Bài giảng Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ , nhôm (tiết 2)

Kiến thức :

Hs biết :

-Vị trí , cấu tạo , tính chất của kim loại kiềm , kim loại kiềm thổ, nhôm.

-Tính chất và ứng dụng một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm , kim loại kiềm thổ, nhôm.

Phương pháp điều chế kim loại kiềm , kim loại kiềm thổ, nhôm.

HS hiểu :

 

doc16 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ , nhôm (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Yêu cầu HS lấy thí dụ và viết pthh để minh hoạ tính khử mạnh của kim loại nhómIIA.
-tác dụng với phi kim ( halogen, oxi, lưu huỳnh ).
Tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng .
Tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc .
Tác dụng với H2O.
Hoạt động 4 :
Tìm hiểu tính chất và ứng dụng một số hợp chất của canxi .
Tìm hiểu tính chất và ứng dụng của Ca(OH)2.
Canxi hiđroxit ( vôi tôi ) là hợp chất quen thuộc với một số học sinh , nhất là học sinh ở các vùng có nghề nung vôi , vì vậy GV có thể dựa vào kiến thức thực tế của HS để xây dựng bài học .
Tìm hiểu tính chất và ứng dụng của CaCO3 :
Đá vôi cũng là vật liệu quen thuộc đối với hs vì vậy cũng cần khai thác những kiến thức thực tế của hs để xây dựng bài học .
Gv hướng dẩn hs dựa vào phản ứng để giải thích các hiện tượng tự nhiên như cặn trắng trong ấm đun nước, thạch nhũ trong các hang động ,
Hoạt động 5 :
Tìm hiểu tính chất và ứng dụng của CaSO4.
Gv giới thiệu về thạch cao sống và thạch cao nung.
Bổ sung những ứng dụng của CaSO4 mà học sinh chưa biết.
Hoạt động 6 :
Tìm hiểu khái niệm nước cứng 
Gv nêu vấn đề: vì sao nước tự nhiên thường chứa một lượng nhỏ các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 , CaSO4 CaCl2?
Gv giới thiệu nước cứng và nước mềm .
Hoạt động 7:
Tìm hiểu về tác hại của nước cứng ?
Dùng phương pháp đàm thoại để HS có thể rút ra được tác hại của nước cứng đối với sinh hoạt (nấu ăn , giặt rửa,) và với sản xuất công nghiệp (đường ống dẩn nước )
Hoạt động 8:
Tìm hiểu về cách làm mềm nước cứng.
Phương pháp kết tủa :
Yêu cầu hs viết pthh của phản ứng xảy ra khi đun sôi nước có tính cứng tạm thời .
Yêu cầu hs viết pthh của phản ứng xảy ra khi cho Ca(OH)2 và Na2CO3 vào nước có tính cứng toàn phần .
Phương pháp trao đổi ion :
Gv giới thiệu phương pháp trao đổi ion để làm mềm nước cứng.
Hoạt động 9:
Nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch
Yêu cầu hs viết pthh để nắm vững các phản ứng xảy ra, giúp nhận biết các ion trên .
A.KIM LOẠI KIỀM THỔ
I/Vị trí trong HTTH ,cấu hình electron nguyên tử :
Gồm có : Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra.
Thuộc nhóm IIA.
II/ Tính chất vật lý:
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp (trừ Be)
Độ cứng cao hơn kim loại kiềm nhưng chúng là những kim loại mềm hơn nhôm .
Khối lượng riêng tương đối nhỏ là những kim loại nhẹ hơn nhôm (trừ Ba)
III/ Tính chất hoá học :
+ Cấu tạo : có hai e- lớp ngoài cùng 
 Bán kính nguyên tử tương đối lớn
=> Nó là những chất khử mạnh.
Trong các hợp chất chúng có số oxi hoá là +2.
1/ Tác dụng với phi kim :
Khi đốt nóng , tất cả các kim loại PNC nhóm II đều cháy trong không khí và tạo thành oxit.
2M + O2 ® 2MO.
2/ Tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng
M + H2SO4 ® MSO4 + H2 .
Với HNO3 loãng, H2SO4đặc : Các kim loại này có thể khử N+5 ® N-3, S+6 ® S-2.
4M+10HNO3® 4M(NO3)2 +NH4NO3+ 3H2O 
3/ Tác dụng với nước :
Ơû nhiệt độ thường Be, không phản ứng , Mg khử chậm, các kim loại còn lại khử nước mạnh mẽ tạo dung dịch bazơ :
M + 2H2O ® M(OH)2 + H2
B.MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA CANXI.
I/ Canxi hiđroxit : còn gọi là vôi tôi
Chất rắn, ít tan trong nước dung dịch Ca(OH)2 còn gọi là nước vôi.
Tác dụng với axit , oxit axit:
Ca(OH)2 + 2HCl ® CaCl2 + 2H2O
Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 + H2O
CaCO3 tạo ra là chất rắn không tan điều này giải thích việc dùng vữa để xây dựng nhà cửa 
Tác dụng với muối :
Ca(OH)2 +Na2CO3 ® CaCO3 ¯ + 2NaOH
2.Canxi cacbonat: còn gọi là đá vôi
Chất rắn , màu trắng, không tan trong nước, bị phân huỷ ở nhiệt độ khoảng 10000C
CaCO3 ® CaO + CO2.
Ơû nhiệt độ thường, CaCO3 tan dần dần trong nước có chứa CO2 .
CaCO3 + H2O + CO2 Ca (HCO3)2.
CaCO3 dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi sống , đất đèn 
IV/ Canxi sunfat : CaSO4
Còn gọi là thạch cao, chất rắn, màu trắng , ít tan trong nước.
Tuỳ theo lượng nước kết tinh ta có 3 loại:
CaSO4.2H2O thạch cao sống.
2CaSO4.H2O thạch cao nung nhỏ lửa.
CaSO4 thạch cao khan
Thạch cao được dùng để đúc tượng làm chất kết dính trong vật liệu xây dựng .
C. NƯỚC CỨNG
I/ Khái niệm :
Nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ gọi là nước cứng.
Nước không chứa hoặc chứa ít những ion trên gọi là nước mềm.
II/ Phân loại :
Có ba loại :
1/ Nước cứng tạm thời :
 Là nước có chứa ion hiđrocacbonat (HCO3- ) của các muối Ca(HCO3)2 , Mg(HCO3)2.
2/ Nước cứng vĩnh cữu :
Là nước có chứa ion clorua hoặc sunfat hoặc cả hai của các muối canxi và magiê.
3/ Nước cứng toàn phần: gồm cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu
III/ Tác hại của nước cứng :
Gây lãng phí xà phòng.
Làm thực phẩm lâu chín, giãm mùi vị .
Tạo lớp cặn trong nồi hơi gây lãng phí nhiên liệu và không an toàn.
=>vì vậy việc làm mềm nước trước khi dùng có một ý nghĩa hết sức quan trọng.
IV/ Cách làm mềm nước cứng :
Nguyên tắc : giãm nồng độ các ion Ca2+, Mg2+ trong nước bằng cách chuyển những ion tự do này vào hợp chất không tan ,hoặc thay thế chúng bằng những cation khác.
Có 2 phương pháp : phương pháp kết tủa và phương pháp trao đổi ion.
1/ Phương pháp kết tủa:
Đối với nước cứng tạm thời ta có thể đun nóng trước khi dùng.
Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2
Lọc bỏ chất không tan ta được nước mềm.
Hoặc dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ
Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 ® 2CaCO3 + 2H2O
Đối với nước cứng vĩnh cữu và nước cứng tạm thời ta có thể dùng dung dịch Na2CO3 .
CaSO4 + Na2CO3 ® CaCO3 ¯ + Na2SO4
 Ca(HCO3)2+Na2CO3®CaCO3¯+ 2 NaHCO3
2/ Phương pháp trao đổi ion :
Cho nước cứng đi qua chất trao đổi ion , chất này sẻ hấp thụ các ion Ca2+, Mg2+ và thế vào đó là ion H+, Na+ ta được nước mềm.
V/ Nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch 
Dùng dung dịch muối chứa CO32- để tạo ra kết tủa sau đó dùng CO2 dư cho vào kết tủa sẽ tan chứng tỏ có mặt của Ca2+ hoặc Mg2+.
Củng cố: hướng dẩn làm các bài tập 2,4,5,6 trang 119 sgk
Ngày soạn :	 Tuần :24
Ngày giảng :	 Tiết : 48
BÀI 28 :LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ
VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1/Kiến thức:
Củng cố , hệ thống hoá kiến thức về kim loại kiềm , kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng.
2/ Kĩ năng :
Rèn kĩ năng giải bài tập về kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ .
II/ CHUẨN BỊ :
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học .
Bảng phụ ghi một số hằng số vật lí quan trọng của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ.
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1/ ổn định lớp :
2/ Bài củ :
3/ Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 :
Củng cố kiến thức về vị trí và cấu tạo .
-Dùng bảng tuần hoàn cho HS nhắc lại vị trí của nhómIA, IIA . Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA.
-Giải thích nguyên nhân tính khử rất mạnh của nhóm IA tạo ra số oxi hoá +1 và tính khử mạnh của nhóm IIA tạo ra số oxi hoá +2.
Hoạt động 2:
Củng cố quy luật biến đổi tính chất vật lí .
-Dùng bảng ghi một số hằng số vật lí quan trọng của kim loại nhóm IA và IIA để học sinh nhận xét , rút ra kết luận .
-Yêu cầu HS so sánh nhiệt độ nóng chảy , nhiệt độ sôi , khối lượng riêng các đơn chất của nguyên tố nhóm IA và IIA , nhận xét , rút ra kết luận .
Hoạt động 3 :
Củng cố kiến thức về các hợp chất : NaOH , NaHCO3 , Na2CO3, KNO3, Ca(OH)2,CaCO3, CaSO4 .H2O.
Yêu cầu HS tìm thí dụ phản ứng minh hoạ cho những tính chất tiêu biểu của các hợp chất trên .
Hoạt động 4 :
Củng cố kiến thức về nước cứng . Dùng bài số 3 SGK.
KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
1/ Kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ :
Vị trí
Cấu hình
Tính chất
Điều chế 
Kl kiềm
IA
ns1
Khử mạnh
Điện phân 
Kl kiềmthổ
IIA
ns2
Khử mạnh
Điện phân
2/ Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm:
NaOH : Là một bazơ mạnh , tan nhiều trong nước và toả nhiệt .
NaOH ® Na+ + OH- .
NaHCO3 : Có tính chất lưỡng tính , kém bền với nhiệt .
Na2CO3 : là muối của axit yếu , có đầy đủ tính chất chung của muối .
2KNO3 ® 2KNO2 + O2 .
3/ Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ :
Ca(OH)2 : là bazơ mạnh , dể dàng tác dụng với CO2 .
CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + H2O 
CaCO3 : 
CaCO3 ® CaO + CO2 .
Ca(HCO3)2 : 
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O.
CaSO4 ( canxi sunfat , còn gọi là thạch cao ) 
4/ Nước cứng :
a/ Khái niệm:
nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+, nước mềm là nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên .
b/ Phân loại :
Nước có tính cứng tạm thời , Nước có tính cứng vĩnh cửu, Nước có tính cứng toàn phần .
c/ cách làm mềm nước cứng :
-Phương pháp kết tủa.
-Phương pháp trao đổi ion .
Cũng cố : Hướng dẩn học sinh giải các bài tập 1,2,3,4,5,6 trang 132 sgk.
Ngày soạn :	 Tuần :25
Ngày giảng :	 Tiết : 49,50
Bài 27 : NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM .
I /MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Biết vị trí của nhôm trong HTTH, biết cấu tạo nguyên tử và viết cấu hình electtron và số electron hoá trị của nhôm.
Biết những tính chất vật lý quan trọng của nhôm, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt , nhẹ, mềm.
Nắm được những tính chất hoá học cơ bản của nhôm là tính khử mạnh, trong các phản ứng hoá học nó dể bị oxi hoá thành ion có điện tích duy nhất là Al3+. Giải thích được tính chất

File đính kèm:

  • docchuong 6 KL KIEM.doc
Giáo án liên quan