Bài giảng Chương 6: Kim loại kiềm - Kim loại thổ – nhôm

1. Kiến thức:

Biết:

- Vị trí, cấu hình electron nguyên tử, ứng dụng của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và một số hợp chất quan trọng của chúng.

- Tác hại của nước cứng và các biện pháp làm mềm nước.

Hiểu:

- Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm.

- Tính chất hoá học của một số hợp chất của natri, canxi, nhôm

doc17 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 6: Kim loại kiềm - Kim loại thổ – nhôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 axit: 
 CO32-+ 2H+ đH2O+CO2.
Thuỷ phân cho môi trường kiềm:
 CO32-+ HOH Û HCO3 - + OH-
b) ứng dụng 
Là nguyên liệu trong SX thuỷ tinh, xà phòng, giấy, dệt và đ/c nhiều muối khác; có trong thành phần chất tẩy rửa trong gia đình.
v. Củng cố 
- Hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa.
- Bài tập về nhà SGK & SBT HH NC 12.
Ngày soạn 18/11/2008
Tiết 47 Bài 30. kim loạI kiềm thổ 
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức
Biết:
- Vị trí, cấu hình electron, năng lượng ion hoá, số oxi hoá của kim loại kiềm thổ; một số ứng dụng của kim loại kiềm thổ.
Hiểu:
- Tính chất vật lí: nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp, khối lượng riêng tương đối nhỏ, độ cứng nhỏ. 
- Tính chất hoá học đặc trựng của kim loại kiềm là tính khử mạnh, nhưng yếu hơn kim loại kim loại kiềm, tính khử tăng dần từ Be đến Ba.
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân nóng chảy muối clorua hoặc florua 
2. Kĩ năng
- Biết thực hiện các thao tác tư duy logictheo trình tự:
Vị trí, cấu tạo nguyên tử đ tính chất chung đ phương pháp điều chế.
- Biết sử dụng các thông tin để kiểm tra dự đoán và rút ra kết luận về kim loại kiềm thổ căn cứ vào: kiến thực đã biết, thông tin ở bài học, bảng số liệu, quan sát 1 số thí nghiệm.
- Viết các PTHH
II. Chuẩn bị của thầy và trò.
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, Đèn cồn, cốc, kẹp gỗ.
- Dây Magiê, Nước cất, dung dịch CuSO4, giấy tẩm phenolphtalein.
III. phương pháp giảng dạy.
 Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề
Iv. tiến trình bài dạy.
Baứi cũ : Nêu tính chất, ứng dụng và cách điều chế NaOH? Viết PTPƯ minh hoạ
Baứi mới : Kim loại kiềm thổ gồm những nguyên tố nào? Có những tính chất gì? Có đặc điểm gì giống và khác so với kiềm thổ? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1 
- Quan sát bảng tuần hoàn, nêu vị trí nhóm kim loại kiềm thổ, đọc tên các nguyên tố trong nhóm?
- Viết cấu hình electron thu gọn của Ca, Mg, Ba?
- Quan sát bảng và rút ra nhận xét về năng lượng ion hoá, mạng tinh thể của 1 số kim loại kiềm thổ.
 Hoạt động 2 
- Qua bảng tóm tắt cấu toạ và tính chất vật lí của kim loại kiểm thổ. Rút ra nhận xét ?
 Hoạt động 3 
- Tiến hành thí nghiệm: Đốt cháy dây magie trong không khí; đưa dây magie đang cháy vào cốc nước có chứa giấy tẩm phenolphtalein . HS quan sát hiện tượng, rút ra nhận xét và viết PTPƯ giải thích?
- Hãy viết PTPƯ dưới dạng phân tử và ion rút gọn khi cho Mg tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng? Nhận xét?
- Tiến hành thí nghiệm: Cho Mg vào cốc nước nguyên chất có chứa giấy tẩm phenolphtalein . HS quan sát hiện tượng, rút ra nhận xét và viết PTPƯ giải thích?
- Hãy viết PTPƯ khi cho Mg tác dụng với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc, dung dịch CuSO4 ?
 Hoạt động 4 
- Nêu các ứng dụng của kim loại kiềm thổ?
- Nêu nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ? Viết sơ đồ điện phân và phương trình điện phân?
- Viết sơ đồ và phương trình điện phân MgCl2 nóng chảy?
I. Vị trí và cấu tạo
1. Vị trí của kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn
- Các nguyên tố kim loại kiềm thổ gồm: Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra; thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Đứng sau kim loại kiềm.
2. Cấu tạo và tính chất của kim loại kiềm thổ.
- Cấu hình electron: - ns2, có 2 electron hoá trị. 
- Số oxihoá: Trong hợp chất có số oxihoá duy nhất là: + 2.
- Thế điện cực chuẩn: E0(M2+/ M) có giá trị rất âm.
Ii. tính chất vật lí
- Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp (trừ beri)
- Khối lượng riêng tương đối nhỏ (trừ Ba).
- Độ cứng thấp.
iii. Tính chất hoá học
1. Tác dụng với phi kim.
 2 Mg + O2 2MgO
2. Tác dụng với axit.
+ Khử dễ dàng ion H+ trong dung dịch HCl, H2SO4 loãng tạo thành khí H2
3. Tác dụng với nước.
Ca, Sr, Ba tác dụng với nước ở nhiệt độ thường; Mg tác dụng chậm với nước ở nhiệt độ thường, tác dụng nhanh ở nhiệt độ cao; Be không tác dụng với nước dù ở nhiệt độ thấp hay cao.
M + 2M2O M(OH)2 + H2 
 (M là Ca, Ba, Sr)
Mg + H2O MgO + H2
- Ngoài ra, Mg còn tác dụng được với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động, H2SO4 đặc, HNO3.
 Mg + CuSO4 MgSO4 + Cu
4Mg +10HNO3 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 
 3H2O
iv. ứng dụng và điều chế.
1. ứng dụng của kim loại kiềm thổ:
2. Điều chế kim loại kiềm thổ:
- Nguyên tắc: khử ion kim loại kiềm thổthành kim loạ kiềm thổ..
- Phương pháp: Điện phân muối nóng chảy.
 K (-) MCl nc (+) A
 M 2+ Cl - 
M2++2e M 2Cl - Cl2 + 2e
* Điều chế kim loại Mg:
 K (-) MgCl2 nc (+) A
 Mg2+ Cl - 
Mg2++e Mg 2Cl - Cl2 + 2e
v. Củng cố 
- Hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa.
- Bài tập về nhà SGK & SBT HH NC 12.
Ngày soạn 18/11/2008
Tiết 48,49 Bài 31. một số hợp chất quan trọng của kim 
 loạI kiềm thổ ( Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức
Hiểu : Tính chất hoá học của các hợp chất hiđroxit, cacbonat, sunfat của canxi.
- Khái niệm, thành phần các ion trong mỗi loại nước cứng và phương pháp kết tủa để làm mềm nước cứng.
Biết : Một số ứng dụng quan trọng của hợp chất canxi.
- Tác hại của nước cứng: gây trở ngại cho đời sống và các ngành sản xuất.
- Phương pháp trao đổi ion để làm mềm nước.
2. Kĩ năng
- Biết tiến hành một số TN kiểm tra tính chất hoá học của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.
- Viết các PTHH dạng phân tử, dạng ion thu gọn minh hoạ cho tính chất của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.
- Vận dụng kiến thức đã biết về sự thuỷ phân, quan nịêm axit, bazơ , tính chất hoá học của bazơ, axit, muối... để tìm hiểu tính chất của các hợp chất.
- Biết cách nhận biết từng chất Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4 dựa vào các phản ứng đặc trưng.
II. Chuẩn bị của thầy và trò.
– Dung dịch Ca(OH)2, nước cất, dung dịch HCl, CaCO3, ống nghiệm.
III. phương pháp giảng dạy.
 Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề
Iv. tiến trình bài dạy.
1. Baứi cũ : Nêu tính chất hoá học của kim loại kiềm thổ? Cho ví dụ minh hoạ.
2. Baứi mới : Canxi có những hợp chất nào quan trọng? Có những tính chất gì? Được ứng dụng như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 
- Hãy nêu quá trình tôi vôi trong thực tế? 
- Tiến hành thí nghiệm: thổi hơi thở chứa CO2 vào dd Ca(OH)2. HS quan sát hiện tượng, giải thích? Viết các PTHH phân tử và ion thu gọn?
- Tại sao trên mặt hố vôi thường có váng? 
Hoạt động 2
- Tiến hành thí nghiệm : Cho CaCO3 tác dụng với HCl. HS quan sát nêu và giải thích các hiện tượng, viết PTHH ?
- Hãy giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động, sự xâm thực của tự nhiên ở các núi đá vôi, sự tạo thành cặn đá trong phích nước và nêu cách tẩy?
- HS quan sát SGK nêu các ứng dụng của canxicacbonat ?
Hoạt động 3
- Canxi sunfat còn có tên gọi nào ? Cho biết trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước của nó?
- Có mấy loại thạch cao, thành phần hoá học của mỗi loại như thế nào ? cách điều chế ?
- Hãy kể một số ứng dụng của canxi sunfat trong đời sống và sản xuất?
i. một số hợp chất của canxi.
1. Canxi hiđroxit, Ca(OH)2 
a) Tính chất
Ca(OH)2 chất rắn, màu trắng, ít tan trong nước.
Dung dịch Ca(OH)2 (nước vôi trong) là một bazơ mạnh.
 Ca(OH)2 ắđ Ca2+ + 2OH –
 Ca(OH)2 + 2HCl ắđ 2H2O + CaCl2
 CO2 + Ca(OH)2 ắđ CaCO3¯ + H2O
 Ca(OH)2 + 2CO2 ắđ Ca(HCO3)2
 Ca(OH)2 + Na2CO3CaCO3 + 2NaOH
b) ứng dụng.
Xây nhà cửa, khử chua...
2. Canxi cacbonat, CaCO3
a) Tính chất
CaCO3 là chất rắn màu trắng, không tan trong nước.
 CaCO3 CaO + CO2ư 
 CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2ư + H2O
 CaCO3 + CO2 + H2O D Ca(HCO3)2
b) ứng dụng
( SGK)
3. Canxi sunfat CaSO4
a) Tính chất
CaSO4 là chất rắn, màu trắng, tan ít trong nước.
- Thạch cao sống: CaSO4.2H2O
- Thạch cao nung: CaSO4.0,5H2O 
 hoặc CaSO4.H2O
- Thạch cao khan: CaSO4
Thạch cao khan không tan, không tác dụng với nước.
b) ứng dụng
 Thạch cao nung + H2O Thạch cao sống
 Dãn nở thể tích, rất ăn khuôn
 đúc tượng, bó bột khi gãy xương, làm phấn...
v. Củng cố 
* Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là một quá trình hoá học kéo dài hàng trăm triệu năm. Phản ứng hoá học nào biểu diễn quá trình hoá học đó?
A. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2ư + H2O
B. Mg(HCO3)2 MgCO3 + CO2ư + H2O
C. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2
D. MgCO3 + CO2 + H2O Mg(HCO3)2
- Hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa.
- Bài tập về nhà SGK & SBT HH NC 12.
Ngày soạn 18/11/2008
Tiết 49 Bài 31. một số hợp chất quan trọng của kim 
 loạI kiềm thổ ( Tiết 2)
I. tiến trình bài dạy.
1. Baứi cũ : Nêu tính chất và ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3? Cho ví dụ minh hoạ.
2. Baứi mới : Trong thực tế, ở nhiều vùng, khi giặt quần áo bằng xà phòng có rất ít bọt và vết bẩn trên quần áo không sạch. Trong đáy ấm đun nước hoặc phích đựng nước sôi thường có cặn trắng. Tại sao lại có hiện tượng này? Nội dung bài hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp những vấn đề này?
Hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
- Thế nào là nước cứng?
- Có mấy loại nước cứng, thành phần hoá học của chúng như thế nào? Trong đó có chứa các ion nào?
Hoạt động 2
- Hãy nêu các tác hại của nước cứng?
Hoạt động 3
- Từ khái niệm nước cứng, nước mềm, hãy thử nêu nguyên tắc làm mềm nước?
- Từ tính chất của các chất cụ thể, thành phần hoá học của nước có tính cứng tạm thời và vĩnh cửu, hãy thử nêu biện pháp cụ thể băng phương pháp hoá học để làm mềm nước có tính cứng tạm thời và vĩnh cửu?
- HS đọc SGK nêu phương pháp trao đổi ion?
I. Nước cứng
1. Nước cứng.
 Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên gọi là nước mềm.
2. Phân loại nước cứng
a) Nước có tính cứng tạm thời :
b) Nước có tính cứng vĩnh cửu:
c) Nước có tính cứng toàn phần: 
3. Tác hại của nước cứng.
Nước cứng gây nhiều tác hại cho đời sống. Thí dụ: dùng nước cứng để tắm giặt sẽ không sạch, làm quần áo chóng hỏng.
- Nước cứng gây tác hại cho các ngành sản xuất. Thí dụ: tạo cặn, lãng phí nhiên liệu, tắc đường ống nước nóng
4. Các biện pháp làm mềm nước cứng
Nguyên tắc: Làm giảm nồng độ các cation Ca2+, Mg2+ trong nước cứng.
a) Phương pháp kết tủa
- Làm mềm nước có tính cứng tạm thời
Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2
Mg(HCO3)2 MgCO3 + H2O + CO2
Ca(HCO3)2+Ca(OH)22CaCO3+2 H2O
- Làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu
 Ca2+ + CO32- CaCO3

File đính kèm:

  • docHoa hoc nang cao 12 Tiet 45 52.doc