn nội dung giáo dục trong lĩnh vực phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội + Lựa chon các hoạt động + Giáo viên lựa chon thiết kế hoạt động phù hợp với chủ đề để tổ chức cho trẻ hoạt động + Một nội dung giáo dục GV có thể thiết kế các hoạt động khác nhau (học, chơi, khám phá, lao động) phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ Hoạt động 3. Đánh giá trẻ Chia nhóm thảo luận Có mấy phương pháp theo dõi sự phát triển của trẻ? Khi thực hiện chương trình GDMN thường thực hiện theo dõi trẻ vào các thời điểm nào? Chọn 1 chỉ số (mục tiêu) xác định phương pháp, cách thức theo dõi Thông tin phản hồi 1. Các phương pháp theo dõi sự phát triển trẻ Tạo tình huống; Quan sát; Trò chuyện với trẻ/phụ huynh/giáo viên Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ. Bài tập a. Tạo tình huống: đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra b. Quan sát tự nhiên (hay thường gọi là quan sát) là sự tri giác trực tiếp, ghi lại một cách có hệ thống, có kế hoạch các biểu hiện tâm lí, các hành vi của trẻ, các đánh giá trẻ thông qua các biểu hiện của trẻ trong các hoàn cảnh tự nhiên khác nhau c. Trò chuyện là quá trình thu thập thông tin về trẻ thông qua việc đưa ra các câu hỏi theo một kế hoạch định trước cho những người trực tiếp chăm sóc-giáo dục trẻ (Ví dụ như cha mẹ, cô giáo ...) hay trực tiếp với trẻ. d. Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ là dựa trên cơ sở các sản phẩm hoạt động vật chất hoặc tinh thần của trẻ (tranh vẽ, tranh xé dán, tô màu, công trình xây dựng, sản phẩm lắp ghép, câu truyện kể ...) người đánh giá phân tích về mức độ hình thành kiến thức, kỹ năng, năng khiếu hay triệu chứng bệnh tật hay lệch lạc nào đó về tâm lí của trẻ. 2. Các thời điểm đánh giá theo dõi sự phát triển của trẻ - Đánh giá hàng ngày (Theo dõi thường xuyên) Đánh giá cuối chủ đề/ giai đoạn Những thuận lợi khó khăn khi đánh giá: + Thuận lợi: Nhằm thay đổi mục tiêu, kế hoạch để đạt được mục tiêu đề ra. + Khó khăn: Chưa biết sử dụng các phương pháp đánh giá, trẻ quá đông, khả năng của giáo viên. + Khó khăn: Chưa biết sử dụng các phương pháp đánh giá, trẻ quá đông, khả năng của giáo viên Chưa biết xây dựng bảng kiểm đánh giá (30-40 chỉ số (MT) cho BGH, Phòng GD) Các chỉ số được lưuaj chọn chưa được thể hiện trong kế hoạch thực hiện chương trình Chưa có minh chứng trong quá trình đánh giá Chưa biết cách điều chỉnh kế hoạch 3. Sử dụng bộ công cụ. Sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi để theo dõi sự phát triển của trẻ thường xuyên trong cả năm học - Để có thể sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi theo dõi sự phát triển thường xuyên của trẻ, giáo viên cần nắm được các phương pháp đánh giá từng chỉ số và chủ yếu thông qua các hoạt động thường ngày cùng với trẻ. Giáo viên có thể kết hợp cùng với gia đình giáo dục các cháu một cách phù hợp để dần dần các cháu có thể đạt được mục tiêu của giáo dục mầm non, nghĩa là đạt được 120 chỉ số phát triển phù hợp với độ tuổi. Lưu ý: Sử dụng Bộ chuẩn để hỗ trợ thực hiện chương trình đánh giá xếp loại trẻ, không sử dụng để đánh giá xếp loại trẻ. 4. Theo dõi sự phát triển của trẻ cuối kì dựa trên Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi Để tiện lợi cho việc đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi, từ Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi có 28 chuẩn bao gồm 120 chỉ số, có thể chọn ra khoảng 30-40 chỉ số đưa vào Bảng liệt kê để đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi. Khi chọn ra 30 - 40 chỉ số từ 120 chỉ số của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi Để tạo thành một Bảng liệt kê các chỉ số đánh giá với trẻ 5 tuổi, cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Các chỉ số được chọn ra phải đại diện cho tất cả các lĩnh vực phát triển và tất cả các chuẩn; - Các chỉ số được chọn ra phải đại diện cho những vấn đề mà trẻ đã được dạy; - Các chỉ số được chọn ra phải hướng tới những vấn đề cơ bản mà trẻ sẽ phải học, phải thể hiện ở lớp 1, hay nói cách khác, các chỉ số này phải bao hàm sự chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ đi học ở lớp 1. - Nên chọn các chỉ số mà trẻ ở một điạ phương/ trường thường khó đạt được. 3- Với mỗi chỉ số được lựa chọn, cần xác định: + Phương pháp đánh giá (có thể lựa chọn một hay một số các phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ); + Cách thức đánh giá (Ví dụ: nếu dùng phương pháp phỏng vấn thì sẽ phỏng vấn ai? Với câu hỏi cụ thể như thế nào? ở đâu?, nếu dùng phương pháp kiểm tra trực tiếp thì bài tập kiểm tra là gì?); + Mức độ đánh giá (Ví dụ: đánh giá theo 2 mức độ: Đạt (+), không đạt (-) Hoạt động 4. Thảo luận nhóm - Thế nào là điều chỉnh kế hoạch giáo dục - Căn cứ vào đâu để điều chỉnh kế hoạch giáo dục Thông tin phản hồi hoạt động 4 1. Điều chỉnh kế hoạch giáo dục là điều chỉnh mục tiêu, nội dung giáo dục và các hoạt động giáo dục cho phù hợp với cá nhân trẻ - Căn cứ điều chỉnh kế hoạch giáo dục Căn cứ vào bảng tổng hợp đánh giá sự phát triển của nhóm/lớp theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, giáo viên xem xét điều chỉnh kế hoạch giáo dục của tháng/chủ đề/tuần/ ngày tiếp theo - Điều chỉnh kế hoạch chủ đề tiếp theo Điều chỉnh kế hoạch chủ đề tiếp theo Cụ thể : Đối với những mục tiêu có số trẻ đạt dưới 70 % thì giáo viên tiếp tục đưa vào mục tiêu giáo dục của chủ đề tiếp theo. Đối với những chỉ số có trên 70% thì chuyển sang chỉ số mới, giáo viên GV quan tâm đến số trẻ chưa đạt được chỉ số này để trẻ được rèn luyện mọi lúc, mọi nơi trong quá trình giáo dục và phối hợp với phụ huynh để giúp trẻ đạt được. Do đó mục tiêu giáo dục của chủ đề tiếp theo sẽ gồm: Các mục tiêu mới cộng thêm các mục tiêu được chuyển từ chủ đề trước sang (những MT có số trẻ đạt dưới 70%) 2. Điều chỉn

File đính kèm:

  • pptBài giảng Hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn1.ppt