Bài giảng Crom và hợp chất của crom (tiết 2)

Crom là kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm VIB, chu kì 4, số hiệu nguyên tử là 24.

Sự phân bố electron vào các mức năng lượng: 1s22s22p63s23p64s13d5

Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p63d54s1 hay [Ar] 3d54s1

Biểu diễn cấu hình electron qua ô lượng tử:

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Crom và hợp chất của crom (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. HỢP CHẤT CROM (II)
1. CrO
CrO là một oxit bazơ.
CrO có tính khử, trong không khí CrO dễ bị oxi hóa thành Cr2O3.
2. Cr(OH)2
Cr(OH)2 là chất rắn, màu vàng.
Cr(OH)2 có tính khử, trong không khí oxi hóa thành Cr(OH)3
Cr(OH)2 là một bazơ.
3. Muối crom (II)
Muối crom (II) có tính khử mạnh.
III. HỢP CHẤT CROM (III)
1. Cr2O3
Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc.
Cr2O3 được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
2. Cr(OH)3
Cr(OH)3 là hiroxit lưỡng tính, tan được trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.
3. Muối crom (III)
Muối crom (III) có tính khử và tính oxi hóa.
Trong môi trường axit, muối crom (III) có tính oxi hóa bị Zn khử thành muối crom (II)
Trong môi trường kiềm, muối crom (III) có tính khử và bị chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối crom (VI).
	Phương trình ion:
Phèn crom-kali K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O có màu xanh tính, được dùng để thuộc da, làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.
III. HỢP CHẤT CROM (VI)
1. CrO3
CrO3 là chất oxi hóa rất mạnh. Một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, NH3, C2H5OH  bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3, CrO3 bị khử thành Cr2O3.
CrO3 là oxit axit, khi tác dụng với nước tạo thành hỗn hợp axit cromic H2CrO4 và axit đicromic H2Cr2O7. Hai axit này không thể tách ra ở dạng tự do, chỉ tồn tại trong dung dịch. Nếu tách ra khỏi dung dịch, chúng bị phân hủy thành CrO3.
2. Muối cromat và đicromat
Ion cromat có màu vàng. Ion đicromatcó màu da cam.
Trong môi trường axit, cromat chuyển hóa thành đicromat. 
Trong môi trường kiềm đicromat chuyển hóa thành cromat.
Tổng quát: 
Muối cromat và đicromat có tính oxi hóa mạnh, chúng bị khử thành muối Cr(III).
(NH4)2Cr2O7 bị nhiệt phân theo phản ứng:
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt các loại là 60, số hạt mang điện trong hạt nhân bằng số hạt không mang điện. Nguyên tử của nguyên tố Y có 11 electron p. Nguyên tử nguyên tố Z có 4 lớp electron và 6 electron độc thân. Chất nào không tồn tại:
XY2 
XY3
ZY2
ZY3
Ion X3+ có phân lớp electron lớp ngoài cùng là 3d3. X có số electron độc thân là:
A. 6 
B. 1
C. 4
D. 5
Trong số 5 kim loại: Cu, Fe, Al, Ag, Cr. Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng?
A. Kim loại có tính khử mạnh nhất là Al 
B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu 
C. Kim loại không phản ứng với oxi là Ag.
D. Kim loại có độ cứng cao nhất là Cr.
Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?
A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2. 
B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2.
C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2. 
D. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2.
Khi cho dung dịch H2SO4 loãng vào cốc X đựng dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch trong cốc X sẽ đổi từ màu 
A. Xanh sang màu hồng.	
B. Màu da cam sang màu hồng.	
C. Màu da cam sang màu vàng.
D. Màu vàng sang màu da cam. 
Phát biểu không đúng là:
A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh.
B. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.
C. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat.
D. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính. 
Cho hỗn hợp X gồm Cr và Fe vào dung dịch HCl 15M đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Chất tan có trong dung dịch Y là:
A. CrCl2, FeCl2. 
B. CrCl2, CrCl3.
C. CrCl3, FeCl2	
D. CrCl3, FeCl3
Lượng kim loại kẽm cần thiết để khử hết ion Cr3+ trong dung dịch chứa 0,02 mol CrCl3 trong môi trường axit là :
A. 0,325 gam
B. 0,650 gam 	
C. 0,975 gam
D. 1,300 gam 
Xét hai phản ứng: 
2Cr3+ + Zn ® 2Cr2+ + Zn2+
2Cr3+ + 3Br2 + 16OH- ® 2CrO42- + 6Br- + 8H2O
Nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Cr3+ chỉ có tính oxi hóa	 
B. Cr3+ chỉ có tính khử
C. Cr3 có+ tính khử mạnh hơn tính oxi hóa. 
D. Trong môi trường kiềm Cr3+ có tính khử và bị Br2 oxi hóa thành muối crom (VI) 
Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Cr, Cr(OH)2, CrCl3 và CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là 
A. 5. 
B. 4. 
C. 2. 
D. 3. 
X là một kim loại. Hòa tan hết 3,24 gam X trong 100 ml dung dịch NaOH 1,5M, thu được 4,032 lít H2 (đktc) và dung dịch D. X là:
A. Zn. 	
B. Al. 	 
 C. Cr. 	 	
D. K.
Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn. Khối lượng kết tủa thu được là 
A. 0,86 gam. 
B. 1,03 gam. 
C. 1,72 gam. 
D. 2,06 gam. 
Khi hòa tan cùng 1 lượng kim loại R vào dung dịch HNO3 loãng và vào dung dịch H2SO4 loãng thì thu được khí NO và H2 có thể tích bằng nhau (đo ở cùng đk). Biết khối lượng muối nitrat thu được bằng 159,21% khối lượng muối sunphat. Kim loại R là:
A. Al. 	
B. Fe.
C. Cr. 	
D. Mg. 
Khi 101,05 gam hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với một lượng dư dung dịch kiềm, thu được 5,04 L (đktc) khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng với một lượng dư axit clohidric (khi không có không khí) thu được 39,2 L (đktc) khí. Thành phần phần trăm khối lượng Cr trong hợp kim bằng
A. 77,19%	
B. 12,86%	
C. 7,72%	
D. 6,43%
Lượng H2O2 và KOH tương ứng được sử dụng để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol KCr(OH)4 thành K2CrO4 là :
A. 0,015 mol và 0,01 mol 
B. 0,030 mol và 0,04 mol
C. 0,015 mol và 0,04 mol
D. 0,030 mol và 0,04 mol
Dãy nào dưới đây chỉ gồm các phân tử và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ?
A. HCl, SO2, HNO3, CO2.
B. F2, SO32-, NO2, Fe2+.
C. Cl2, H2O, HNO2, Cr3+. 
D. Br2, H2S, H3PO4, Ca.
Dãy so sánh tính chất vật lí của kim loại nào dưới đây là KHÔNG đúng ?
A. Khả năng dẫn điện và nhiệt của Ag > Cu > Au > Al > Fe
B. Tỉ khối của Li < Fe < Os.
C. Nhiệt độ nóng chảy của Hg < Al < W
D. Tính cứng của Cs > Fe > Cr *
Lượng Cl2 và NaOH tương ứng được sử dụng để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành là :
A.0,015 mol và 0,10 mol 
B. 0,030 mol và 0,16 mol
C. 0,015 mol và 0,08 mol 
D. 0,030 mol và 0,14 mol
Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng ?
A. Sản xuất CuSO4 bằng cách ngâm Cu trong dung dịch H2SO4 loãng có thổi không khí liên tục, thì có lợi hơn là cho Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.
B. Sản xuất H3PO4 từ P thì sản phẩm có độ tinh khiết cao hơn là sản xuất từ quặng photphorit qua phản ứng giữa Ca3(PO4)2 và H2SO4.
C. Điều chế Cr từ Cr2O3 thì nên dùng phản ứng nhiệt nhôm hơn là dùng các phản ứng nhiệt phi kim khác.
D. Tuy cùng được điều chế từ quặng photphorit, nhưng suppephotphat đơn có độ tinh khiết cao hơn so với suppephotphat kép.
Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dd HCl được muối Y. Nếu dung dịch X và dung dịch Y tác dụng với Br2/NaOH đều tạo thành dung dịch Z. Kim loại M có thể là
A. Cr. 
B. Fe. 	 
C. Zn. 	 
D. Al. 	
Cho dãy các chất: Na2S, KHCO3, KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2CrO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là 
A. 6. 
B. 5. 
C. 4. 
D. 3. 
Thể tích dung dịch NaOH 0,1M tối thiểu cần cho vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,03 mol HCl và 0,02 mol CrBr3 để lượng kết tủa thu được là cực đại bằng. 
A. 900 ml 
B. 600 ml
C. 800 ml
D. 300 ml
Thêm KOH vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,02 mol HCl, 0,01 mol NiCl2 và 0,01 mol CrCl3. Số mol NaOH tối thiểu đã dùng để kết tủa thu được là nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt bằng. 
A. 0,05 mol và 0,06 mol.
B. 0,07 mol và 0,08 mol. 
C. 0,03 mol và 0,04 mol.
D. 0,07 mol và 0,10 mol.
Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng ?
A. Thêm dư NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl3 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng.
B. Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch K[Cr(OH)4] thấy xuất hiện kết tủa lục xám, sau đó tan lại.
C. Thêm dư KOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu vàng thành màu da cam. *
D. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa lục xám và kết tủa này tan lại trong NaOH dư.
Khi cho dd NaOH dư vào các dung dịch cho dưới đây, trường hợp nào tạo ra kết tủa không màu:
A. CuSO4
B. CrCl3
C. Fe(NO3)3
D. MgSO4 
Phản ứng hóa học trong pin điện hóa. 2Cr + 3Ni2+ ® 2Cr3+ + 3Ni, Biết . E0 của pin điện hóa là:
A. 1,0 V
B. 0,78 V
C. 0,96 V
D. 0,48 V 
Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả KHÔNG đúng ?
A. Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm
B. Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm.
C. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm.
D. Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu vàng nâu sang màu đen. *
Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là (Cho. hiệu suất của các phản ứng là 100%)
A. 20,33%. 	
B. 66,67%. 	
C. 50,67%. 	
D. 36,71%. 
Câu 55. Khi cho dung dịch H2SO4 loãng vào cốc X đựng dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch trong cốc X sẽ đổi từ màu 
A. xanh sang màu hồng.	
B. màu da cam sang màu hồng.	
C. màu da cam sang màu vàng.
D. màu vàng sang màu da cam. 
Dãy nào cho dưới đây mà tất cả các chất đều phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng:
A. Mg, Na2SO3, Al(OH)3, Fe3O4 
B. Cu, NaHCO3, Fe(OH)2, CuO.
C. MgCl2, BaCl2, Cr, Cu(OH)2.
D. FeO, Na2S, NaOH, C.
Thêm KOH vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,02 mol HCl, 0,01 mol NiCl2 và 0,01 mol CrCl3. Số mol NaOH tối thiểu đã dùng để kết tủa thu được là nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt bằng. 
A. 0,05 mol và 0,06 mol.
B. 0,07 mol và 0,08 mol. 
C. 0,03 mol và 0,04 mol.
D. 0,07 mol và 0,10 mol.
Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dd HCl được muối Y. Nếu dung dịch X và dung dịch Y tác dụng với Br2/NaOH đều tạo thành dung dịch Z. Kim loại M có thể là
A. Cr. 
B. Fe. 	 
C. Zn. 	 
D. Al. 
Cho hỗn hợp X gồm Cr và Fe vào dung dịch HCl 15M đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Chất tan có trong dung dịch Y là:
A. CrCl2, FeCl2. 	
B. CrCl2, CrCl3.
C. CrCl3, FeCl2	
D. CrCl3, FeCl3
Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là

File đính kèm:

  • docLy thuyet va bai tap crom va hop chat cua crom.doc
Giáo án liên quan