Bài giảng Chương II: Phi kim- Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

mục tiêu chương:

1. kiến thức :

- học sinh biết được tính chất chung của phi kim.

- học sinh nắm được tính chất, ứng dụng của: clo, cacbon, silic. viết được các pthh minh họa cho các tính chất đó.

- biết các dạng thù hình của cacbon, tính chất hóa học của co, co2, h2co3, muối cacbonat, silic, công nghiệp silicat. (sản xuất đồ gốm, sứ, xi măng, thủy tinh)

- biết sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học của nhóm, chu kì.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương II: Phi kim- Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: PHI KIM- SƠ LƯỢC BẢNG
 TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
* MỤC TIÊU CHƯƠNG:
1. Kiến thức :
- Học sinh biết được tính chất chung của phi kim.
- Học sinh nắm được tính chất, ứng dụng của: Clo, Cacbon, Silic. Viết được các PTHH minh họa cho các tính chất đó.
- Biết các dạng thù hình của Cacbon, tính chất hóa học của CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, Silic, công nghiệp silicat. (Sản xuất đồ gốm, sứ, xi măng, thủy tinh)
- Biết sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học của nhóm, chu kì.
2. Kĩ năng:
- Rèn học sinh kĩ năng viết phương trình hóa học của :
+ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat
+ Silic, công nghiệp silicat
3. Thái độ:
- Hiểu được một số ứng dụng của một số chất phi kim.
- Biết được một số ứng dụng của : Si, công nghiệp silicat, sản xuất ximăng, đồ gốm, thuỷ tinh.
Tuần 15
Ngày dạy: .. 
Tiết ppct: 30 TÍNH CHẤT CHUNG CỦA PHI KIM
1. MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức :
- Học sinh biết một số tính chất vật lý của phi kim.
- Học sinh biết một số tính chất hoá học của phi kim.
- Biết được các phi kim có mức độ hoạt động hóa học khác nhau.
1.2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của phi kim.
- Viết được các PTHH thể hiện tính chất hóa học của phi kim.
- Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hóa học.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết được một số ứng dụng của phi kim trong cuộc sống.
2.TRỌNG TÂM: 
	- Tính chất hóa học chung của phi kim.
3. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh 3.1 / 75 SGK, H4.1 / 82 SGK Hóa 8 (nếu có)
- dd Br2, S, O2 chứa trong lọ
3.2. Học sinh: Tập, SGK, Kiến thức bài học.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: 
GV kiểm tra sĩ số HS
4.2. Kiểm tra miệng: 
- Không kiểm tra
- Nhận xét bản tường trình thí nghiệm T 29.
4.3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Hoạt động 1: GTB
GV: Chúng ta đã tìm hiểu tính chất vật lý, tính chất hóa học của kim loại. Vậy còn phi kim có tính chất vật lý, tính chất hóa học như thế nào ? Chúng ta tìm hiểu bài :
“ Tính chất của phi kim”
2. Hoạt động 2: Tính chất vật lý
Phương pháp: Vấn đáp.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát 3 lọ: O2, Br2, S.
HS: Đọc thông tin SGK theo yêu cầu của giáo viên.
GV: Gọi HS nêu tóm tắt tính chất vật lý của phi kim và trạng thái.
HS:Tính chất vật lý: Không dẫn điện, không dẫn nhiệt tồn tại 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí.
HS: Nhận xét, bổ sung.
GV: Giới thiệu: Một số phi kim độc: Cl2, Br2, I2
2. Hoạt động 2: Tính chất hóa học.
Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm, thí nghiệm.
GV Đặt vấn đề: Từ lớp 8 đến nay, các em được làm quen với nhiều phản ứng hoá học, trong đó có sự tham gia của phi kim.
GV: Yêu cầu HS kể một số ví dụ về phản ứng phi kim đã học.
HS: Kể 1 số ví dụ: Na tác dụng với Cl2, Cu tác dụng với O2 hoặc O2 tác dụng với H2
HS: Lớp nhận xét.
GV: Bổ sung, hoàn chỉnh.
GV: Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành hợp chất gì?
HS: Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối
GV: Cho ví dụ bằng PTHH.
HS: Zn + Cl2 ZnCl2 
GV: Phi kim tác dụng khí oxi tạo thành hợp chất gì ?
HS: Phi kim tác dụng khí oxi tạo thành oxit
GV: ví dụ bằng PTHH.
HS: PTHH: 2Cu + O2 2CuO.
GV: Từ 2 tính chất trên rút ra nhận xét phi kim tác dụng với kim loại
HS: Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit 
GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức lớp 8 thảo luận tính chất oxi tác dụng với Hiđro.
HS: Thảo luận theo nhóm nhỏ.
Đại diện nhóm viết PTHH
O2 + 2H2 2H2O
HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu có.
GV: Sử dụng tranh vẽ 3.1/ 75 SGK
GV: Hướng dẫn, gợi ý HS lên thuyết trình thí nghiệm.
HS:Lớp nhận xét, nêu hiện tượng, viết PTHH.
- Hiện tượng: Khi Hiđro cháy trong khí Clo tạo thành khí không màu. Màu vàng lục của Clo biến mất, quỳ tím thành đỏ.
GV: Yêu cầu HS rút ra nhận xét của thí nghiệm.
HS: Nhận xét khí Clo đã phản ứng mạnh với Hiđro tạo thành khí Hiđro clorua không màu.
GV: Giới thiệu khí Hiđro clorua tan trong nước tạo thành dd Axit clohiđric và làm quỳ tím hoá đỏ
GV: Gọi HS viết PTHH 
HS: H2 + Cl2 ® 2HCl
GV: Thông báo: Ngoài ra, nhiều phi kim khác : C, S, Br2,  tác dụng với H2 cũng tạo thành hợp chất khí. 
GV: Yêu cầu HS rút ra nhận xét chung 
HS: Rút ra nhận xét chung
GV: Có thể gọi HS mô tả lại thí nghiệm của phản ứng đốt Lưu huỳnh trong Oxi, nêu hiện tượng, màu sắc, viết PTHH.
HS: Mô tả lại thí nghiệm: Đưa muỗng sắt chứa S vào ngọn lửa đèn cồn rồi đưa vào lọ chứa oxi H4.1/ 82 SGK Hoá 8
HS: S cháy trong không khí ngọn lửa nhỏ, xanh nhạt, cháy trong oxi mãnh liệt hơn tạo khí SO2 (Khí sunfurơ)
	PTHH: S + O2 SO2
GV: Tương tự thí nghiệm trên yêu cầu HS viết PTHH khi đốt P cháy trong Oxi.
HS: PTHH: 4P + 5O2 2P2O5
GV: Qua tính chất trên gọi HS rút ra nhận xét.
HS: Nhận xét: Nhiều phi kim tác dụng Oxi tạo thành oxit axit.
GV: Thông báo: Mức độ hoạt động hóa học của phi kim căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.
HS: Tham khảo SGK kể một số phi kim hoạt động mạnh.
Phi kim hoạt động mạnh: F2, O2, Cl2, 
HS: Kể một số phi kim hoạt động yếu
Phi kim hoạt động yếu: S, P, C, Si
GV: Để chứng minh điều trên, xét bài tập sau:
1. S + Fe FeS
2. 3Cl2 + 2Fe 2FeCl3
3. F2 + H2 2HF
4. Cl2 + H2 2HCl
GV: Giới thiệu phương trình (3) xảy ra trong bóng tối, phương trình (4) xảy ra ngoài ánh sáng
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm
HS: Đại diện nhóm so sánh độ hoạt động mạnh yếu của S, Cl2, Phương trình (1), (2)
Cl2 > S vì pt (1) ® FeS (II)
 Pt (2) ® FeCl3 (III)
HS: Đại diện nhóm so sánh hoạt động mạnh yếu của F2 và Cl2
F2 > Cl2 vì pt (3) xảy ra trong bóng tối
pt (4) xảy ra ngoài ánh sáng.
HS: Nhóm nhận xét cho nhau.
GV: Nhấn mạnh F2 là phi kim mạnh nhất
I. Phi kim có những tính chất vật lý nào ?
- Phi kim tồn tại ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí.
- Phần lớn các phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt. 
II. Tính chất hoá học của phi kim
1. Tác dụng với kim loại
- Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối
2Na + Cl2 2NaCl
 Vàng lục Trắng
- Phi kim tác dụng khí oxi tạo thành oxit
2Cu + O2 2CuO
 Đỏ Đen
2. Tác dụng với Hiđro:
a/ Oxi tác dụng với hiđro:
PTHH
O2 + 2H2 H2O
b/ Clo tác dụng với hiđro:
- Thí nghiệm : H3.1/ 75 SGK
PTHH :
H2 + Cl2 ® 2HCl
* Nhận xét: Phi kim phản ứng với Hiđro tạo thành hợp chất khí.
3. Tác dụng với oxi:
PTHH: 
S + O2 SO2
 Vàng không màu
 4P + 5O2 2P2O5
4. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim
Phi kim hoạt động mạnh: F2, O2, Cl2
Phi kim hoạt động yếu: S, P, C, Si
* Mức độ hoá học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và Hiđro.
4.4. Củng cố và luyện tập:
1. Bài tập 2/ 76 Sgk
S + O2 SO2
C + O2 CO2
Cu + O2 2CuO
2Zn + O2 2ZnO
SO2 ® H2SO3
CO2 ® H2CO3
CuO ® Cu(OH)2
ZnO ® Zn(OH)2
2. Bài tập 3/ 76 Sgk
H2 + Cl2 ® 2HCl
S + H2 ® H2S
- HCl trạng thái khí, không màu.
- H2S: khí, không màu, mùi trứng thối.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đối với tiết học này: 
BT 5: Phi kim ® Oxit axit ® Oxit axit ® Axit ® Muối sunfat tan ® Muối sunfat không tan.
S ® SO2 ® SO3 ® H2SO4 ® Na2SO4 ® BaSO4
S + O2 ® 
SO2 + O2 ® 
SO3 + H2O ® 
H2SO4 + NaOH ® 
Na2SO4 + BaCl2®
+ Yêu cầu HS hoàn chỉnh bài tập 5 / 76 SGK theo hướng dẫn của GV. Chú ý PTHH cần có điều kiện.
 + Học bài. 
 + Làm bài tập: 1, 4, 5 / 76 SGK. 
- Đối với tiết học sau:
+ Xem và soạn bài Clo
+ Tìm hiểu xem clo có TCHH của PK không?
+ Clo có ứng dụng gì và có mấy cách điều chế khí Clo? 
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung: 	
Phương pháp:	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

File đính kèm:

  • docH9-32.doc
Giáo án liên quan