Bài giảng Hóa học trong cuộc sống thường nhật

Giải thích vì sao trước khi hàn hoặc mạ thiếc người ta thường cho NH4Cl lên mối hàn?

 *Phân tích :

Nitơ trong amôniclorua có số oxi hóa là -3 nên NH4Cl có tính khử. Mặt khác nó lại dễ phân hủy cho NH3 và HCl nên nó có thể phản ứng với kim loại.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hóa học trong cuộc sống thường nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÓA HỌC TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NHẬT
1/ Giải thích vì sao trước khi hàn hoặc mạ thiếc người ta thường cho NH4Cl lên mối hàn?
	*Phân tích :
Nitơ trong amôniclorua có số oxi hóa là -3 nên NH4Cl có tính khử. Mặt khác nó lại dễ phân hủy cho NH3 và HCl nên nó có thể phản ứng với kim loại.
	*Trả lời
Dùng NH4Cl khi hàn dựa vào đặc tính của nó có khả năng tẩy màng ôxit khỏi bề mặt kim loại, nhờ đó chất hàn bám dính tốt hơn vào kim loại. Khi kim loại được đun nóng mạnh tiếp xúc với muối amôniclorua thì oxit trên bề mặt kim loại hoặc là bị khử hoặc là chuyển thành clorua. Clorua dễ bay hơi hơn nên dễ bọ tách khỏi bề mặt kim loại. Ví dụ :
	4CuO + 2NH4Cl g 3Cu + CuCl2 + N2 + 4H2O
	Fe3O4 + 8HNO3 g FeCl2 + 2FeCl3 + 8NH3 + 4H2O
2/ Giải thích vì sao khi người thợ lặn xuống một độ sâu khá lớn thì sẽ cảm thấy tinh thần bàng hoàng, cử đôïng mất tự nhiên như say rượu?
	*Phân tích:
Càng xuống sâu áp suất càng tăng do vậy khả năng hòa tan khí càng lớn. Trong không khí người thợ lăn hô hấp có chứa nhiều Nitơ ( N2 ) vì vậy sẽ có hiện tượng hòa tan N2 và dẫn đến hiện tượng say N2.
	*Trả lời
Khi lặn xuống sâu thì áp suất tăng do đó N2 hòa tan trong máu tăng gây ra trạng thái say Nitơ. Hiện tượng say Nitơ rất nguy hiểm có thể gây ra chết người do khi nhô lên nhanh thì N2 thoát ra theo 2 con đường : qua mặt phổi hoặc tạo thành những bong bóng nhỏ trong máu làm tắc mao quản và gây chết. Để khắc phục người thợ lặn phải ngoi lên từ từ để N2 thoát ra mặt phổi hoặc thay không khí có chứa N2 bằng không khí nhân tạo có chứa He.
3/ Khi phòng thí nghiệm bị rơi vãi thủy ngân ( Hg ) thì người ta thường rắc bột lưu huỳnh (S) lên. Hãy giải thích cách làm đó?
	*Phân tích:
Hg rất độc lại dễ bay hơi nên nguy hiểm đối với con người. Mặt khác Hg lại dễ phản ứng với S cho HgS không bay hơi và ít độc hơn.
	*Trả lời
Hg rất độc, dễ bay hơi do đó cần phải cẩn thận khi tiếp xúc với Hg. Khi Hg rơi ra sàn nhà thì phải rắc ngay bột S vì : Hg + S g HgS
HgS được tạo ra rất bền khi bay hơi và ít độc.
4/ Các bức tranh cổ bằng sơn dầu (chứa hỗn hợp PbCO3.PbCl2 ) bị mờ đi theo thời gian. Hãy giải thích và nêu cách khắc phục?
	*Phân tích
Hợp chất làm mờ tranh là PbS, nó có tính khử do S có số oxihóa là -2 vì vậy để khắc phục ta rửa trành bằng chất oxihóa.
	*Trả lời
Do sơn chì màu trắng (PbCO3.PbCl2) chuyển thành chì sunfua đen dưới tác dụng của vết H2S trong không khí : PbCl2 + H2S g PbS$ (đen) + 2HCl
Vì thế các bức tranh cổ thường bị mờ theo thời gian.
	*Cách khắc phục
Rửa tranh này bằng dung dịch H2O2, PbS bị oxihóa thành PbSO4 màu trắng:
	PbS + 4H2O2 g PbSO4 + 4H2O
5/ vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết?
	* Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen axetic và canxi hyđroxit: CaC2 + 2H2O g C2H2 + Ca(OH)2
	Axetilen có thể tác dụng với H2O tạo ra anđehit axetic. Các chất này làm tổn thương đến hoạt động của cá vì vậy có thể làm cá chết.
6/ vì sao người ta thường dùng tro bếp để bón cho cây?
	*Trong tro bếp có chứa K2CO3 cung cấp nguyên tố kali cho cây
7/ vì sao NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày (bao tử )?
	*NaHCO3 làm giảm lượng HCl trong dạ dày nhờ phản ứng :
	NaHCO3 + HClg NaCl + CO2 + H2O
8/ vì sao trong công nghiệp thực phẩm, (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở?
	*(NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc nướng bánh (NH4)2CO3 phân hủy thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh xốp và nở.
	(NH4)2CO3 2NH3# + CO2# + H2O#
9/ khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi lại làm mất mùi khê?
	*Do than củi xốp có tính hấp thụ nên hấp thụ mùi khét của cơm khê làm cho cơm đỡ mùi khê.
10/ Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang đỏ?
	*Có một số hợp chất hóa học là chất chỉ thị màu, chúng làm cho dung dịchthay đổi màu khi độ axit thay đổi. Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị màu này. Trong chnh có chứa 7% axit xitric. Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu của nước rau. Khi chưa vắt chanh, nước rau muống có màu xanh lét là chứa chất kiềm canxi.

File đính kèm:

  • docHoa Hoc va doi song.doc
Giáo án liên quan