Bài giảng Hợp chất của sắt (tiếp theo)
Kiến thức
* Học sinh biết
- Tính chất hóa học cơ bản của hợp chất sắt (II) và hợp chất sắt (III)
- Phương pháp điều chế Fe(OH)2 và Fe(OH)3
* Học sinh hiểu
- Nguyên nhân tính khử của các hợp chất sắt (II) và tính oxi hóa của các hợp chất sắt (III)
2. Kĩ năng
- Từ số oxi hóa của nguyên tố trong phân tử suy ra tính chất của hợp chất
- Giải các bài tập về hợp chất của sắt
Tiết chương trình: Ngày soạn: Tên bài giảng: HỢP CHẤT CỦA SẮT I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức * Học sinh biết - Tính chất hóa học cơ bản của hợp chất sắt (II) và hợp chất sắt (III) - Phương pháp điều chế Fe(OH)2 và Fe(OH)3 * Học sinh hiểu - Nguyên nhân tính khử của các hợp chất sắt (II) và tính oxi hóa của các hợp chất sắt (III) 2. Kĩ năng - Từ số oxi hóa của nguyên tố trong phân tử suy ra tính chất của hợp chất - Giải các bài tập về hợp chất của sắt II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Hóa chất và dụng cụ : Fe2O3 , thuốc Mo , dung dịch HNO3 , dung dịch NaOH , muối sắt III , FeSO4.7H2O , nước , ống nghiệm , kẹp ống nghiệm 2. Học sinh Ôn lại : + Các mức oxi hóa thường gặp của sắt + Tính chất của oxit bazơ , bazơ và muối + Rèn luyện kĩ năng viết các phương trình phản ứng của hợp chất FeO , Fe2O3 , dung dịch muối sắt với các chất III. Trọng tâm bài giảng: Tính chất hóa học của hợp chất sắt II và hợp chất sắt III IV. Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu các số oxi hóa có thê có của sắt. Với phản ứng nào tạo thành hợp chất săt II, Hợp chất sắt III. Viết Phương trình phản ứng chứng minh Câu 2: Xác định số oxi hóa của Fe trong các hợp chất FeO , Fe2O3 , Fe(OH)2 , Fe(OH)3 , FeCl2 FeCl3 từ đó dự đoán trong phản ứng oxi hóa – khừ Fe+2 , Fe+3 có tính chất hóa học gì ? 3. Giảng bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV nhấn mạnh : Hợp chất sắt (II) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử nhưng tính khử đặc trưng hơn Học sinh viết các phương trình phản ứng để chứng minh GV làm thí nghiệm : Cho dung dịch NaOH phản ứng với thuốc Mo để học sinh nhận biết Fe(OH)2 cho nhận xét về màu sắc GV đem mẫu FeSO4.7H2O cho học sinh xem để hs nhận ra màu sắc Viết các phương trình phản ứng xảy ra I. Hợp chất sắt (II) : Đặc trưng là tính khử Fe2+ Fe3+ +1e 1. FeO: Chất rắn màu đen không có trong tự nhiên a. Có tính khử : Phản ứng được với các chất oxi hóa : HNO3 , H2SO4 đặc nóng , O2 3FeO + 10HNO3 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O 2FeO + 1/2O2 Fe2O3 b. Có tính oxi hóa FeO + CO Fe + CO2 c. Có tính chất của một oxit bazơ FeO + 2HCl FeCl2 + H2O Điều chế : Dùng H2 hay CO để khử Fe2O3 ở 5000C Fe2O3 + CO 2FeO + CO2 2. Fe(OH)2 : Chất rắn màu trắng hơi xanh không tan trong nước, trong không khí dễ chuyển thành màu nâu đỏ a. Có tính khử 4Fe(OH)2 + O2 +2H2O 4Fe(OH)3 ( nâu đỏ ) b. Có tính chất của oxit bazơ Fe(OH)2 + 2HCl FeCl2 + 2H2O Điều chế : Cho dung dịch kiềm phản ứng với muối sắt (II) không có không khí Fe2+ + 2OH- Fe(OH)2 ( lục nhạt ) 3. Muối sắt (II) : Hầu hết tan trong nước , kết tinh ở dạng ngậm nước ( VD : FeSO4.7H2O) a. Có tính khử : Phản ứng với chất có tính oxi hóa : Cl2 , AgNO3 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3 AgNO3 + Fe(NO3)2 Fe(NO3)3 + Ag b. Phản ứng trao đổi FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl Học sinh kết luận về tính chất hóa học của hợp chất sắt (III) sau đó viết các phương trình phản ứng để chứng minh Làm thí nghiệm : + Cho Fe2O3 phản ứng với HNO3 . Quan sát dung dịch muối tạo thành + Cho dung dịch Fe(NO3)3 phản ứng với dung dịch NaOH Học sinh rút ra kết luận về điều chế Fe(OH)3 Làm thí nghiệm + Cho bột đồng , bột sắt tan trong dung dịch FeCl3 . Quan sát hiện tượng phản ứng II. Hợp chất sắt (III) Fe3+ +1e Fe2+ Fe3+ + 3e Fe Tính chất đặc trưng là tính oxi hóa 1. Fe2O3 : Chất rắn màu đỏ nâu , không tan trong nước a. Có tính oxi hóa : Chất khử H2 , CO khử ở nhiệt độ cao Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 b. Là một oxit bazơ Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O Điều chế : Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao 2Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O 2. Fe(OH)3 : Là chất rắn màu nâu đỏ không tan trong nước Có tính chất của một oxit bazơ Fe(OH)3 + 3HNO3 Fe(NO3)3 + 3H2O Điều chế : Cho dung dịch kiềm phản ứng với dung dịch muối sắt (III) 3. Muối sắt (III) Đa số tan trong nước , dung dịch thường có màu nâu đỏ Có tính oxi hóa : dễ bị khử thành muối sắt (II) Fe + 2FeCl3 3FeCl2 Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2 GV phân tích để học sinh hiểu Viết phương trình phản ứng của Fe3O4 lần lượt phản ứng với dung dịch HCl , HNO3 , CO từ đó kết luận về tính chất của Fe3O4 Nhận biết 2 chất rắn : Fe3O4 và Fe2O3 bằng phương pháp hóa học III. Fe3O4 : Chất rắn màu đen , không tan trong nước a. Làm một oxit bazơ ( oxit hỗn tạp : FeO.Fe2O3 ) Fe3O4 +8HCl FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O b. Có tính oxi hóa và tính khử 3Fe3O4 + 28 HNO3 9 Fe(NO3)3 + NO + 14H2O Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2 4. Củng cố bài : Bài 1,2,3,4 SGK Trang 145 5. Dặn dò về nhà : Làm hết bài tập trang 145, đọc trước bài hợp kim của sắt 6. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- bai 32.doc