Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Bài 33: Axit Sunfuric - Vũ Thị Ngọc Mai
1. Kiến thức:
Học sinh biết :
- Cấu tạo của axit sunfuric
- Tính chất vật lý ( trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan , độc tính ) , ứng dụng, trạng thái tự nhiên, và điều chế axit sunfuric trong công nghiệp.
Học sinh hiểu:
- H2SO4 là axit mạnh
-
2. Kỹ năng:
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của axit sunfric
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra nhận xét về tính chất của axit sunfuric.
- Viết được phương trình minh hoạ tính chất hoá học cuả axit sunfuric.
- Biết cách sử dụng axit sunfuric an toàn và hiệu quả trong phòn thí nghiệm.
3. Tính cảm, thái độ:
- Giúp học sinh yêu thích khoa học , thích tìm hiểu các hiịen tượng tự nhiên và biết vận dụng vào trong cuộc sống.
- Rèn luyện khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá của học sinh.
Bài 33: AXIT SUNFURIC Người soạn : Vũ Thị Ngọc Mai I - Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết : - Cấu tạo của axit sunfuric - Tính chất vật lý ( trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan , độc tính) , ứng dụng, trạng thái tự nhiên, và điều chế axit sunfuric trong công nghiệp. Học sinh hiểu: - H2SO4 là axit mạnh - 2. Kỹ năng: - Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của axit sunfric - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra nhận xét về tính chất của axit sunfuric. - Viết được phương trình minh hoạ tính chất hoá học cuả axit sunfuric. - Biết cách sử dụng axit sunfuric an toàn và hiệu quả trong phòn thí nghiệm. 3. Tính cảm, thái độ: - Giúp học sinh yêu thích khoa học , thích tìm hiểu các hiịen tượng tự nhiên và biết vận dụng vào trong cuộc sống. - Rèn luyện khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá của học sinh. II - Chuẩn bị : 1, Học sinh : + Đọc sách trước + Tìm hiểu các câu chuyện có liên quan đến axit sunfuric. 2, Giáo viên : + Soạn giáo án + Thí nghiệm liên quan đến tính chất vật lý, hoá học của axit sunfuric: Hoá chất :dung dịch H2SO4 loãng , đặc, mẩu kim loại Zn, Cu, đường. Dụng cụ : Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, đũa thuỷ tinh + Phần mềm mô phỏng thí nghiệm , các hình ảnh có liên quan đến bài học. III – Phương pháp : Thuyết trình, đàm thoại , vấn đáp, tư duy logic. IV - Nội dung bài giảng. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. GV : 1.Em hãy cho biết những tính chất hoá học đặc trưng của lưu huỳnh đioxit? 2. Viết các phương trình phản ứng minh hoạ. HS : - Lưu huỳnh đioxit là oxit axit: +, tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfurơ SO2 + H2O H2SO3 + ,tác dụng với dung dịch bazơ như NaOH ,tạo nên 2 loại muối : muối trung hoà (chứa ion SO32-) và muối axit (chứa ion HSO3-) - Lưu huỳnh đioxit là chất khử : làm mất màu dung dịch brom SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4 - Lưu huỳnh đioxit có tính oxi hoá SO2 + 2H2S 3S+ 2H2O 3. Bài mới : Vào bài : Axit sunfuric đặc và loãng có những tính chất hoá học nào khác với những axit khác? - Vai trò của axit sufuric với nền kinh tế quốc dân là gì và phương pháp sản xuất nó là thế nào? Để biết rõ hơn về điều này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: - Gv: cho hs quan sát lọ đựng H2SO4 đặc từ đó nhận xét tính chất vật lí? àchất lỏng, không màu, sánh như dầu - Gv: bổ sung đầy đủ - Gv: nêu cách pha loãng H2SO4 đặc. Yêu cầu tuyệt đối không được đổ nước vào axit H2SO4 đặc. I. Axit sunfuric 1. Tính chất vật lí: (SGK) Hoạt động 2: - Gv: H2SO4 loãng có tính chất hoá học chung của axit. Hãy nêu các tính chất đó và viết ptpư minh hoạ - Hs thảo luận nhóm: viết ptpư, các hs khác nhận xétà Gv: cho điểm 2. Tính chất hoá học a. Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng - quỳ tím hoá đỏ - tác dụng với kim loại đứng trước HàH2 - tác dụng với bazơ và oxit bazơ - tác dụng với muối của axit yếu hơn Hoạt động 3: - Gv: nêu tính oxi hoá mạnh của H2SO4 đặc, nóng, gợi ý và yêu cầu hs viết ptpư Hs thảo luận nhóm: viết ptpư àGv: sửa và bổ sung tính chất của H2SO4đặc, nguội - Gv: làm thí nghiệm biểu diễn H2SO4 đặc, nóng + Fe, S b. Tính chất của axit sunfuric đặc: Ä Tính oxi hoá mạnh H2SO4 đặc, nóng oxi hoá hầu hết kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim (C,S,P) và nhiều hợp chất à SO2 , kim loại có hoá trị cao nhất Ví dụ: 2H2SO4 + 2Ag à Ag2SO4 + SO2 + 2H2O 6H2SO4+2Fe à Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O 5H2SO4 + 2P à 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O 3H2SO4 + H2S à 4SO2 + 4H2O - H2SO4đặc, nguội không phản ứng với Al, Fe, Crà thụ động hoá Hoạt động 4 : Gv: thông báo tính chất háo nước của H2SO4đặc( hoá than các hợp chất gluxit ví dụ glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ), một phần C bị oxi hoá thành SO2 và CO2 nên đẩy cacbon ra khỏi cốc Chú ý: thận trọng khi làm thí nghiệm với H2SO4đặc vì nó gây bỏng rất nặng Gv: làm thí nghiệm dùng đũa thuỷ tinh chấm H2SO4đặc viết lên tờ giấy (nét chữ sẽ hoá đen) hoặc viết bằng dung dịch H2SO4loãng rồi hơ tờ giấy lên ngọn lửa đèn cồn ÄTính háo nước (gluxit) Ví dụ: (saccarozơ) 2H2SO4 + C à CO2 + 2SO2 + 2H2O ÄTinh axit: Khi tác dụng với các chất không có tính khử Vd: 3H2SO4 + Fe2O3 à Fe2(SO4)3 + 3H2O Hoạt động 5: GV : axit sunfuric có rất nhiều ứng dụng trong sản xuất, em hãy ho biết đó là những ừng dụng nào? Hs: Đọc Sgk và trả lời. 3. Ứng dụng : (Sgk) Hoạt động 6: Gv: Axit sunfuric được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp tiếp xúc , phương pháp này có 3 công đoạn chính: sản xuất SO2, sản xuất SO3, hấp thụ SO3 bằng bằng H2SO4 - Gv: hãy cho biết SO2 có thể được điều chế từ những nguyên liệu nào? Viết ptpư? - Hs: viết ptpư - Gv: từ SO2, hãy viết ptpư điều chế SO3? - Hs: viết ptpư - Gv: sau đó dùng axit sunfuric đặc (98%) để hấp thụ SO3 tạo thành oleum. Hoà tan oleum với lượng nước thích hợp sẽ thu được H2SO4 đặc. Hãy viết các ptpư - Hs: viết ptpư - Gv: giới thiệu sơ đồ, phim sx H2SO4 4. Sản xuất axit sunfuric a) Sản xuất SO2: từ S hoặc quặng pirit sắt FeS2 b) Sản xuất SO3: c) Hấp thụ SO3 bằng H2SO4: H2SO4 + nSO3 à H2SO4. nSO3 ( Oleum) H2SO4.nSO3 + nH2O à (n+1)H2SO4 Tóm tắt: 4. Dặn dò: - Bài tập về nhà: + Ôn tập phần lý thuyết + Lma fbài tập trong SGK / 146,147.
File đính kèm:
- axit sunfuric.doc