Bài giảng Dạng toán chia hỗn hợp thành hai phần không bằng nhau

Phương pháp giải:

- Vì hai phần không bằng nhau nên phần này sẽ gấp k lần phần kia. Thông thường ta đặt ẩn là số mol (thể tích, khối lượng.) của phần nhỏ suy ra các giá trị tương ứng của phần kia đều sẽ gấp k lần.

- Dựa vào giả thiết, lập các phương trình, sau đó sẽ rút gọn k,tính được k.

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 2894 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Dạng toán chia hỗn hợp thành hai phần không bằng nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạng toán chia hỗn hợp thành hai phần không bằng nhau
*	*	*
Phương pháp giải:
- Vì hai phần không bằng nhau nên phần này sẽ gấp k lần phần kia. Thông thường ta đặt ẩn là số mol (thể tích, khối lượng...) của phần nhỏ suy ra các giá trị tương ứng của phần kia đều sẽ gấp k lần.
- Dựa vào giả thiết, lập các phương trình, sau đó sẽ rút gọn k,tính được k.
Bài 1:
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với Fe2O3 trong điều kiện không có không khí. Chia hỗn hợp sau phản ứng ( đã trộn đều) thành hai phần. Phần 2 có khối lượng nhiều hơn phần một là 134gam.
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy có 16,8 lit H2 bay ra.
Phần 2: Hoà tan bằng dung dịch HCl dư thấy có 84 lit khí H2 thoát ra.
Tính khối lượng sắt tạo thành trong phản ứng nhiệt nhôm. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn và các thể tích đo ở đktc.
Bài 2:
Lấy 93,9 gam Fe3O4 trộn với Al được hỗn hợp X. Nung hỗn hợp trong môi trường không có không khí. Sau PƯ xảy ra hoàn toàn ta thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần có khối lượng khác nhau.
Phần 1: Tác dụng với dung dịch NaOH dư cho 0,672 lít khí H2(đktc)
Phần 2: Tác dụng với dung dịch HCl dư được 18,816 lít khí H2(đktc)
Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu, Hiệu suất phản ứng là 100%
Bài 3: 
Hoà tan 15,5 gam hỗn hợp A gồm bột Al, Mg, Fe vào 1 lít dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,96 NO duy nhất ở đktc. Nếu hoà tan 0,05 mol hỗn hợp A bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được dd C. Thêm một lượng dư dd NaOH vào ddC thu được két tủa D. Lọc kết tủa D nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khi có khối lượng không đổi thu được 2 gam chất rắn E.
Tính khối lượng của các kim laọi trong 15,5 gam hỗn hợp ban đầu.
Bài 4:
 Hoà tan hoàn tàon 1,97 gam hỗn hợp Zn, Mg, Fe trong một lượng vừa đủ dd HCl thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch A. Chia A thành 2 phần.
Phần 1: Cho kết tủa hoàn toàn với một lượng vừa đủ dd xút thì cần 300ml dd NaOH 0,06M. Đun nóng trong không khí cho PƯ xày ra hoàn toàn. Lọc kết tủa, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 0, 562 gam chất rắn.
Phần 2: Cho PƯ với NaOH dư rồi tiến hành như phần một thì thu được khối lượng chất rắn là a gam.
Hãy viết các phương trình PƯ đã xảy ra , tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu và giá trị của a.
Bài 5:
Hoà tan hoàn toàn 3,18 gam hỗn hợp Al,Mg, Fe bằng một lượng vừa đủ dd HCl được 2,24 lít khí (đktc) và ddA. Chia A làm hai phần :
Phần 1: Cho tác dụng với 100ml ddNaOH 0,5 M thì thu được kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 1,255 gam chất rắn.
Phần 2: Cho tác dụng với NaOH dư rồi tiến hành thí nghiệm như phần 1 thì thu được b gam chất rắn.
Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu và tính b( giả sử các PƯ xảy ra hoàn toàn).
Bài 6:
Cho hỗn hợp A ở dạng bột Al và Ôxit sắt từ. Nung A ở nhiệt độ cao để PƯ xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ B chia thành hai phần.
 Phần 1: Tác dụng với ddNaOH dư thu được 1,176 lít khí H2 (đktc). Tách riêng chất rắn không tan đem hoà tan hoàn toàn trong dd HCl dư thu được 1,008 lít khí (đktc).
 Phần 2: Cho tác dụng với dd HCl dư thu được 6,552 lít khí(đktc). Tính khối lượng hỗn hợp A và thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
Câu 7:
Cho hhA có khối lượng m gam gồm Al và FexOy. Tiến hành PƯ nhiệt nhôm hhA trong điều kiện không có không khí được hhB. Nghiền nhỏ trộn đều hhB rồi chia làm 2 phần.
Phần 1: Có khối lượng 14,49 gam được hoà tan hết trong ddHNO3 đun nóng, được ddC và 3,696 lít khí NO duy nhất( đktc)
Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư NaOH đun nóng, thấy giải phóng 0,336 lít H2(đktc) và còn lại 2,52 gam chất rắn. Các PƯ xảy ra hoàn toàn.
a/ Viết các PTPƯ xảy ra.
b/ Xác định công thức oxit sắt và tính m.
Bài 8:
Cho hỗn hợp A gồm Al, MgO, Fe3O4. Cho 0,5 mol A tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch HCl 3M. Mặt khác cho m gam A tác dụng với 500ml dd NaOH 1M tạo ra 8,4 lít khí (đktc), dung dịch B và 83 gam chất rắn không tan.
a/ Tính m và % các chất trong A.
b/ Tính CM các chất trong dung dịch B.
---------------o0o---------------

File đính kèm:

  • docLUYEN THI HOA CAP THANH PHO.doc
Giáo án liên quan