Bài giảng Chương II: Phản ứng hoá học (tiếp)

Hiện tượng hoá học là sự biến đổi chất này thành chất khác. Hiện tượng hoá học gắn liền với phản ứng hoá học.

2. Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi. Phản ứng hoá học là quá trình phá vỡ liên kết của các phân tử tham gia phản ứng và hình thành liên kết của các phân tử sản phẩm. Phản ứng hoá học chỉ xảy ra được khi các chất tham gia phản ứng tiếp xúc với nhau và phụ thuộc vào các yếu tố sau

 

doc14 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương II: Phản ứng hoá học (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hoá học :
II.6. 	Đồ thị sau biểu diễn số gam Mg mất đi trong phản ứng với axit HCl
Căn cứ vào đồ thị, hãy điền chữ Đ vào câu nhận xét đúng, chữ S vào câu nhận xét sai trong các câu sau :
A) Thời gian kết thúc phản ứng sau 5 phút.
B) Thời gian kết thúc phản ứng sau 3 phút.
C) Lượng magie dư.
D) Lượng axit dư.
E) Axit và magie vừa đủ.
II.7. 	Sơ đồ sau mô phỏng phản ứng tạo ra khí cacbon đioxit :
	Hãy viết phương trình hoá học cho phản ứng trên.
II.8.	Câu phát biểu nào đúng, câu phát biểu nào sai trong các câu sau :
A) Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi nguyên tử này thành nguyên tử khác.
B) Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi phân tử này thành phân tử khác.
C) Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
D) Các phản ứng hoá học cần được đun nóng và có chất xúc tác.
II.9. 	Phản ứng cháy là một trong những phản ứng quan trọng trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên phản ứng cháy đôi khi cũng gây ra những tai hoạ hoả hoạn khủng khiếp. Để dập tắt đám cháy người ta dùng các biện pháp sau :
a) Phun nước vào đám cháy.
b) Trùm kín vật đang cháy.
c) Phun khí CO2 trùm lên đám cháy.
d) Phủ cát lên đám cháy.
	Hãy giải thích từng cách làm để dập tắt đám cháy cụ thể.
II.10. 	Trên 2 đĩa cân A và B để 2 cốc đựng 2 dung dịch có khối lượng bằng nhau. Đĩa A để cốc đựng dung dịch axit sunfuric, đĩa B để cốc đựng dung dịch muối ăn. Rót vào 2 cốc mỗi cốc cùng một lượng dung dịch bari clorua. ở cốc A xảy ra phản ứng giữa bari clorua với axit sunfurric sinh ra chất kết tủa không tan. Cốc B không xảy ra phản ứng. Hiện tượng nào xảy ra trong các hiện tượng sau :
A) Cân lệch về đĩa A.
B) Cân lệch về đĩa B.
C) Cân lệch về đĩa A, sau một thời gian cân lệch về đĩa B.
D) Cân vẫn thăng bằng.
II.11.	Cho a gam kim loại natri vào 100 gam nước thấy thoát ra 0,1 gam khí hiđro và thu được 102,2 gam dung dịch natri hiđroxit. Xác định a.
II.12. 	Quá trình sau đây là quá trình hoá học :
A) Tấm kẽm gò thành thùng.
B) Làm bay hơi nước biển thu được muối ăn.
C) Điện phân nước biển thu được khí clo.
D) Hoá lỏng không khí để tách lấy khí oxi.
Chọn câu trả lời đúng.
II.13. 	Phản ứng hoá học điều chế phân đạm urê được biểu diễn bằng phương trình hoá học sau :
2NH3 + CO2 CO(NH2)2 + H2O
	Biết NH3 là công thức hoá học của amoniac.
	CO2 là công thức hoá học của khí cacbonic.
	CO(NH2)2 là công thức hoá học của urê.
	Hãy điền những thông tin cần thiết vào bảng sau :
Câu hỏi 
Thông tin trả lời 
a) Chất nào đã tham gia phản ứng ?
b) Sản phẩm tạo thành là chất nào ?
c) Phản ứng xảy ra trong điều kiện nào ?
d) Tỉ lệ về số phân tử giữa các chất tham gia phản ứng.
II.14. 	Hoà tan 10 g dung dịch axit sunfuric vào cốc đựng sẵn 100 g nước. Cho tiếp vào cốc 20 g dung dịch bari clorua thấy có kết tủa trắng xuất hiện, cho thêm 
0,65 g kim loại kẽm vào cốc, kẽm tan hết và thấy có khí thoát ra. Khối lượng khí thoát ra xác định được là 0,02 g. Lọc kết tủa cân được 2 g. Xác định khối lượng dung dịch còn lại.
II.15. 	Phân biệt hiện tượng vật lí với hiện tượng hóa học, mỗi hiện tượng cho hai thí dụ. 
II.16. 	Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau :
a) Củi cháy thành than.
b) Than nghiền thành bột than.
c) Cô cạn nước muối thu được muối ăn.
d) Sắt bị gỉ.
	e) Rượu nhạt lên men thành giấm ăn.
II.17. 	Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau :
	Sơ đồ trên được biểu diễn bằng phương trình phản ứng hóa học nào sau đây :
	A)	 C 	 + 	O2 	 CO2
	B) 	CH4 	 + 	2O2 	 CO2 	 + 2H2O
	C)	H2 	 + 	C2H4 	 C2H6
	D)	CH4 	 + 	Cl2 	 CH3Cl + HCl
II.18. 	Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai :
A) Nung đá vôi, khối lượng chất rắn thu được sau khi nung giảm đi.
B) Nung nóng mẩu sắt trong không khí, khối lượng mẩu sắt tăng lên.
C) Vôi sống để trong không khí (có khí CO2 và hơi nước). Khối lượng giảm đi.
D) Cho một mẩu kim loại Cu vào dung dịch axit clohiđric thấy khối lượng của hệ giảm đi.
Biết có các phương trình hoá học tương ứng với các hiện tượng trên : 
II.19. 	2,8 g kim loại Fe tác dụng đủ với 9,2 g dung dịch axit HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch muối FeCl2 và giải phóng 0,1 g khí hiđro. 
	a) Viết phương trình hoá học của phản ứng.
	b) Tính khối lượng dung dịch muối FeCl2 thu được.
II.20. 	Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau :
II.21. 	Hòa tan 5,8 g Fe3O4 vào 10,2 g dung dịch axit HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch muối FeCl3 và FeCl2.
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng.
b) Tính khối lượng dung dịch muối.
II.22. 	Trong bình kín không có không khí chứa bột hỗn hợp của 2,8 g Fe và 3,2 g S. Đốt nóng hỗn hợp cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được sắt (II) sunfua (FeS). 
	a) Viết phương trình hoá học của phản ứng. 
	b) Tính khối lượng FeS thu được sau phản ứng biết lưu huỳnh dư 1,6 g.
II.23. 	Lập phương trình hoá học dựa vào các thông tin sau :
a) Cho kim loại sắt (Fe) phản ứng với axit clohiđric (HCl), sau phản ứng thu được muối sắt (II) clorua (FeCl2) và khí hiđro.
b) Nung nóng thuốc tím (KMnO4) thu được chất kali manganat (K2MnO4 ), chất mangan đioxit (MnO2) và khí oxi. 
c) Cho nhôm oxit (Al2O3) tác dụng với axit sunfuric (H2SO4) thu được muối nhôm sunfat Al2(SO4)3 và nước.
II.24.	 Hãy lập phương trình hoá học cho sơ đồ phản ứng sau :
CnH2n+2 + O2 CO2 + H2O
	Nhận xét về tỉ lệ số phân tử sản phẩm.
II.25. 	Phản ứng của cây xanh quang hợp tạo ra tinh bột và khí oxi được thể hiện bằng sơ đồ :
	CO2 + H2O (C6H10O5)n + O2
 	(khí cacbonic) (nước)	 (tinh bột) (khí oxi)
	a) Hãy lập phương trình hoá học cho sơ đồ phản ứng trên.
	b) Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử khí cacbonic (CO2) và số phân tử nước.
II.26. 	Hãy chọn các nội dung ở cột (II) cho phù hợp với khái niệm ở cột (I) trong các câu sau :
Cột (I)
Cột (II)
A) Hiện tượng hoá học
1. Cồn bay hơi.
B) Hiện tượng vật lí
2. Sắt cháy trong khí oxi.
C) Phản ứng hoá học
3. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
D) Phương trình hoá học
4. Sắt nặng hơn nhôm.
5. ở nhiệt độ cao một số kim loại có trạng thái lỏng.
6. Sắt bị gỉ trong không khí ẩm.
C. Đề kiểm tra
1. Đề 15 phút
 Đề số 1
	Câu 1 (4 điểm) :
	1. Cho quá trình sau :
Đường kính Nước đường Đường kính Đường nóng chảy Than 
	Giai đoạn có biến đổi hóa học là :
	A) II ;	B) III ;	C) IV ;	D) I.
	Hãy chọn câu đúng.
2. Lập phương trình hoá học của sơ đồ phản ứng sau rồi điền vào ô trống trong bảng những thông tin cần thiết :
Sơ đồ phản ứng
Chất tham gia, 
tỉ lệ số phân tử
Chất tạo thành,
 tỉ lệ số phân tử
A) Zn+H2SO4 ZnSO4 + H2
B) Al2O3+HCl AlCl3 + H2O
C) KClO3 KCl + O2
D) CaO + CO2 CaCO3
E) C + O2 CO2
Câu 2 (6 điểm) :
1. Trên hai đĩa cân để hai cốc. Cốc (1) đựng dung dịch BaCl2 và cốc (2) đựng dung dịch AgNO3. Điều chỉnh cho cân về vị trí thăng bằng. Cho vào cốc (1) 10 g Na2SO4 và cốc (2) 10 g NaCl. 
	Biết ở cốc (1) xảy ra phản ứng :
BaCl2+ Na2SO4 BaSO4¯ + 2NaCl
	ở cốc (2) xảy ra phản ứng :
AgNO3 + NaCl AgCl ¯ + NaNO3
	Hiện tượng quan sát được là :
	A) Cân không lệch về bên nào.
B) Cân lệch về bên phải.
C) Cân lệch về bên trái.
D) Cân lệch về bên trái rồi lệch về bên phải.
Chọn câu đúng.
2. Nung hỗn hợp 6 gam C và 20 gam CuO trong bình kín, sau phản ứng thu được a gam chất rắn và giải phóng 5,5 gam khí CO2.
	a) Viết phương trình hoá học của phản ứng.
	b) Tính a.
Đ ề số 2
	Câu 1 (4 điểm) :
	1. Lập các phương trình hoá học của phản ứng theo sơ đồ sau :
? 	+ 	O2 	 	Fe3O4
NaOH 	+ ? 	 	Na2SO4 + Mg(OH)2
CaCO3 	 CaO + ?
? 	+ 	HCl	 	ZnCl2 + H2
2. Chọn câu đúng trong các câu sau :
A) Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi vật thể này thành vật thể khác.
B) Trong phản ứng hoá học tổng khối lượng chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng chất sản phẩm tạo thành sau phản ứng.
C) Hiện tượng chất thay đổi trạng thái mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu gọi là hiện tượng hoá học.
	D) Hệ số trong phương trình hoá học cho biết số nguyên tử trong phân tử chất.
	Câu 2 (6 điểm) :
 Cho kim loại nhôm phản ứng vừa đủ với 7,3 g axit clohiđric HCl, sau phản ứng thu được 8,9 g chất nhôm clorua (AlCl3) và giải phóng 0,2 g khí H2.
	a) Viết phương trình hoá học của phản ứng.
	b) Tính khối lượng kim loại nhôm đã tham gia phản ứng.
Đề số 3
Điền các hệ số thích hợp để lập phương trình hoá học của sơ đồ phản ứng sau :
1.	H2 	 + O2	 	H2O
 	2.	Al 	 + O2 	 Al2O3 
3. 	 Fe 	 + HCl 	 FeCl2 + H2
4. Fe2O3 + H2 	 Fe 	 + H2O
5. 	NaOH + CuSO4 	Na2SO4 + Cu(OH)2
6. H2SO4 + KOH 	K2SO4 + H2O
7. 	AgNO3 + FeCl3 	AgCl 	 + Fe(NO3)3
8. 	CaCO3 + HCl	 CaCl2 + H2O + CO2 
9. 	CH4 	 + O2 	 CO2 	 + H2O
 	10. Fe	 + Cl2	 FeCl3
2. Đề 45 phút
Đề số 1
	Câu 1 (2 điểm) :
1. Sau đây là sơ đồ của phản ứng giữa CaCO3 và HNO3:
CaCO3 + HNO3 	 Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
Tỉ lệ số phân tử CaCO3 và HNO3 tham gia phản ứng là :
 A) 1 : 1 ;
 B) 2 : 1 ;
 C) 1 : 2 ;
 D) 1 : 3
Chọn tỉ lệ đúng.
2. Chọn hiện tượng ở cột (II) cho phù hợp với thí nghiệm ở cột (I) :
Thí nghiệm (I)
Hiện tượng (II)
A) Cho muối ăn vào nước.
B) Đốt một mẩu than.
C) Đun một cốc nước đến 100 oC.
D) Cho một mẩu vôi sống vào nước.
1. Chất rắn cháy tạo khí.
2. Chất rắn tan.
3. Chất rắn tan, có toả nhiệt.
4. Chất lỏng bay hơi.
5. Chất rắn không tan.
6. Chất lỏng đông đặc.
	Câu 2 (4 điểm) :
1. Em hãy kể tên hai phản ứng hoá học có lợi và hai phản ứng hoá học có hại trong đời sống xung quanh em :
	2. Lập phương trình hoá học của phản ứng theo sơ đồ sau :
C2H2 	+ 	O2 	 	CO2 	+ H2O
CxHy 	+ 	O2 	 	CO2 	+ H2O
FeS2 	+ 	O2 	 	SO2 	+ Fe2O3
	Câu 3 (4 điểm) :
Cho 3,1 g Na2O phản ứng vừa đủ với nước thu được 4 g chất NaOH. 
Chất NaOH cho phản ứng hoàn toàn với chất H2SO4, tạo thành chất Na2SO4 và nước.
	a) Viết các phương trình hoá học của các phản ứng.
	b) Tính khối lượng nước tham gia phản ứng.
Đề số 2
	Câu 1 (2 điểm) :
1. Chọn câu đúng trong các câu sau :
A) Đốt miếng đồng trong không khí, khối lượng miếng đồng giảm đi.
B) Nung đá vôi ở 900 oC, khối lượng chất rắn thu được tăng lên so với khối lượng đá vôi ban đầu.
	C) Đốt cháy P trong oxi làm khối lượng P giảm đi.
D) Nung nóng hợp chất C

File đính kèm:

  • docchuong 2.doc
Giáo án liên quan