Bài giảng Chương I: Chất – Nguyên tố hoá học – Nguyên tử – Phân tử

KIẾN THỨC CẦN NHỚ:

1. Chất: là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể.

Mỗi chất có những tính chất nhất định.

2. Hỗn hợp: Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau gọi là hỗn hợp.

3. Nguyên tử: Là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích (+) và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron (e) mang điện tích (-).

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương I: Chất – Nguyên tố hoá học – Nguyên tử – Phân tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoá học ôn tập cho học sinh lớp 8
Chương I: Chất – Nguyên tố hoá học – Nguyên tử – Phân tử
I. Kiến thức cần nhớ:
1. Chất: là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể.
Mỗi chất có những tính chất nhất định.
2. Hỗn hợp: Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau gọi là hỗn hợp.
3. Nguyên tử: Là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích (+) và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron (e) mang điện tích (-).
 Hạt nhân Proton (p, +)
 Nguyên tử Nơtron ( n, không mang điện)
 Vỏ nguyên tử Electron (e, - )
- Số p = số e
- mhạt nhân mnguyên tử
 - Electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. Mỗi lớp có một số e nhất định.
 - * Số e tối đa : Lớp 1: 2e. 
 Lớp 2: 8e. 
 Lớp 3: 18e (Trong giới hạn chương trình chỉ dừng lại 8 electron)
- Nguyên tử khối: Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đ.v.C
- KL tính bằng đ.v.Cchỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử, là con số so sánh khối lượng của các nguyên tử với 1/12 khối lượng nguyên tử C. 
4. Đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 NTHH
5. Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 NTHH trở lên
6. Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
7. Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đ.v.C
8. Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác
9. Quy tắc hoá trị: AxBy - A, B : nguyên tử , nhóm nguyên tử.
 - a, b : hoá trị của A, B.
 đ x a = y b 
II. Bài tập:
Bài 1: Tìm khối lượng nguyên tử (theo gam) của các nguyên tố sau: Al, Cl, N Cu, Fe, O. Biết nguyên tử H có khối lượng mH = 1,66. 10-24 gam.
Trả lời: H = 1 đ.v.C
Al =27 đ.v.C mAl = 27 1,66. 10-24 = 4,482.10-23 (gam)
Tương tự mCl = 5,893.10-23 (gam)
 mN= 2,324.10-23(gam)
 mS= 5,312.10-23(gam)
 mCu= 1,062.10-22(gam) 
 mFe= 9,296.10-23(gam)
 mO= 2,656.10-23(gam)
Bài 2: Có 6 nguyên tố hoá học là A, B, C, D, E, F. Biết rằng:
- Nguyên tử F nặng hơn nguyên tử C vào khoảng 1,66 lần.
- Nguyên tử C nặng hơn nguyên tử D vào khoảng 1,16 lần.
- Nguyên tử D nặng hơn nguyên tử B là 1,4 lần.
- Nguyên tử B nặng hơn nguyên tử E vào khoảng 2,857 lần.
- Nguyên tử E nặng hơn nguyên tử A vào khoảng 1,166 lần.
Biết nguyên tử A có nguyên tử khối là 12 đ.v.C.
Tìm tên và KHHH của các nguyên tố nói trên.
Cho biết số p, số e, số n của từng nguyên tố.
Bài 3: Cho biết điện tích hạt nhân của các nguyên tố lần lượt là: 7+; 9+; 12+; 18+ ; 19+. Hãy hoàn thành bảng sau và vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố trên.
KHHH
Số p
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Bài 4: Điền vào ô trống trong bảng sau:
Tên NTHH
KHHH
Tổng số hạt
Số p
Số e
Số n
60
20
15
16
21
7
13
14
36
12
3
4
Bài 5: Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố X bằng 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 16 hạt. Xác định X.
Bài 6: Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố A bằng 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 12 hạt. hãy tìm điện tích hạt nhân của A và vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của A.
Bài 7: Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 42 hạt, số hạt mang điện của B nhiều hơn số hạt mang điện của A là 12 hạt.
Hỏi A, B là kim loại gì? 
Bài 8: Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 49 hạt, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Tính số hạt mỗi loại, xác định tên của X.
Bài 9: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử là 28 hạt, trong đó số hạt không mang điện xấp xỉ bằng 35,715% . Tính số hạt mỗi loại.
Bài 10: Một kim loại tạo muối nitrat M(NO3)3. Xác định công thức của muối tạo bởi kim loại M và nhóm =SO4
Bài 11: Hợp chất Cux(NO3)y có phân tử khối là 188, đồng có hoá trị II và có nguyên tử khối bằng 64. Xác định hoá trị của nhóm NO3 .
Bài 12: Cho biết công thức hoá học của hợp chất của A với O và hợp chất của B với H như sau: A2O3 và BH2. Hãy xác định công thức của A và B.	
Bài 13: Tính hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất với oxi:
Na2O, CuO, Fe2O3, SO2, SO3, N2O5, P2O3, Cr2O3, NO2, Ag2O, FeO, CO.
Bài 14: Tính hoá trị của các nhóm nguyên tử trong các axit sau:
HNO3, H2SO4, H2CO3, H3PO4, H2SO3.
Bài 15: Tính hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất với các nhóm nguyên tử sau: NaNO3, K3PO4, CaSO4, Fe2(SO4)3, Al(NO3)3, Ba3(PO4)2, MgCO3, Ag3PO4, Zn(NO3)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Na2SO3, CuSO4
Bài 16:*Viết công thức hoá học của các hợp chất tạo bởi: K, Ba, Fe(III) với
a) Clo b) S(II) c) NO3(I)
*Viết công thức hoá học của các hợp chất tạo bởi: Na, Ba với
a) HCO3 (I)	b) PO4 (III)	 c) SO4 (II)
Bài 17: Trong các công thức hoá học sau, công thức hoá học nào viết đúng, công htức hoá học nào viết sai, sửa lại công thức sai: CaCl, Na2SO4, K(OH)2, FeSO4, Ba(NO3)2, NaHCO3, Mg2CO3, AlCl3, CaPO4

File đính kèm:

  • docgiao an boi duong hoa hoc 8doc.doc
Giáo án liên quan