Bài giảng Chương I: Este – lipit (tiết 2)
I. Về kiến thức
• HS biết
- Khái niệm về este, lipit.
- Tính chất vật lý, tính chất hoá học, ứng dụng và phương pháp điều chế của este, lipit.
- Khái niệm về chất tẩy rửa. Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa tổng hợp.
• HS hiểu
- Cấu tạo của este và chất béo.
- Cấu trúc phân tử của chất giặt rửa, cơ chế hoạt động của chất tẩy rửa.
guyên tử cacbon (từ 12C đến 24C) không phân nhánh (axit béo) gọi triglixerit hay triaxylglixerol. CTCT của lipit có thể viết: Trong đó: - R1, R2, R3 là gốc hydrocacbon mạch thẳng, có thể no hoặc không no. - R1, R2, R3 giống nhau (béo trung tính); khác nhau (béo phức tạp). - R1, R2, R3 no (béo rắn, mỡ động vật); không no (béo lỏng, dầu thực vật). Các axit béo thường gặp: C15H31COOH: axit panmitic C17H31COOH: axit linoleic C17H33COOH: axit oleic C17H35COOH: axit stearic Tính chất vật lý của chất béo - Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. - Ở nhiệt độ thường, chất béo động vật ở thể rắn (mỡ), chất béo thực vật ở thể lỏng (dầu). Tính chất hóa học của chất béo Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit 3 Phản ứng xà phòng hoá: Phản ứng xảy ra nhanh hơn và không thuận nghịch. 3 Phản ứng hiđro hóa Phản ứng OXH Dầu mỡ động thực vật để lâu thường có mùi khó chịu (hiện tượng ôi mỡ). Nguyên nhân do nối đôi C=C ở gốc axit không no trong chất béo bị OXH (OXH) chậm bởi oxi không khí tạo nên peoxit, bị phân hủy tạo thành hỗn hợp anđehit có mùi. CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Kiến thức HS biết: Cấu trúc phân tử của các hợp chất cacbohiđrat HS hiểu: - Các nhóm chức chứa trong phân tử các hợp chất monosaccarit, đisaccarit và polisaccaarit tiêu biểu. - Từ cấu tạo các hợp chất trên, dự đoán tính chất hoá học của chúng. - Từ các tính chất hoá học khẳng định cấu tạo của các hợp chất cacbohiđrat. Về kỹ năng - Viết CTCT của các hợp chất, viết các phương trình hóa học. - Kỹ năng quan sát, phân tích thí nghệm, chứng minh, so sánh, phân biệt các hợp chất cacbohiđrat. - Giải các bài toán về các hợp chất cacbohiđrat. MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CỦA CHƯƠNG Cấu trúc phân tử Glucozơ (C6H12O6) a. Dạng mạch hở Glucozơ có CTCT thu gọn là: CH2OH – CHOH – CHOH – CHOH – CHOH – CHO b. Dạng mạch vòng Dạng mạch vòng có hai dạng là: α – glucozơ β – glucozơ Hai dạng này có thể chuyển hóa cho nhau thông qua mạch hở Nhóm – OH ở vị trí số 1 gọi là – OH hemiaxetal Fructozơ (C6H12O6) a. Dạng mạch hở CTCT thu gọn: b. Dạng vòng 5 hoặc 6 cạnh có 2 đồng phân α và β Saccarozơ (C12H22O11) a-Glucozơ b-Fructozơ Tinh bột ((C6H10O5)n) Tinh bột là hỗn hợp của 2 loại polisaccarit là amilozơ và amilopectin. a. Cấu trúc của amilozơ Hình 2.1: Cấu trúc của amilozơ b. Cấu trúc amilopectin Hình 2.2: Cấu trúc của amilopectin Xenlulozơ Xenlulozơ có mạch kéo dài, không phân nhánh. Tính chất hoá học Bảng 2.1 Bảng tổng kết tính chất hoá học của các cacbohiđrat Nhóm PƯ /PƯ Glucozơ Fructozơ Saccarozơ Mantozơ Tinh bột Xenlulozơ Nhóm -CH=O + [Ag(NH3)2]OH + H2/Ni + Cu(OH)2/OH- + dd Br2 + [Ag(NH3)2]OH + H2/Ni + Cu(OH)2/OH- + [Ag(NH3)2]OH + H2/Ni + Cu(OH)2/OH- Nhóm –OH hemiaxetal + CH3OH/HCl + CH3OH/HCl + CH3OH/HCl Nhóm chức poliancol + Cu(OH)2 + Cu(OH)2 + Cu(OH)2 + Cu(OH)2 + [Cu(NH3)4](OH)2 + HNO3 đ/H2SO4 đ Phản ứng thuỷ phân + H2O/H+ hoặc enzim + H2O/H+ hoặc enzim + H2O/H+ hoặc enzim + H2O/H+ hoặc enzim Phản ứng màu + I2 CHƯƠNG 3: AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Về kiến thức HS biết: - Phân loại amin, danh pháp của amin. - Ứng dụng và vai trò của amino axit. - Khái niệm về peptit, protein, enzim, axit nucleic và vai trò của chúng trong cuộc sống. - Cấu trúc phân tử và tính chất cơ bản của protein. HS hiểu: - Cấu tạo phân tử, tính chất, ứng dụng và điều chế amin. - Cấu trúc phân tử và tính chất hoá học cơ bản amino axit Về kỹ năng - Gọi tên danh pháp thông thường và danh pháp quốc tế các hợp chất amin, aminoaxit. - Viết chính xác các phương trình hóa học. - Quan sát phân tích các thí nghiệm chứng minh, so sánh phân biệt amin, aminoaxit, peptit và protein. - Giải các bài tập về hợp chất amin, aminoaxit, peptit và protein. MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CỦA CHƯƠNG AMIN Khái niệm và phân loại Amin là những hợp chất hữu cơ được tạo ra khi thay thế một hoặc nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hoặc nhiều gốc hiđrocacbon. Phân loại: 2 cách phân loại - Theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon: amin thơm (C6H5NH2), amin béo (C2H5NH2), amin dị vòng. - Theo bậc amin: amin bậc 1 (CH3NH2), amin bậc 2 ((CH3)2NH), amin bậc 3 ((CH3)3N). Tính chất vật lý - Các metylamin và etylamin là những chất khí mùi khó chịu, độc, dễ tan trong nước. Các amin đồng đẳng cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn. - Anilin là chất lỏng, không màu, rất độc, ít tan trong nước. Tính chất hóa học Tính chất của nhóm amin Tính bazơ CH3NH2 + H2O [CH3NH3]+ + OH- CH3NH2 + HCl → [CH3NH3]+Cl- (metylamoni clorua) C6H5NH2 + HCl → [C6H5NH3]+Cl- (phenylamoni clorua) Tính bazơ giảm theo thứ tự sau: C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < C2H5NH2 < (CH3)2NH Phản ứng với axit nitrơ C2H5NH2 + HNO2 → C2H5OH + N2 + H2O C6H5NH2 + HNO2 + HCl [C6H5N2]+Cl- + 2H2O Phenylđiazoni clorua (muối điazoni) Phản ứng ankyl hoá thay thế nguyên tử H của nhóm –NH2 C2H5NH2 + CH3I → C2H5NHCH3 + HI Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin Điều chế Thay thế nguyên tử H của phân tử NH3 Khử hợp chất nitro (bằng H nguyên tử mới sinh) AMINO AXIT Định nghĩa và cấu trúc phân tử Định nghĩa: Amino axit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử chứa đồng thời nhóm cacboxyl (-COOH) và nhóm amino (-NH2). Cấu trúc phân tử: Nhóm -COOH và nhóm -NH2 trong amino axit tương tác với nhau tạo ra ion lưỡng cực, ion này nằm cân bằng với dạng phân tử. dạng phân tử dạng ion lưỡng cực Tính chất vật lý Các amino axit là các chất rắn không màu, vị hơi ngọt, nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan trong nước Tính chất hóa học Tính chất lưỡng tính - Tác dụng với axit: H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH - Tác dụng với bazơ: H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O Tính axit – bazơ của dung dịch amino axit - Với dung dịch glixin: Dung dịch có môi trường gần trung tính. - Với dung dịch axit glutamic: Dung dịch này có môi trường axit. Kết luận: Với aminoaxit có CTTQ: (H2N)xR(COOH)y. +) Nếu x = y: dung dịch có môi trường trung tính (pH ≈ 7) +) Nếu x > y: dung dịch có môi trường bazơ (pH > 7) +) Nếu x < y: dung dịch có môi trường axit (pH < 7) Phản ứng este hoá của nhóm –COOH H2NCH2COOH + C2H5OH H2NCH2COOC2H5 + H2O Phản ứng của nhóm – NH2 với HNO2 H2NCH2COOH + HNO2 → HOCH2COOH + N2↑ + H2O Phản ứng trùng ngưng PEPTIT Định nghĩa và phân loại Định nghĩa: Peptit là những hợp chất polime được hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều phân tử a-amino axit. Liên kết peptit : nhóm –CO –NH–. Phân loại: Tuỳ theo số lượng đơn vị amino axit chia ra: đipeptit, tripeptit và polipeptit. Khi số phân tử amino axit tạo ra peptit tăng lên n lần thì số lượng đồng phân tăng nhanh theo n giai thừa (n!). Tính chất hóa học Phản ứng màu biure: Lòng trắng trứng + Cu(OH)2 ® màu tím Phản ứng thủy phân PROTEIN Định nghĩa và phân loại Định nghĩa: là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục ngàn đến vài triệu. Phân loại: gồm protein đơn giản và protein phức tạp. Tính chất vật lý - Dạng tồn tại: protein tồn tại ở 2 dạng chính là dạng sợi và dạng hình cầu. - Tính tan của protein khác nhau: protein hình sợi không tan trong nước, protein hình cầu tan trong nước. - Sự đông tụ: khi đun nóng, hoặc cho axit, bazơ, một số muối vào dd protein, protein sẽ đông tụ lại, tách ra khỏi dd. Tính chất hóa học Phản ứng thuỷ phân ...–NH–CHR1–CO–NH–CHR2–CO–NH–CHR3–CO–... + H2O ...–NH2–CHR1–COOH + NH2–CHR2 –COOH + NH2–CHR3–COOH + ... Phản ứng màu - Với HNO3: Lòng trắng trứng + HNO3đặc ® ¯ vàng. Do một số gốc amino axit có - Với Cu(OH)2: Lòng trắng trứng + Cu(OH)2 ® màu tím. CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Về kiến thức HS biết: - Các khái niệm chung về polime. - Khái niệm về các vật liệu: chất dẻo, cao su, tơ, sợi và keo dán. - Thành phần, tính chất và ứng dụng của chúng. HS hiểu: Phản ứng trùng hợp, trùng ngưng và nhận dạng được monome để tổng hợp được polime. Về kỹ năng - Phân biệt khái niệm chất dẻo, tơ tổng hợp và tơ nhân tạo, cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, keo dán tổng hợp. - Viết phương trình hóa học của phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng để tạo ra các polime. MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CỦA CHƯƠNG POLIME Định nghĩa: Polime là những hợp chất có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên. Cấu trúc: Các mắt xích của polime có thể nối với nhau thành mạch không nhánh (amilozơ), mạch phân nhánh (aminopectin) và mạng lưới (cao su lưu hóa, nhựa bakelit). Tính chất vật lý: Hầu hết polime là những chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường, một số tan được trong dung môi thích hợp cho dd nhớt. Tính chất hóa học Phản ứng giữ nguyên mạch polime Poli (vinyl clorua) Ancol poli vinylic hay poli (vinyl ancol) Phản ứng cắt mạch polime Phản ứng tăng mạch Điều chế Phản ứng trùng hợp - Định nghĩa: Quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) tạo thành phân tử lớn (polime) được gọi là phản ứng trùng hợp. (Nếu các quá trình cộng hợp các monome khác nhau thì gọi là phản ứng đồng trùng hợp) - Điều kiện: Monome tham gia phản ứng trùng hợp phải có liên kết kép hoặc vòng kém bền. Thí dụ: - Trùng hợp: - Đồng trùng hợp: Phản ứng trùng ngưng - Định nghĩa: là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ (nhỏ như H2O, ) - Điều kiện: Có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng. Thí dụ: chất phản ứng monome CHẤT DẺO Định nghĩa - Tính dẻo là tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất bên ngoài và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. - Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo. - Thành phần: polime, chất dẻo hóa, chất độn, chất màu, chất
File đính kèm:
- Kien thuc trong tam HHC12.doc