Bài giảng Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime

Chương 5 có thời lượng 16 tiết, trong đó có 11 tiết lí thuyết, 1 tiết luyện tập, 2tiết ôn tập cuối năm, 2 tiết thực hành ; 11 tiết lí thuyết được chia thành 9 bài học.

A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về một số hợp chất quan trọnggồm :

- Hợp chất có nhóm chức quan trọng (rượu etylic, axit axetic, chất béo).

- Hợp chất thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với đời sống con người (gluxit, protein).

- Một số polime có nhiều ứng dụng trong thực tiễn (chất dẻo, tơ, cao su).

 

doc19 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
l, 18 ml, 12 ml rượu etylic nguyên chất.
b) Số mililit rượu etylic có trong 500 ml rượu 45o là = 225 (ml).
c) Vậy số mililit rượu 25o thu được từ 500 ml rượu 45º là 100 = 900 (ml) hay 0,9 lít.
5. PTHH của phản ứng đốt cháy rượu etylic :
C2H5OH + 	3O2 	2CO2 + 3H2O
1 mol	 	3 mol 	 	2 mol
0,2 mol 	y mol 	 	x mol
 Số mol rượu etylic : = 0,2 (mol).
Theo phản ứng số mol CO2 tạo ra là x = = 0,4 (mol).
Vậy = 0,4 22,4 = 8,96 (lít).
Số mol O2 cần dùng cho phản ứng là = 0,6 (mol).
Thể tích oxi cần dùng ở đktc là 0,6 22,4 = 13,44 (lít).
Vậy thể tích không khí cần dùng là = 67,2 (lít).
Bài 45 (2 tiết)
Axit axetic
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
- Nắm được công thức cấu tạo, tính chất lí học, tính chất hoá học và ứng dụng của axit axetic.
- Biết nhóm - COOH là nhóm nguyên tử gây ra tính axit.
- Biết khái niệm este và phản ứng este hoá.
2. Kĩ năng
- Viết được phản ứng của axit axetic với các chất, củng cố kĩ năng giải bài tập hữu cơ.
B. Những thông tin bổ sung
- Axit axetic ở điều kiện thường là chất lỏng, hoá rắn ở 16,6oC, axit axetic bay hơi mạnh, thực tế khi mở lọ axit axetic ta thấy có mùi chua. Khi đốt, hơi axit axetic có thể cháy tạo ra CO2 và nước.
- Dung dịch axit axetic loãng không gây nguy hiểm, nhưng dung dịch axit axetic đặc có thể gây bỏng nặng khi rơi vào da.
- Axit axetic là một axit yếu nhưng tính axit của nó mạnh hơn axit cacbonic, vì vậy nó dễ dàng phản ứng với muối cacbonat giải phóng khí CO2.
- Phản ứng este hoá là phản ứng thuận nghịch, để phản ứng xảy ra nhanh và đạt hiệu suất cao hơn, người ta dùng axit sunfuric đặc làm chất xúc tác, đồng thời hút nước để phản ứng chuyển dịch về phía tạo ra este. 
- Độ tan của este trong nước muối nhỏ hơn trong nước, vì vậy có thể cho nước muối vào ống đựng sản phẩm thu được để quan sát sản phẩm được rõ hơn.
- Axit axetic được sản xuất từ etilen và từ butan theo các PTHH sau :
Từ etilen : 2CH2 = CH2 + O2 2CH3 - CH = O
 2CH3CH = O + O2 2CH3COOH
Từ n - butan :
2CH3 - CH2 - CH2 - CH3 + 5O2 4CH3COOH + 2H2O
C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Mô hình phân tử axit axetic.
- Dd phenolphtalein, CuO, Zn, Na2CO3, rượu etylic.
- CH3COOH, dung dịch NaOH, axit sunfuric đặc.
D. Tổ chức dạy học
I - Tính chất vật lí 
HS quan sát và tiến hành thí nghiệm hoà tan axit axetic vào nước, nhận xét. Để thấy được vị chua, không cho HS nếm axit axetic mà gợi ý cho HS biết giấm ăn chính là dung dịch axit axetic để từ đó HS rút ra nhận xét.
II - Cấu tạo phân tử 
Hướng dẫn HS lắp mô hình phân tử axit axetic, nhận xét đặc điểm công thức cấu tạo. ở đây GV có thể nêu sự giống và khác nhau giữa rượu etylic và axit axetic. Từ đó nêu bật lên nhóm - COOH là nhóm nguyên tử gây nên tính axit.
III - Tính chất hoá học 
- Tính axit : HS tiến hành các thí nghiệm như SGK đã nêu, quan sát, nhận xét (cần nhắc HS ghi lại các hiện tượng quan sát được vào giấy theo một mẫu có sẵn.) Sau đó GV bổ sung và kết luận. Cần chú ý hướng dẫn HS khi làm thí nghiệm axit axetic với dung dịch NaOH và nên cho từ từ từng giọt axit vào ống nghiệm và quan sát.
- Phản ứng este hoá : HS quan sát thí nghiệm, nhận xét độ tan, mùi của sản phẩm tạo thành. GV có thể đưa ra các gợi ý để định hướng cho HS khi nhận xét.
IV - ứng dụng 
GV nêu một cách khái quát axit axetic được dùng để pha giấm ăn và là nguyên liệu trong công nghiệp, sau đó yêu cầu HS nêu thí dụ.
V - Điều chế 
Gợi ý cho HS phát biểu về phương pháp điều chế giấm ăn, sau đó GV giới thiệu các phương pháp khác để điều chế axit axetic. 
GV có thể viết một số nguyên liệu lên bảng và hỏi HS : Giấm ăn được điều chế từ loại nguyên liệu nào ?
E. hướng dẫn giải bài tập trong sgk
1. a) Axit axetic là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.
b) Axit axetic là nguyên liệu để điều chế dược phẩm, phẩm nhuộm, chất dẻo, tơ nhân tạo v.v...
c) Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2 - 5%.
d) Bằng cách oxi hoá butan với chất xúc tác thích hợp người ta thu được axit axetic.
2. Tác dụng được với Na : a, b, c, d.
 Tác dụng được với NaOH : b, d.
 Tác dụng được với Mg : b, d.
3. Câu d.
4. Trường hợp a có tính axit vì trong phân tử có nhóm COOH.
5. Các chất tác dụng được với axit axetic là : ZnO, KOH, Na2CO3, Fe.
6. PTHH của phản ứng điều chế axit axetic :
 a) Từ natri axetat và axit sunfuric :
2CH3COONa + H2SO4 Na2SO4 + 2CH3COOH
 b) Từ rượu etylic :
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
7. Phản ứng của axit axetic với rượu etylic :
CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
	 Etyl axetat
Cứ 60 gam CH3COOH phản ứng hết với 46 gam C2H5OH tạo ra 88 gam CH3COOC2H5.
Theo đề bài, lượng C2H5OH là 100 gam, vậy C2H5OH dư, do đó hiệu suất phản ứng tính theo CH3COOH.
Theo lí thuyết 60 gam CH3COOH tạo ra 88 gam CH3COOC2H5.
Theo thực tế, lượng CH3COOC2H5 thu được là 55 gam.
Vậy hiệu suất phản ứng là : (55 : 88) ´ 100 = 62,5%.
8.* Gọi khối lượng dung dịch axit axetic nồng độ a% cần lấy để phản ứng hết với 100 gam dung dịch NaOH 10% là x.
Ta có số mol NaOH là : (10 ´ 100) : (100 ´ 40) = 0,25 (mol).
Phản ứng xảy ra :	CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O
 	1 mol 	 1 mol 	 	1 mol
 	0,25 mol 	0,25 mol 	0,25 mol
Vậy số mol axit cần dùng là 0,25 mol đ = 0,25 ´ 60 = 15 (gam).
Số mol muối tạo ra là 0,25 mol đ = 0,25 ´ 82 = 20,5 (gam).
Theo đề bài ta có : (a ´ x) : 100 = 15 	(I)	
Mặt khác 20,5 : (100 + x) ´ 100 = 10,25 	(II)
Từ (II) ị x = 100 thay x vào (I) đ a = 15%.
Bài 46 (1 tiết)
	Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
A. Mục tiêu của bài học 
1. Kiến thức
- Nắm được mối liên hệ giữa hiđrocacbon, rượu, axit và este với các chất cụ thể là etilen, rượu etylic, axit axetic và etyl axetat.
2. Kĩ năng
- Viết các PTHH theo sơ đồ chuyển đổi giữa các chất.
B. Tổ chức dạy học 
Để dạy bài này GV có thể viết tên các chất lên bảng, sau đó yêu cầu HS thực hiện các công việc như : Viết công thức phân tử, công thức cấu tạo của các chất. Tiếp theo, GV yêu cầu HS cho biết từ một chất, ví dụ etilen có thể điều chế được chất nào trong các chất sau : Rượu etylic, axit axetic, từ đó hình thành sơ đồ liên hệ. Yêu cầu HS viết PTHH minh hoạ theo sơ đồ đã được lập.
Nếu có điều kiện, GV có thể cắt sẵn các mẩu giấy, trên đó ghi sẵn tên các chất và chuẩn bị các mũi tên bằng các bìa cứng. Sau đó, yêu cầu HS sắp xếp thành mối liên hệ giữa các chất.
C. hướng dẫn giải bài tập trong sgk
(B) : CH3COOH
1. a) (A) : C2H4 b) 	(D ) : 
 	 	(E) : ... - CH2 - CH2 - CH2 - CH2- CH2 - CH2 - ...
 	(Chưa yêu cầu HS viết dạng tổng quát)
2. Hai phương pháp là :
a) Dùng quỳ tím : Axit axetic làm quỳ tím hoá đỏ.
 Rượu etylic không làm đổi màu quỳ tím.
b) Dùng Na2CO3 (hoặc CaCO3) : 	CH3COOH cho khí CO2 thoát ra.
 	C2H5OH không có phản ứng.
3. Chất C vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với Na2CO3. Vậy C là axit và trong phân tử phải có nhóm - COOH. Vậy trong 3 chất đó thì chất C là C2H4O2, chất A tác dụng được với natri nên trong 2 chất còn lại, A phải là : C2H6O.
Chất B không tác dụng với natri và không tan trong nước.
Công thức cấu tạo	A : C2H6O 	; 	CH3CH2OH.
 	B : C2H4 	; CH2 = CH2.
 	C : C2H4O2 	; CH3- COOH.
4. Đốt cháy A thu được CO2 và H2O. Vậy A chứa cacbon, hiđro và có thể có oxi.
 	 mC = ´ 12	 = 12 (gam).
 	 mH = ´ 2	 = 3 (gam).
Theo đề bài, ta có mO = mA - mC - mH đ mO = 23 - 12 - 3 = 8 (gam).
Trong A có 3 nguyên tố C, H, O và có công thức CxHyOz.
 = đ x = 2
Theo đề bài, ta có : , vậy MA = 46.
 Cứ 23 gam A có 12 gam cacbon 
 46 gam A có 12x gam cacbon 
Tương tự ta có 	y = 6, z = 1.
Vậy công thức của A là C2H6O.
5. Phản ứng của etilen với H2O :
C2H4 + H2O CH3 - CH2OH
Số mol etilen = = 1 (mol).
Theo PTHH, cứ 1 mol etilen khi phản ứng hết với nước tạo ra 1 mol rượu etylic.
Vậy theo lí thuyết, số mol rượu etylic tạo ra là 1 mol (tính theo etilen vì nước dư) hay 1 ´ 46 = 46 (gam).
Thực tế lượng rượu thu được là 13,8 gam.
Vậy hiệu suất phản ứng là ´ 100% = 30%.
Bài 47 (1 tiết)
Chất béo
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
- Nắm được định nghĩa chất béo.
- Nắm được trạng thái tự nhiên, tính chất lí học, hoá học và ứng dụng của chất béo.
- Viết được công thức phân tử của glixerol, công thức tổng quát của chất béo.
2. Kĩ năng
- Viết được PTHH của phản ứng thuỷ phân của chất béo (ở dạng tổng quát).
B. Những thông tin bổ sung
- ở nhiệt độ phòng chất béo lấy từ động vật (mỡ) thường ở trạng thái rắn (mỡ lợn, mỡ bò, mỡ cừu...). Chất béo loại này chứa chủ yếu các gốc axit cacboxylic no. Có một số chất béo lấy từ động vật ở trạng thái lỏng (dầu cá...) do có số gốc axit không no tăng lên.
Các chất béo lấy từ thực vật (dầu mỡ thực vật) hầu hết ở trạng thái lỏng, như dầu vừng (mè), dầu lạc (đậu phộng), dầu cám... các chất béo này chứa chủ yếu các gốc axit không no.
Phản ứng thuỷ phân của chất béo bằng dung dịch kiềm hoặc axit đều xảy ra chậm ngay cả khi đun nóng. 
C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ một số loại thức ăn, trong đó có loại chứa nhiều chất béo (đậu, lạc, thịt, bơ...).
- Dầu ăn, benzen, nước.
- ống nghiệm.
D. Tổ chức dạy học
I - chất béo có ở đâu ?
Cho HS quan sát tranh vẽ một số loại thức ăn, sau đó đặt câu hỏi : Những loại thực phẩm nào chứa nhiều chất béo ? (Chỉ yêu cầu HS phân thành các nhóm chứa nhiều, chứa ít và không chứa chất béo.)
II - chất béo có tính chất vật lí quan trọng nào ?
Dựa trên kiến thức thực tiễn của HS, GV nêu câu hỏi cho HS dự đoán về tính chất lí học của chất béo, sau đó làm thí nghiệm minh hoạ.
III - chất béo có thành phần và cấu tạo như thế nào ?
Từ sự khác nhau về trạng thái của dầu ăn và mỡ ở điều kiện thường, GV đặt vấn đề so sánh thành phần của dầu ăn và mỡ ăn, từ đó nêu thành phần, cấu tạo của chất béo.
IV - chất béo có tính chất hoá học quan trọng nào ?
Vì các thí nghiệm thuỷ phân chất béo bằng kiềm hoặc axit đều đòi hỏi nhiều thời gian nên không tiến hành các thí nghiệm này trên lớp. Khi dạy phần này GV có thể nêu vấn đề : Cơ thể chúng ta hấp thụ chất béo như thế nào ? (Điều này đã được học trong Sinh học). Sau đó, GV nêu các phản ứng thuỷ phân của chất béo. Cần nhấn mạnh phản ứng xà phòng hoá cũng là phản ứng thuỷ phân và xảy ra dễ dàng hơn. 
V - Chất béo có ứng dụng gì ? 
GV hỏi

File đính kèm:

  • dochoa6.doc